Ở góc ngã tư, một người đàn ông đứng tuổi vẫy tay hỏi chị. Chị nói lớn: 'Xe tôi hư không nổ máy'. Anh leo lên chiếc xe của mình chạy nhanh đến bên chị.Vá xe miễn phí
Chúng tôi chứng kiến sự việc trên tại ngã tư Quốc Phòng trong Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM (P. Đông Hòa, TX Dĩ An, Bình Dương) vào một buổi sáng. Đường vắng. Anh chạy đến bên chị vồn vã hỏi: 'Nhà chị còn xa không? Nếu chị không ngại cứ lên xe ngồi tôi đẩy về nhà cho'.
Chị lên xe, đẩy nhẹ cho xe mình lao đi. Anh từ sau, đưa chân phải vào gác chân của xe chị và tăng tốc. Cả hai xe chạy nhanh trên đường.
Hai người đi như thế suốt một đoạn đường dài gần 2km, rồi rẽ trái. Chạy thêm chừng 1km nữa họ dừng lại. 'Đến nhà tôi rồi. Cám ơn anh. Anh cho tôi gửi anh ít tiền xăng nhé'. Anh lắc đầu: 'Tôi không lấy tiền, chỉ muốn giúp chị thôi. Không riêng gì chị, ai gặp nạn tôi cũng giúp cả'.
 |
Quán vá xe miễn phí của anh Minh ở ngã tư Quốc Phòng. |
Chị vào nhà. Anh quay xe trở về chỗ cũ. Chúng tôi hỏi anh: 'Sao anh đẩy xe giúp chị ấy mà không lấy tiền'. Anh nở nụ cười hiền hậu: 'Anh nhìn xung quanh đây, nào là bảng bơm vá xe miễn phí, trên chiếc thùng phía sau xe cũng có dòng chữ này kèm theo số điện thoại. Vá xe, bơm xe miễn phí không lẽ đẩy giúp người gặp nạn một quãng đường cũng lấy tiền sao anh?'.
Tôi ngồi trên chiếc ghế đá dưới tán một cây dù còn mới tinh. Bên cạnh đó, chiếc máy bơm cũng còn rất mới. Anh nói, cả dù cả máy bơm đều của các nhà hảo tâm tặng.
'Tôi ngồi ở đây hàng chục năm rồi. Chứng kiến nhiều người khổ sở khi bị thủng bánh xe, hết xăng hay không nổ máy tôi không chịu được. Ban đầu, tôi sắm vài chiếc 'cờ lê', cây cạy bánh xe rồi mua thêm keo, miếng vá và chiếc bơm tay. Người đi đường ngang qua - đông nhất là sinh viên các trường đại học quanh đây bị bể bánh, tôi đều vá miễn phí. Tôi không lấy tiền bất cứ ai dù họ nghèo hay giàu.
 |
Chiếc xe do nhóm Kết nối yêu thương tặng anh, để anh sẵn sàng lên đường khi nhận được cuộc gọi. Trên xe lúc nào cũng có chai xăng để giúp những người hết xăng dọc đường. |
Được một thời gian, tôi nghĩ 'nếu họ bị nạn ở nơi khác thì sao?'. Thế là tôi ghi số điện thoại lên xe, trên bảng. Từ đó, dù là nửa đêm vẫn có những cuộc gọi cầu cứu và tôi chưa hề từ chối bất cứ ai.
Trường hợp những xe vết thủng lớn quá không vá được buộc lòng phải thay ruột, tôi sẵn sàng thay. Tôi chỉ lấy lại tiền vốn mua ruột, nếu người bị nạn không có để đưa cũng không sao'.
Nói rồi anh chỉ cho tôi chai xăng anh móc trên xe. 'Rất nhiều trường hợp đang đi xe hết xăng, tôi cho một ít đủ chạy đến cây xăng mà không phải dắt bộ.
Công việc tôi làm âm thầm và lặng lẽ. Vậy mà nhiều người biết đến. Cách nay không lâu nhóm Kết nối yêu thương ở Biên Hòa đã tặng cho tôi chiếc xe Wave Alpha mới tinh. Nhờ có xe này tôi có điều kiện chạy thêm xe ôm để sinh sống và cũng để kịp thời đến với những trường hợp ngộ nạn nơi xa', anh cho biết.
Giang hồ trượng nghĩa
Câu chuyện đến đây dừng lại. Anh có điện thoại. Tôi có dịp nhìn anh. Một người đàn ông không cao lắm nhưng vạm vỡ. Anh rắn chắc, nước da ngăm đen. Giọng nói chậm rãi nhẹ nhàng ...
Anh có tên là Nguyễn Văn Minh. Cả khu đô thị Đại học Quốc gia này ai cũng gọi anh là Minh 'cô đơn' bởi anh chỉ sống đơn độc một mình.
'Đến giờ này, tôi chẳng biết ai đặt cho tôi cái tên như thế. Tôi đi lạc từ năm lên 3 nên không biết cha mẹ ông bà quê quán ở đâu. Tôi lang thang ở bắc Mỹ Thuận vài năm rồi lớn dần. Tôi cũng không biết ai đã nuôi tôi lớn khôn. Chỉ biết đến năm 15 tuổi, tôi tìm đến khu Vườn Chuối ở quận 9 mà sau này là trường bắn Long Bình - nơi xử bắn các tử tội - tá túc với một nhóm giang hồ.
Cầm đầu nhóm này là anh Thái Salem. Anh còn sống và năm nay đã bước vào ngưỡng 80. Nhóm giang hồ này nuôi tôi lớn khôn, dạy cho tôi rất nhiều điều trượng nghĩa. Anh Thái thương tôi vì tôi côi cút nên đã nhiều lần trò chuyện giảng dạy đạo lý ở đời. Tôi không được đi học, không biết chữ nhưng tôi nhớ tất cả những gì anh em dạy tôi ...', Minh nói.
Anh kể tiếp, cuộc sống cứ thế trôi qua. Đến sau 1975 nhóm giang hồ của anh Thái gác kiếm. Mỗi người đi về mỗi nơi. 'Tôi có nơi nào để về đâu nên cứ bám lại nơi này. Rồi nhóm khác đến. Nhóm mới khác hẳn với nhóm anh Thái, họ bất chấp tất cả.
 |
Đồ nghề vá xe |
Tôi từng chứng kiến họ tàng trữ, buôn bán ma túy. Có lẽ đây là nguồn sống của nhóm ngoài những hành vi cướp giật. Tôi không chịu được nên đã âm thầm tố cáo với chính quyền. Kết quả, nhóm giang hồ này bị tóm gọn. Không thể tiếp tục ở nơi đây, tôi lần mò về khu vực làng đại học ...
Tôi có 15 năm để lớn, 20 năm ở trường bắn và tại đây cũng ngót nghét 20 năm. Cộng lại mới xác định được tôi đã 55 tuổi rồi. Ngẫm lại, những lời giáo huấn của các bậc đàn anh đã làm cho thiện tâm trong tôi lớn dậy. Tôi muốn làm, muốn sống cho mọi người. Niềm vui và hạnh phúc của họ cũng là của tôi. Bởi vậy khi tôi về đây chứng kiến nhiều cảnh trái tai gai mắt tôi đã không ngần ngại ra tay giúp đỡ mọi người.
Nhiều người hỏi tôi, anh không sợ chúng hại anh sao? Tôi trả lời ngay, một thân một mình sao tôi phải sợ bọn chúng. Không vợ, không con, không nhà cửa, cái mạng tôi đáng giá gì? Nếu đổi được để đem lại bình an cho mọi người tôi cũng sẵn sàng'.
Chúng tôi tìm đến anh cũng vì những lời kể của các em sinh viên, của người dân xung quanh. Ai cũng thương anh, quý mến anh. Họ xem anh như một tấm gương sáng mặc dù anh rất nghèo. Anh không được học hành nhưng những hành động của anh ít ai làm được...
(còn nữa)

Xúc động tình yêu của cặp đôi nguyện nắm tay nhau trọn hết đoạn đường đời
Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu, bên nhau suốt mấy chục năm, cùng đi qua bão giông tuổi trẻ. Giờ với ông bà, thứ quý giá chính là khoảnh khắc bình yên và cái nắm tay lúc tuổi già.
" alt=""/>Minh cô đơn, gã giang hồ Sài Gòn được cả Làng đại học kính nể là ai

 |
Ông Trương Văn Tiệp, 90 tuổi. |
Ông vẫn thiêm thiếp. Chị đến bên cạnh chúng tôi, nhìn ông cho biết: 'Ba tôi bệnh cả tháng nay. Nhập viện, mới bớt được chút ít nhưng chưa khỏi hẳn, bác sĩ vẫn cho về'.
Ông là Trương Văn Tiệp 90 tuổi, hiện ở trong căn nhà cũ kỹ hư hỏng số 34 đường số 7 (ấp 2A xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi, TP.HCM). Mấy năm trước, mặc dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng ông vẫn còn là trụ cột của gia đình, nuôi một đứa con khờ và đứa cháu nội tâm thần.
Hàng ngày, trên chiếc xe đạp, ông lê la hết khu này đến chỗ nọ tìm cỏ cắt bán cho những hộ nuôi bò sữa. Mỗi bao cỏ thu được từ 10 - 20 ngàn đồng. Trong lúc cắt cỏ ông còn tranh thủ lượm ve chai để có thêm thu nhập. Cứ thế ông miệt mài nuôi con.
 |
Ba cha con, giờ chỉ trông cậy vào con gái. |
Hai năm gần đây - chị Vui 52 tuổi con gái út của ông - nói tiếp: 'Ba tôi không còn khỏe để đi làm kiếm tiền nuôi con và cháu. Mẹ tôi mất sớm, ba tôi có 3 người con nhưng người chị lớn mất khi còn nhỏ. Chỉ còn lại tôi và anh Trương Văn Nhui nay đã 56 tuổi rồi. Tôi có chồng ở riêng, cuộc sống cũng muôn vàn khó khăn nhưng trước hoàn cảnh nhà neo đơn như thế, hàng ngày tôi phải về để phụ giúp.
Trước đây, anh tôi còn khỏe, từng sát cánh với ba tôi cùng làm ăn. Anh tôi có vợ sinh được một đứa con trai. Chị dâu tôi bị tâm thần nhẹ, làm công nhân vệ sinh, lâu lâu mới ghé về nhà. Đứa con của anh chị đến nay đã 26 tuổi không bình thường và cũng không làm ăn gì được.
Không may, năm 1997 trong lúc làm việc anh tôi dẫm phải đinh. Anh bị phong đòn gánh chạy chữa rất lâu mới thoát được cái chết. Nhưng cũng từ đó, anh trở nên khờ dại. Lúc nào cũng như người mất hồn. Gánh nặng đè lên vai ba tôi.
Để nuôi được con và cháu nội ngờ nghệch, bao cỏ trên vai ba tôi ngày một nặng thêm. Những bao ve chai đầy hơn và cuộc sống càng lúc càng yếu đi. Cho đến một ngày, cách nay hơn một năm, trong lúc nấu cơm cho cả nhà ăn, chiếc bếp ga mini phát nổ. Cha tôi bị bỏng phải vào bệnh viện điều trị. Cũng may, vết bỏng không nặng lắm nhưng đã cướp mất sức khỏe khiến ba tôi không còn có thể đi làm được...
 |
Chị Vui đỡ cha vào nhà. |
Câu chuyện đến đây, bên ngoài trời đổ mưa. Những giọt mưa hắt vào làm ông bị ướt. Chị Vui đến bên ông cố dìu ông dậy. Ông ốm yếu không còn đủ sức đứng nên chị rất khó khăn để đưa ông vào giường.
Ông ngồi trên giường, đôi mắt đờ đẫn. Có lẽ tuổi già làm ông mệt mỏi. Từ sau, 2 cha con anh Nhui bước ra. Nhìn gương mặt của hai người, không còn chút thần sắc nào. Ngơ ngác và khắc khổ.
'Tôi không dám nghĩ đến lúc ba tôi mất nhưng với tuổi tác đã cao thì điều này trước sau gì cũng xảy đến. Lúc ấy không biết rồi anh và cháu tôi sống ra sao đây. Tôi có bàn với chồng, vì là máu mủ có lẽ mình phải cưu mang thôi. Nói đi rồi nghĩ lại, đến lúc ấy, chúng tôi sẽ làm sao để vượt qua đây ? Quả là một bi kịch mà không có lời giải', chị Vui trăn trở với chúng tôi.
 |
Ông Tiệp cùng con và cháu nội. Con và cháu đều bị tâm thần không còn khả năng lao động. |
Ông Nguyễn Văn Sết, 66 tuổi Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh ấp 2A cư ngụ gần đó xác nhận hoàn cảnh gia đình ông Tiệp rất đáng thương. Từ lâu nay, ông Tiệp được hưởng chế độ người già trên 80 tuổi với mức trợ cấp 300.000đ/tháng. Bà con trong ấp cũng thường xuyên giúp đỡ nhưng vẫn rất cần những nhà hảo tâm hỗ trợ.
Ông Lê Hoàng Nguyên, Phó Chủ tịch xã Tân Thạnh Tây bày tỏ: 'Hoàn cảnh gia đình ông Tiệp thật sự khó khăn. Ngoài các chế độ dành cho người già, mỗi khi có quà từ các đoàn thể và mạnh thường quân chúng tôi luôn dành ưu tiên cho gia đình ông'.
Nhìn cuộc sống của gia đình ông chúng tôi chỉ biết ngậm ngùi thương cảm. Chỉ mong sao ông có được những ngày cuối đời được ấm êm bên con cháu.
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: ÔngTrương Văn Tiệp, số nhà 34, đường số 7 (ấp 2A, xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi, TP.HCM) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.179 (ông Tiệp) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 4 |

Đã 100 tuổi, nhưng tỷ phú già nhất thế giới vẫn đến văn phòng làm việc mỗi ngày
Ở tuổi 100, tỷ phú già nhất thế giới vẫn chưa nghỉ hưu và ở nhà để tận hưởng sự giàu có mà vẫn đến văn phòng làm việc mỗi ngày.
" alt=""/>Tuổi già còn nặng nợ cháu con