Chuyện này nghe có vẻ kỳ cục nhưng lại hoàn toàn có thật và không phải ở cácbãi biển 'tắm tiên' của Úc.
ỏathânđixembảotàngởÚgiải vô địch tây ban nha![]() |
Chuyện này nghe có vẻ kỳ cục nhưng lại hoàn toàn có thật và không phải ở cácbãi biển 'tắm tiên' của Úc.
ỏathânđixembảotàngởÚgiải vô địch tây ban nha![]() |
Nhiếp ảnh gia Hữu Bảo vừa ra mắt cuốn sách ảnh "Hà Nội dấu yêu" - nơi ông lưu giữ lại những khoảng khắc về Hà Nội mà có lẽ nó xưa xưa lắm. Nói như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Hữu Bảo ghi lại những khoảnh khắc tĩnh lặng nhất nhưng cũng mơ hồ nhất. Chỉ có nó mới làm nên Hà Nội.
"Cuốn sách của Hữu Bảo đã cho ta thấy một Hà Nội trôi dạt, bởi ta không nhìn thấy nó ở đâu cả, hoạ chăng rất ít, nó lẩn khuất ở đâu đó thỉnh thoảng hiện lên trong một ngõ phố rất sâu, mơ hồ. Giống như có lần tôi nói với hoạ sĩ Lê Thiết Cương rằng, người ta đang giấu những ngôi nhà đẹp của Hà Nội xa xưa giống như rất nhiều người đã giấu những người mẹ già, đã lẫn trong căn phòng mà ít khi người khách đến có thể nhìn thấy được. Một Hà Nội mang đầy thân phận".
"Hà Nội dấu yêu" - nơi ông thể hiện tình yêu Hà Nội mãnh liệt, bởi theo nhà phê bình sân khấu Nguyễn Thị Minh Thái: "Hữu Bảo phải yêu Hà Nội nhiều lắm thì mới có góc nhìn thật đẹp về Hà Nội trong tiếng còi hú kẹt xe, trong những ngày lụt lội".
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Những ngày gần đây, báo chí đưa tin thật nhiều về những cơn mưa Hà Nội khiến giao thông hỗn loạn. Người ta ngay lập tức có thể xông vào đánh nhau bởi một người thiếu ý thức đã phi như bay trên những vũng nước làm nước bắn tung toé sang người kế bên. Thế nhưng một Hà Nội ...lội của Hữu Bảo lại thanh bình và chấp nhận trong những cơn ngập lụt. Ai yêu Hà Nội sẽ cảm thấy thật xót xa khi xem những hình ảnh này. |
T.Lê
" alt=""/>Người Hà Nội sẽ giật mình khi nhìn những hình ảnh nàyTừ cơ duyên ký hoạ chân dung bà Kim Ngân - người sau này trở thành Chủ tịch Quốc hội, nhà báo Trần Mạnh Tuấn đã có điều kiện tiếp cận nhiều lãnh đạo.
Anh không phải là một hoạ sĩ chuyên nghiệp nhưng những bức ký hoạ bằng bút sắt của anh lại rất chuyên nghiệp và có nghề. Thời kỳ chiến tranh, những bức ký hoạ chiến trường của anh luôn khiến người xem xúc động, thời bình là những bức ký hoạ chân dung của anh luôn làm người xem trầm trồ, khen ngợi. Anh là Trần Mạnh Tuấn.
![]() |
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang xem bức ký họa chân dung mình do Trần Mạnh Tuấn vẽ. |
Trần Mạnh Tuấn sinh năm 1953 tại Hà Nội, từ nhỏ đã đam mê hội hoạ. Khi còn học tiểu học, Tuấn vẽ bất kể những gì nhìn thấy xung quanh mình, từ chiếc ô tô, máy bay, ngôi nhà, hàng cây góc phố, đến chân dung những người thân trong gia đình. Vì thiếu giấy nên Tuấn thường tận dụng những phần giấy trắng còn sót lại của cuốn vở viết để vẽ. Vì yêu hội họa, vẽ khá, nên Tuấn được mời cộng tác mảng tranh biếm họa ở các báo Hà Nội Mới, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, An ninh Thủ đô.
Tháng 1 năm 1972, theo tiếng gọi Tổ quốc, Trần Mạnh Tuấn lên đường nhập ngũ, là lính của lữ 239 Bộ Tư lệnh Công binh. Một thời gian sau anh được cấp trên điều về công tác tại Ban Tuyên huấn. Lúc này ở Ban còn có một số hoạ sĩ bậc đàn anh trong đó có Thành Chương. Ngoài vẽ panô, áp-phích, tranh ký hoạ chiến trường cho đơn vị, thời gian này, Trần Mạnh Tuấn vẽ nhiều về sinh hoạt, những cuộc hành quân ra trận,những lúc nghỉ ngơi của người lính.
Tháng 3-1975 anh vinh dự được tham gia chiến dịch TP.Hồ Chí Minh với nhiệm vụ vẽ ký hoạ trên đường ra chiến trận của quân và dân ta suốt dọc từ Bắc tới Nam, về ngày đại thắng của quân và dân ta, hình ảnh các đoàn quân nô nức tiến về Sài Gòn, xe tăng tiến vào Dinh Độc lập... mà Ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh giao cho.
Từ năm 1986 đến 1991, Mạnh Tuấn sang Nga vừa học vừa làm việc. Anh cũng vẽ tranh về công nhân lao động, về sinh hoạt của các công nhân người Việt Nam làm việc tại Nga đăng trên báo Nga. Về nước, Mạnh Tuấn học báo ở Phân viện Báo chí tuyên truyền và làm phóng viên báo Pháp luật Việt Nam. Khi viết về các nhân vật, anh luôn dùng các bức tranh chân dung do mình vẽ để thay cho ảnh chụp minh họa. Đây là một phong cách riêng của anh để làm nên sự khác biệt cho bài viết.
![]() |
Hiện nay, Trần Mạnh Tuấn vẫn trung thành với thể loại tranh ký họa bằng bút sắt. Đây là thể loại khó mà đến nay ở Hà Nội còn ít người theo. Anh thích chỉ với một cây bút mực đen vẫn có thể “tung hoành”, thể hiện ý tưởng của mình. Thời bình, anh vẽ nhiều tranh về các góc phố, những con đường, những hàng cây mà suốt tuổi thơ anh gắn bó.
Trong một lần phỏng vấn, viết bài về Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhà báo Trần Mạnh Tuấn đã vẽ chân dung bà Ngân để minh họa cho bài viết, sau đó gửi tặng bà một tấm chân dung ký họa.
Từ cơ duyên ký hoạ chân dung bà Kim Ngân - người sau này trở thành Chủ tịch Quốc hội, nhà báo Trần Mạnh Tuấn đã có điều kiện tiếp cận nhiều lãnh đạo để ký hoạ chân dung như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng…
Đến kỳ họp thứ XI, Quốc hội khoá XIII, nhà báo Trần Mạnh Tuấn được Văn phòng quốc hội tạo điều kiện vào nghị trường vẽ tặng chân dung các đại biểu Quốc hội. Kỳ họp Quốc hội tháng 7/2016 tới, nhà báo Trần Mạnh Tuấn tiếp tục được tạo điều kiện vào nghị trường ký hoạ chân dung các đại biểu quốc hội.
|
Gần 1 tháng trong nghị trường, Trần Mạnh Tuấn đã ký hoạ được hơn 200 chân dung các đại biểu Quốc hội. |
Phạm Hải
" alt=""/>Nhà báo chuyên vẽ các nguyên thủ, chính trị gia