Tôi năm nay 27 tuổi và đã kết hôn được hơn 2 năm. Khác với mọi người, tôi chưa được tận hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ. Chồng hơn tôi 4 tuổi, anh làm việc trong ngành xây dựng, sức khỏe anh vẫn bình thường. Trước đây, chồng tôi chuyên làm mảng thiết kế xây dựng nhưng sau đó, anh chuyển sang giám sát công trình để có lương cao hơn.
![]() |
Kể từ sau khi chuyển đổi công việc, tôi thấy anh có nhiều thay đổi. Hàng ngày, cứ đi làm về là anh nằm lướt web trên ghế sofa. Sau khi ăn uống xong, anh rửa bát qua loa rồi vào ngồi máy tính đọc báo, chơi game.
Khoảng 6 tháng sau khi cưới, tôi thấy anh bắt đầu lạnh nhạt, thờ ơ với vợ. Tôi đòi hỏi chuyện ấy thì anh đưa ra cho tôi 1001 lý do để từ chối. Kiểu như: "Hôm nay anh hơi mệt.", "Anh buồn ngủ thế", "Người anh đang đầy mồ hôi này", "Hôm khác được không em?", "Mai anh phải dậy sớm đấy"....Tôi đến chán ngán những lý thuyết của chồng.
Tôi còn trẻ, cũng có nhu cầu, nhiều khi nằm bên chồng mà tôi thấy vạ vật, khổ sở. Cũng vì không được thỏa mãn chuyện ấy, tôi hay cáu gắt, ghen tuông. Tôi hỏi chồng xem anh có vấn đề gì không, có ai đó bên ngoài không. Nhưng anh nhất quyết nói: "Không".
Vợ chồng tôi cưới nhau 2 năm rồi nhưng chưa có con. Họ hàng 2 bên đều "sốt xình xịch", liên tục hỏi han. Tôi nói chuyện này với chồng thì anh bảo mình là vợ chồng son, em nên tận hưởng.
Gần đây, bên hàng xóm nhà tôi mới có 2 bố con đến thuê nhà. Đó là một ông bố đơn thân tên Hoàn - chạc tuổi tôi và bé gái 3 tuổi. Tôi rất quý trẻ nên thường sang nhà chơi với bé. Anh Hoàn cũng thỉnh thoảng gửi bé sang nhà tôi để đi mua đồ.
Trò chuyện một thời gian tôi mới biết anh Hoàn ly hôn vì vợ bỏ đi theo người khác. Anh một mình nuôi con cũng hơn 2 năm nay. Trong mắt tôi, anh là người bố đảm đang, chăm chỉ. Anh chăm chút cho con gái hết mức. Sáng nào tôi cũng thấy anh đứng chải tóc cho con. Nhà cửa anh cũng sắp xếp, lau dọn gọn gàng chứ không bẩn thỉu, luộm thuộm như nhiều người đàn ông khác.
Tính tôi rất quý trẻ con nên tôi thường xuyên qua nhà anh chơi với cháu nhỏ. Bé gái lễ phép và quý tôi lắm. Tôi cũng cố tình chào hỏi anh Hoàn trước mặt chồng để chồng ghen. Nào ngờ anh ấy vẫn im như thóc, chẳng ý kiến gì. Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết chồng tôi có là đàn ông, có còn yêu tôi không mà cư xử như vậy.
Hôm đó, chồng tôi đi ăn cưới bạn. Tôi ở nhà một mình thì nhận được tin nhắn của anh Hoàn. Anh Hoàn nói anh bị ốm, sốt cao quá. Anh nhờ tôi mua hộ ít thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh. Anh bận con nhỏ nên không đi được.
Tôi mua thuốc rồi mang sang nhà anh. Nhìn anh nằm trên giường, người nóng như hòn than, tôi rủ lòng thương. Nào ngờ, khi mang nước và thuốc đến, anh nắm chặt lấy tay tôi và nói: "Anh thương em, Quyên ạ. Em có muốn về sống với bố con anh hay không? Em có muốn làm mẹ của con anh không?"
Nghe anh Hoàn nói thế, tôi run rẩy, sững sờ. Đúng lúc đó, có tiếng chuông điện thoại nên tôi mới mau chóng thoát ra khỏi vòng tay anh. Tôi vội vã trở về nhà nhưng trong đầu bị ám ảnh bởi lời nói và ánh mắt của Hoàn.
Mấy hôm nay, tôi làm việc nhưng chẳng tập trung làm việc gì. Tôi cứ nghĩ đến Hoàn rồi nghĩ đến chồng tôi. Nếu giờ bảo tôi bỏ chồng để lấy Hoàn, chắc ai cũng bảo tôi điên nhưng biết đâu đó lại là sự lựa chọn mang lại hạnh phúc? Theo mọi người, tôi nên làm gì bây giờ?
Mâm cơm chỉ thiếu bát nước mắm mà chồng tôi bực dọc, hất đổ xuống sàn nhà. Tôi gạt nước mắt rời đi, để lại lá đơn ly hôn.
" alt=""/>Vợ ngoại tình với anh hàng xóm đơn thân vì chồng lạnh nhạt tình cảmLà một người làm việc tại ngân hàng được gần 10 năm, tôi đã quá quen với những lời đàm tiếu của người xung quanh về ngành nghề của mình như "thưởng Tết vài chục triệu đồng thế tiêu gì cho hết", "việc nhẹ lương cao, đúng là số hưởng", "người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra"... Những lúc như vậy, tôi lại chỉ biết cười trừ, chẳng muốn giải thích vì có nói cũng chẳng ai tin, người ta đã mặc định làm ngân hàng là "tiền tiêu không hết".
Theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng, hẳn các bạn cũng sẽ chẳng lạ với những thông tin như ngân hàng A thông báo lãi nghìn tỷ, ngân hàng B thưởng Tết 7-8 tháng lương, hay nhân viên ngân hàng C thưởng Tết cao nhất 100 triệu đồng... Những con số "khủng" được công bố vô tình gieo vào tiềm thức người ta rằng làm ngân hàng rất sướng. Nhưng thực ra, chỉ những ai làm trong ngành mới hiểu được những gì thực sự diễn ra bên trong cánh cửa nhà băng.
>> Nhân viên ngân hàng 'trong thấm ngoài thâm'
Tôi làm việc trong một ngân hàng TMCP tại thành phố. Nhờ hoạt động kinh doanh năm vừa qua đạt hiệu quả tốt nên tôi mới nhận được thông báo thưởng Tết Dương lịch một tháng lương, Tết Âm lịch ba tháng lương. Nhưng lương ở đây không phải lương kinh doanh mà là lương cơ bản. Có lẽ ít ai biết được rằng, lương cơ bản của một nhân viên ngân hàng gần chục năm kinh nghiệm như tôi cũng chỉ 7-8 triệu đồng một tháng – con số còn thua xa lương của một nhân viên kế toán công ty tư nhân có quy mô trung bình, chứ chưa nói đến những ngành nghề "hot" khác.
Ai từng làm ngân hàng chắc đều biết mức lương ngành không cao. Muốn có thu nhập cao, nhân viên ngân hàng sẽ phải làm ngày, làm đêm, chạy cho đủ doanh số, chỉ tiêu, áp lực vô cùng.
Người làm ngân hàng thường trông chờ vào dịp cuối năm để lĩnh thưởng. Mà nói là thưởng, thực chất đó là tiền kinh doanh, là công sức của chính những nhân viên mang lại mỗi tháng. Chỉ có điều, chúng tôi không được nhận ngay mà phải chờ đến cuối năm mới dồn lại nhận một cục. Thế nên, người ngoài nhìn vào nghĩ là nhiều, chứ nếu tính thu nhập cả năm, tôi không nghĩ có sự khác biệt quá lớn so với các ngành nghề khác.
Ngay cả chuyện mức thưởng cụ thể của từng nhân viên ngân hàng cũng không phải cao đều như trong thông tin được công bố. Thưởng ít hay nhiều còn phải tùy thuộc vào xếp loại của chi nhánh và xếp loại bình bầu cá nhân từng người. Theo quy định của phòng tôi, chỉ có một cá nhân được xếp loại xuất sắc mỗi năm, thưởng cao hơn những người khác, nên chúng tôi tự quy định ngầm với nhau là xoay tua để thay nhau nhận.
Chưa kể, ngay cả khi bạn có làm xuất sắc đi nữa, nhưng tập thể yếu kém thì vẫn ôm trái đắng như thường. Còn cái mác "thưởng cao nhất cả trăm triệu đồng" như báo đài hay nói chủ yếu là của các cấp lãnh đạo, số lượng rất ít, chứ nhân viên bình thường chẳng bao giờ dám mơ đến con số "khủng" ấy.
>> Nước mắt sau 'đồng lương to' của nhân viên ngân hàng
Và còn một chuyện dở khóc dở cười nữa, là không phải lúc nào chúng tôi cũng được nhận thưởng Tết bằng tiền. Tôi còn nhớ cách đây vài năm, thưởng Tết của tôi được quy ra thành hiện vật. Chẳng là cuối năm ngân hàng đi siết nợ, một số doanh nghiệp sản xuất thực phẩm không có tiền trả nên phải gán nợ bằng sản phẩm. Và thế là đám nhân viên chúng tôi năm ấy nhận thưởng toàn gạo và nước mắm. Nói ra không ai tin nhưng thực tế nghề này là vậy, thưởng năm nào biết năm ấy, và chẳng có gì đảm bảo năm sau sẽ khá hơn năm trước.
Từ nhiều năm nay, tôi đã phải tự tìm cách kiếm thêm thu nhập cho bản thân thay vì trông chờ vào khoản tiền thưởng cuối năm không có gì đảm bảo. Tôi có tranh thủ tìm hiểu, học hỏi để đầu tư chứng khoán, tiền số để gia tăng khoản thu nhập thụ động của mình. Đến giờ, tôi khá thoải mái sống khi tiền lãi từ việc đầu tư còn lớn hơn cả lương, thưởng khi làm ngân hàng. Tuy nhiên, tôi biết không phải ai cũng được may mắn và thuận lợi như vậy. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã gần 40 tuổi mà vẫn lăn lộn với nghề, sống bằng đồng lương và đến giờ vẫn chưa mua nổi nhà.
Tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều về nghề nghiệp của mình để các bạn có cái nhìn công bằng, bớt định kiến hơn cho nhân viên ngân hàng. Chúng tôi cũng chỉ là những người đi làm công ăn lương như bao ngành nghề chân chính khác, thậm chí phải bán sức, bán tuổi trẻ để kiếm tiền, chứ không hề "ngồi mát ăn bát vàng" như những lời đồn thổi. Ai thì cũng phải lao động cật lực mới có thể được nhận thành quả. Thưởng Tết ngân hàng có thể cao hơn một số ngành nghề khác trong thời điểm này, nhưng chẳng có gì là bất công ở đây cả.
Mai Anh Đào
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Chia sẻ câu chuyện thưởng Tết của bạn tại đây.
" alt=""/>Lầm tưởng 'ngân hàng thưởng Tết trăm triệu đồng'