9 thủ thuật đơn giản nhưng hữu ích đối với những ai thường xuyên sử dụng các phần mềm văn phòng Office 2003/2007/2010.
10 cách tăng tuổi thọ pin iPad
Thiết kế hệ thống tản nhiệt nước cho máy tính
Kinh nghiệm nâng cấp phần cứng cho Laptop
Không như tin đồn, Philips Xenium X830 không hỗ trợ các ứng dụng của công nghệ 3G. Máy có màn hình cảm ứng lớn 3 inch với thiết kế bóng mượt. Pin sử dụng trên máy cho phép người dùng đàm thoại liên tục trong 10 giờ hay trong chế độ chờ là 1,5 tháng.
Các thông số chính thức của X830 bao gồm:
- Tương thích với 4 băng tần của mạng GSM và hỗ trợ kết nối GPRS/ EDGE.
" alt=""/>Philips chính thức ra mắt Xenium X830Theo bác sĩ Khanh, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia đã ghi nhận bệnh đậu mùa, biện pháp phòng ngừa lây nhiễm với đối tượng MSM (cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới) vẫn rất hiệu quả.
“Việc Việt Nam ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ không có gì bất thường", ông nói.
Cùng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng khoa Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng, người dân nên bình tĩnh vì bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan.
Bà lý giải, bệnh Covid-19 có đường lây chính là hô hấp nên mức độ lây lan rất cao và dễ. Nhưng với đậu mùa khỉ, người bệnh phải tiếp xúc gần, cọ xát, da có trầy trợt và sang thương, từ đó dịch của nốt đậu mới truyền qua người lành và gây bệnh.
“Điều quan trọng nhất là chúng ta cần tuân thủ theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng bệnh đậu mùa khỉ, không nên hoang mang", bác sĩ Vân Anh chia sẻ.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh lây từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là phát ban trên da, có thể tự khỏi sau 2-4 tuần nếu hệ miễn dịch tốt và triệu chứng nhẹ.
Khoảng 99% trường hợp mắc đậu mùa khỉ trên thế giới là ở nam giới và 98% trong số đó liên quan đến nam quan hệ tình dục đồng giới.
Kịch bản ứng phó đậu mùa khỉ tại Việt Nam
Hồi tháng 8, Bộ Y tế cho biết đang xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống dịch đậu mùa khỉ tại Việt Nam. Cụ thể:
Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam
Các bệnh viện kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch theo các giai đoạn, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện cho phòng chống dịch.
Xây dựng quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ; Điều trị các ca bệnh theo phân tuyến, thực hiện phương án điều trị tại chỗ theo chỉ đạo…
Tình huống 2: Có các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam
Tổ chức khu điều trị cách ly riêng cho ca bệnh đậu mùa khỉ; Cập nhật quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ phù hợp với thực tế tại cơ sở;…
Tình huống 3: Dịch lây lan ra cộng đồng
Mở rộng khu vực cách ly điều trị, tính toán phương án tự cách ly điều trị tại nhà; Sẵn sàng cử đội cấp cứu lưu động và hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi cần thiết; Phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ để điều trị tại các tuyến phù hợp; hạn chế di chuyển người bệnh
Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu đẩy mạnh giám sát đậu mùa khỉ tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có các cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, HIV/AIDS.
Khuyến cáo của Bộ Y tế về biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉNgười dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ.
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh.
" alt=""/>Ca đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận ở TP.HCM, bác sĩ nói gì?Cũng theo đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ tiếp nhận trẻ nhập viện trong tình trạng bị hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tiên lượng rất nặng. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, đặt nội khí quản, bù dịch, dùng thuốc vận mạch và chuyển ngay lên hồi sức cấp cứu.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ phát hiện nhiều bất thường. Cụ thể, hai chân của bé xuất hiện rất nhiều vết bầm tím, hằn sâu giống như bị trói. Nghi ngờ bé bị bạo hành, bệnh viện đã báo ngay công an. “Chúng tôi đang cố gắng để điều trị và phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc”, lãnh đạo bệnh viện thông tin thêm.
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 28/7, Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) tiếp nhận tin báo từ Bệnh viện Nhi Trung ương về trường hợp bệnh nhân L.Q.T nhập viện trong tình trạng tím tái, li bì và sốt cao, nghi bị ngược đãi, hành hạ.
Qua điều tra sơ bộ xác định, ngày 21/7, mẹ cháu T. là chị Lê Thị Lan H. (28 tuổi, ở Hà Tĩnh) thuê Đoàn Diệu Linh (26 tuổi, ở Hà Nội) trông cháu T. với giá 3 triệu đồng/tháng tại ngõ 198 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa để đi làm công nhân tại Bắc Giang.
Trong quá trình trông trẻ, do cháu T. bị sốt và quấy khóc nên Linh và chồng là Hoàng Thế Vũ (28 tuổi) đã dùng dây sạc điện thoại buộc chân; dùng que gỗ, búa nhựa đánh vào đầu, người và dùng chăn quấn, dùng băng dính bịt miệng cháu T.
Đến ngày 26/7, thấy cháu T. mệt mỏi, khó thở, Vũ và Linh đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Công an quận Đống Đa đã triệu tập 2 đối tượng Linh, Vũ để điều tra, làm rõ. Bước đầu xác định có sự việc như đã nêu.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa đã tạm giữ hình sự 2 đối tượng để điều tra.
Hơn 15 năm về trước, chị kết hôn với một người đàn ông cùng địa phương. Nhưng bất hạnh thay, ngay khi mới xây dựng gia đình, chồng chị đã mắc bệnh phổi rất nặng phải điều trị ở bệnh viện huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) suốt 1 năm trời. Thời điểm đó, chị đang mang thai con gái đầu lòng.
Nhưng cũng chỉ được khoảng 1 năm gắng gượng, chồng chị Hoan qua đời giữa lúc con gái mới được 5 tháng tuổi. Anh chỉ kịp nhìn mặt con lần cuối cùng lời nhắn nhủ vợ cố gắng chăm sóc, nuôi dạy con nên người.
Tạm gác nỗi đau mất chồng, chị một mình chăm sóc con gái. Chồng mất sớm để lại gánh nặng đè lên vai chị. Vừa làm mẹ, vừa phải lo kinh tế cho gia đình, chị chẳng dám đi thêm bước nữa vì sợ con phải chịu khổ.
Do không biết chữ, người mẹ ấy chỉ có thể mưu sinh bằng công việc làm nương rẫy để lo cái ăn trong nhà. Biết hoàn cảnh gia đình mình, con gái chị cũng rất thương mẹ và chịu khó học hành.
Tuy nhiên, một lần nữa tai ương lại tới với mẹ con chị Hoan. Cuối năm 2020, chị xuất hiện một cục u ở vú nhưng không để ý vì không gây đau đớn. Một thời gian sau, khoảng tháng 4/2021, chị sờ vào khối u thấy đau nên đến bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên kiểm tra. Qua xét nghiệm, các bác sĩ kết luận chị Hoan mắc bệnh ung thư vú.
Căn bệnh quái ác ập đến ở độ tuổi ngoài 40 khiến chị như ngã quỵ. Khoảng thời gian đầu, chị bị sốc nặng và tuyệt vọng vô cùng, hễ nghĩ tới chuyện xấu xảy ra với mình thì con gái bơ vơ mà nước mắt chị chực tuôn.
Hai mẹ con goá phụ “ngập sâu” trong nợ nần
Được con gái động viên, chị Hoan gác lại mọi công việc để ra bệnh viện Ung bướu Hà Nội điều trị. Do khối u quá to, các bác sĩ khuyên chị phải truyền hoá chất trước khi tiến hành phẫu thuật.
Những đợt truyền hoá chất mệt nhoài, khi nhiều bệnh nhân khác được gia đình hỗ trợ thì chị chỉ có một thân một mình nơi bệnh viện, lấy y lệnh, phiếu thuốc, các loại thuốc để chờ điều dưỡng vào truyền.
Lúc quá đói mệt, chị phải lê từng bước khó nhọc một mình để kiếm chút gì bỏ bụng. Ở nơi quê nhà, con gái chưa khi nào ngừng lo cho mẹ nhưng cũng chỉ biết thường xuyên gọi điện thoại động viên. Bản thân chị cũng thấy bất an vì căn nhà dựng tạm bợ dưới quê. Mình con gái nhỏ hàng ngày sống trong cảm giác lo sợ, khi những trận mưa dông, gió mạnh như muốn đổ sập bất cứ lúc nào.
Thời điểm mới mắc bệnh ung thư vú, chị đi vay ngân hàng theo diện hộ nghèo được số tiền 100 triệu đồng. Chị dành ra phần nhỏ mua 1 con trâu, 1 con bò, số tiền còn lại để mang đến viện lo các khoản chi phí, thuốc men.
Thế nhưng, do căn bệnh của chị Hoan vào thời kỳ nặng, mỗi lần truyền hoá chất trung bình cũng hết 3 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả. Cùng với đó là khoản tiền phẫu thuật hết gần 10 triệu đồng mà có khoảng thời gian vì hết sạch tiền, chị đã từng bỏ về quê, không duy trì điều trị nữa.
Nhờ có con gái động viên mà người mẹ ấy lại tiếp tục lên Hà Nội chữa bệnh. Cho đến nay, tổng số tiền điều trị, đi lại rồi sinh hoạt, nhà trọ cho suốt khoảng thời gian ở bệnh viện đã hết sạch 100 triệu đồng đi vay. Cả trâu bò cũng phải bán đi. Chị Hoan như rơi vào cảnh cùng quẫn.
![]() |
Hoàn cảnh của chị Hoan lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Lúc này đây, chị đang bước vào quá trình xạ trị nhưng chẳng còn đồng nào. Chị chia sẻ: “Chồng tôi qua đời gần 20 năm nay, một mình vò võ nuôi con, tưởng trời cho sức khoẻ sống tiếp mà ngờ đâu lại ra cơ sự này. Thân tôi không lo nhưng con gái tôi vẫn còn ít tuổi, chưa thể đi làm kiếm tiền được, lại đang vào độ tuổi cần có mẹ bên cạnh hơn bao giờ hết.
Giờ tôi đã hết sạch tiền điều trị rồi, phải xin ở nhờ một trường mầm non của một số nhà hảo tâm. Mẹ con tôi cầu mong được các nhà hảo tâm giúp đỡ để san sẻ phần nào gánh nặng trong lúc khó khăn này”.
Theo xác nhận của Chủ tịch UBND xã Pú Hồng: Hoàn cảnh gia đình chị Quàng Thị Hoan thuộc diện hộ nghèo, chị lại đang mắc căn bệnh ung thư vú và nuôi con nhỏ. Hiện tại, kinh tế gia đinh vô cùng khó khăn nên rất cần được cộng đồng chung tay giúp đỡ.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: