- Sáng nay, 22/2, ĐHQG Hà Nội tổ chức lễ ra mắt công bố các quyết định thành lập Viện Trần Nhân Tông và bổ nhiệm nhân sự.Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐHQG Hà Nội là một trong 5 viện nghiên cứu của ĐHQGHN được Thủ tướng Chính phủ thành lập.
Viện Trần Nhân Tông là cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong đào tạo nhân lực chất lược cao về Phật học (trước mắt là bậc tiến sĩ).
Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Kim Sơn kiêm giữ chức Viện trưởng; Phó Viện trưởng là PGS.TS Lại Quốc Khánh - nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Chính trị học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
 |
Công bố quyết định về nhân sự |
Theo Quyết định thành lập, Viện Trần Nhân Tông được quy định là viện nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc ĐHQGHN, tổ chức và hoạt động theo loại hình tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Viện có sứ mệnh tiên phong, nòng cốt trong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, tư tưởng và bản sắc dân tộc, di sản tinh thần Trần Nhân Tông văn hóa đời Trần và văn hóa truyền thống nói chung; là trung tâm giao lưu, tập hợp nhà nghiên cứu về Trần Nhân Tông trên khắp thế giới để phát triển bền vững.
Viện có nhiều đặc thù, lấy đối tượng nghiên cứu là văn hóa truyền thống và điểm nhấn là lịch sử và văn hóa đời Trần, đặc biệt là nhân vật Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm. Đối tượng nghiên cứu liên ngành cần có sự đầu tư cần thiết cả về nhân lực và điều kiện để tổ chức nghiên cứu qui mô và tổ chức đào tạo.
Dự kiến tuyển sinh đào tạo tiến sĩ Phật học vào tháng 9/2017
Để Viện đi vào hoạt động có nhiều bước triển khai trong đó có quá trình xây dựng đề án, điều tra khảo sát, trao đổi về định hướng lâu dài trong nghiên cứu và đào tạo của viện, đặc biệt là kiến tạo chương trình đào tạo thí điểm tiến sĩ Phật học và các định hướng đào tạo ngắn hạn khác.
ĐHQGHN cũng chuẩn bị cho những nghiên cứu sâu về Phật học và thiền phái Trúc Lâm, đồng thời xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu cũng như những kế hoạch nghiên cứu lâu dài.
Đặc biệt những chuẩn bị về nguồn nhân lực để triển khai các hoạt động Viện gồm đội ngũ các nhà khoa học đến từ ĐHQGHN cùng các đơn vị trong và ngoài nước, có cả những nhà tu hành được đào tạo bài bản ở nước ngoài cùng tham gia. Dự kiến khóa đào tạo tiến sĩ Phật học đầu tiên của Việt Nam sẽ tuyển sinh vào tháng 09/2017.
Đề án thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học sẽ được thiết kế dựa theo thông lệ đào tạo tiến sĩ Phật học trên thế giới, chú ý tới đặc điểm Phật giáo Việt Nam, Trúc Lâm và tư tưởng Trần Nhân Tông.
Các đề tài, luận án sẽ ưu tiên nghiên cứu giải quyết các vấn đề của Phật giáo Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam và các vấn đề Phật giáo và xã hội, con người đương đại. Tiến sĩ Phật học cũng cần có những trải nghiệm thực tế bên cạnh những nghiên cứu sâu về lí thuyết: những vấn đề đặt ra trong quản lí tôn giáo, chùa chiền, lễ hội; năng lực cần có của những người đi thuyết pháp và việc sử dụng công nghệ hiện đại trong việc thể hiện những điểm mới, tiên tiến trong đào tạo của ĐHQGHN.
Tại hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm" diễn ra cuối tháng 11/2016, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn cho biết, Trần Nhân Tông là một danh nhân văn hóa, là nhà chính trị, là lãnh tụ tôn giáo lớn của Việt Nam và của nhân loại.
Ông thuộc số rất ít những người mà ánh hào quang của các giá trị càng tỏa xa rộng theo cùng chiều dài thời gian và bề rộng của không gian. Thiền phái Trúc Lâm do Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập (hay Phật giáo Trúc Lâm như cách nói của một số người nghiên cứu gần đây), ngày càng thể hiện rõ vị trí trụ cột quan trọng, có những vai trò đặc biệt và mang nhiều đặc trưng Việt của Phật giáo.
 |
Nhiều đại biểu từ giáo hội Phật giáo đã tới dự lễ ra mắt |
Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn khẳng định, hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Viện Trần Nhân Tông góp phần rạng tỏa Minh triết Phật giáo trên tầng thứ của trí tuệ.
ĐHQGHN đã giao cho Viện quản lý và sử dụng 5 phòng làm việc với tổng diện tích khoảng 350m2. Viện sẽ được xây dựng cơ sở mới khang trang tại núi Hòa Quang, trong khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
" alt=""/>Thành lập Viện Trần Nhân Tông
Sáng 23/2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT thành phố về vấn đề tự chủ - xã hội hóa và định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030.Xin cho hiệu trưởng tự tuyển giáo viên, học 8 môn/năm
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, toàn thành phố có 2.168 cơ sở giáo dục với hơn 1,7 học sinh, sinh viên; có 83.517 giáo viên, 46.053 phòng học.

|
Ông Đinh La Thăng làm việc với lãnh đạo ngành giáo dục thành phố |
Giáo dục vướng mắc khi thực hiện tự chủ nhân sự, cụ thể một số chức danh cần thiết trong trường như giám thị, giáo viên làm công tác tư vấn chưa được quy định vị trí việc làm.
Ông Sơn cho hay, ngành giáo dục thành phố đặt ra mục tiêu đến năm 2030, giao quyền tự chủ cho các trường về công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên. Các trường tự quyết định học phí theo phương châm thu đủ bù chi để đảm bảo sự phát triển của nhà trường…
Ngoài ra, thành phố sẽ tổ chức biên soạn bộ SGK phù hợp dựa trên chương trình chung của Bộ GD-ĐT, chương trình cấp học xây dựng theo hướng mở. Một số môn bắt buộc phải học theo trình tự lớp như Văn -Tiếng Việt, Toán. Các môn khác được tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học với số lượng môn học tối đa nên là 8 môn trong 1 năm. Cho phép các trường chủ động điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình tích hợp. Thành phố sẽ tự thực hiện kiểm tra, đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT, nhà trường giáo viên đánh giá định kỳ.
Ông Sơn kiến nghị, thành phố giao quyền tự chủ cho một số trường đủ điều kiện được xây dựng mức thu đảm bảo đù bù chi, không lợi nhận với yêu cầu phải công khai tài chính, tài sản. Riêng một số trường có điều kiện sang tự chủ hoàn toàn 100% và tự quyết mức thu, có thể thu ở mức cao. Cho hiệu trưởng chủ động công tác nhân sự, tự quyết định giáo viên tùy vào điều kiện đặc thù của đơn vị. Đồng thời, cho mở rộng, duy tu các phòng học, đảm bảo 300 phòng học/10.000 dân.
Đã tính tăng dân số cơ học chưa?
Sau khi nghe ông Sơn báo cáo, ông Thăng hỏi, “nếu đủ 300 phòng học/10.000 dân là ngành sẽ đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra tới năm 2030 đúng không? Vậy ngành đã tính tới việc tăng dân số cơ học chưa?”
Ông Sơn cho rằng,“đưa ra con số này là ngành đã tính tới việc tăng dân số cơ học”.
Còn Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng phòng tổ chức Sở cho rằng, dù chất lượng đào tạo của thành phố luôn chủ động, ứng phó với những thay đổi của công tác thi cử, nhưng việc mất cân đối trong đào tạo nghề vẫn còn, đặc biệt việc công nhận một số chức danh như giám thị, y tế…

|
"Ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi"
|
Ông Thăng lưu ý ,việc cộng điểm cho một số ngành đặc thù như ngành y cần xem xét lại, vì như vậy các trường y khó tuyển được học sinh giỏi và một bộ phận học sinh sẽ ỷ lại.
Ông Thăng cũng đặt hàng ngành giáo dục thành phố, “có tự tin để xây dựng đội ngũ giáo viên của mình đạt chuẩn quốc tế hay không?. Vì làm được vậy, học sinh của thành phố khi đi du học nước ngoài mới có thể tiếp thu được kiến thức tiên tiến của các nước”- Bí thư Thăng nói.
"Ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi"?
Một vấn đề liên quan đến công tác thể dục thể thao, Bí thư Thăng đặt câu hỏi với các lãnh đạo ngành giáo dục thành phố sáng nay là, “khi đi khai giảng tại một số trường học, thấy nhiều cháu học sinh diện báo phì, vậy công tác thể dục, thể thao trong các trường học ra sao? Có phải do điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo hay do các thầy cô bắt các cháu học nhiều quá?”
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định, toàn thành phố có 1/3 các trường học đảm bảo về cơ sở vật chất, đủ điều kiện dạy học như các trường tiên tiến của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, với chương trình như hiện nay rất khó trong việc dạy thêm những kỹ năng khác cho học sinh, trong đó có rèn luyện thể dục thể thao.
Tiếp tục, Bí thư Thăng đặt câu hỏi, “tại sao giám thị không nằm trong biên chế từ công tác xã hội hóa, ngành vẫn trả lương được cho đối tượng này. Vậy với giáo viên thuộc tin học; ngoại ngữ ngành lại kêu thiếu vì không có lương trả cho họ?”
“Ngành GD-ĐT phải mạnh dạn đi đầu, dám đổi mới, dám thí điểm, đặc biệt là phải làm sao để có đủ giáo viên tiếng Anh. Nói hội nhập, mà học sinh được học tiếng Anh ít, học sinh không giao tiếp được tiếng Anh thì không thể nói là hội nhập được”- ông Thăng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, muốn làm được việc này, thì việc tuyển chọn giáo viên đạt chuẩn là quan trọng nhất. “chỉ có đạt chuẩn, thầy mới có thể giảng dạy được tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với các thầy cô giáo, nhưng thực tế vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên lớn tuổi, ngại thay đổi trong cách dạy” – ông Hiếu cho biết,
Liên quan đến vấn đề phổ cập bơi, ông Hiếu cho biết, có 81 hồ bơi trong trường trong thành phố, nhưng các huyện ngoại thành rất khó khăn. Riêng hồ bơi di động chỉ phục vụ được một lúc từ 5-7 học sinh nên khó phổ cập bơi.
Nghe đến đây, ông Thăng hỏi ngay,“vậy ngành ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi?
Trả lời vấn đề này, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở cho biết, có hai hình thức đó là nhà nước đầu tư và hình thức kích cầu, bên cạnh đó là công tác xã hội hóa như hồ bơi di rộng.
Theo ông Nguyễn Hùng, Phó giám đốc Sở VH-TT-TT: công tác phổ cập bơi được Sở triển khai hơn 10 năm qua, nhưng khi cùng ngành giáo dục xuống kiểm tra thì có hiện tượng họ không hỗ trợ công tác này, có quận chỉ hỗ trợ mức tiền đầu tiên đó là cho các cháu biết bơi, còn nâng cao thì học sinh phải bỏ tiền ra học.
“Các thầy cô giáo quá hiền nên cho biên chế bao nhiêu chấp nhận bấy nhiêu”
Liên quan tới vấn đề chi cho giáo dục, bà Phan Thị Thắng- Giám đốc Sở Tài chính cho biết, các nguồn ngân sách dành cho giáo dục được thành phố ưu tiên, nhưng do các chủ đầu tư không đáp ứng những yêu cầu của Sở mà một số dự án chậm tiến độ.
Theo bà Thắng năm 2017, chi cho giáo dục vẫn tiếp tục tăng. Ông Thăng liền đặt câu hỏi, “ngân sách ổn định cho giáo dục đến năm 2020 có được không”? Bà Thắng cho biết, “nếu bộ và ngành giáo dục không có biến động thì việc này có thể làm được”.
Ông Thăng đưa ra lưu ý, phải tính từ các khoản chi cố định của ngành và biến động giá, có vậy ngành giáo dục mới chủ động trong ngân sách của mình.
Bà Thắng cho rằng, việc gì trong thẩm quyền của Sở gỡ được cho ngành giáo dục Sở luôn sẵn sàng. Nhưng muốn vậy, thì hai Sở phải ngồi cùng với nhau, từ đó mới có cơ sở để trình cho thành phố.
Riêng về việc chi cho giáo viên tiếng Anh, bà Thắng cho rằng, chi cho giáo dục phải đúng theo qui định. Việc chi cho giáo viến tiếng Anh phải làm đúng việc này. Bà Thắng cũng cho rằng, về mức học phí, nếu là mức trần thì ngành cần có đề xuất vượt trần.
Ông Thăng gợi ý, nếu đây là qui định của Bộ thì Sở có cách nào tính toán giúp cho ngành giáo dục hay không? Tuy nhiên, bà Thắng trả lời, việc này sở chỉ “đi theo” sở GD-ĐT.
Liên quan đến việc biên chế giáo viên, ông Lê Văn Làm, Phó giám đốc Sở Nội vụ cho biết, có những chỉ tiêu, sở đã ra xin Bộ nhưng không cho, sau khi được thành phố chỉ đạo cấp bổ sung biên chế cho ngành thì Sở mới làm. Vì vậy năm học 2016-2017, cơ bản các quận/huyện không thiếu biên chế giáo viên.
Với những trường đã tự chủ tài chính, được tự chủ trong tuyển dụng giáo viên nên những thầy cô giáo dạy tại các trường này có mức lương rất cao.
Ông Làm cho rằng, “các thầy cô giáo quá hiền nên cho biên chế bao nhiêu đều chấp nhận bấy nhiêu. Đây là thiệt thòi của ngành, nên có nhiều trường phải đưa giáo viên kiêm nhiệm các chức danh, công việc khác trong trường”.
Phó GĐ Sở Nội vụ cũng đánh giá “đến việc xếp lương cho cho giáo viên cũng do Bộ chủ quản đặt ra là một bất cập”
Lê Huyền
" alt=""/>Bí thư Thăng: Nhiều cháu béo phì có phải do học nhiều quá