"Khi nói về Hiệu trưởng trường mình thì mọi người sẽ dùng từ ngữ nào để miêu tả, nhận xét? Với tập thể giáo viên trường tôi, đó là: Tuyệt vời! Thầy không chỉ là người quản lí giỏi, chuyên môn rất vững (đều tất cả các môn, kể cả Tiếng Anh) mà còn rất chu đáo, dịu dàng với học sinh, không nề hà bất cứ công việc nào trong trường. Thầy làm từ việc chia cơm cho các em học sinh, cắt cỏ, phun khử khuẩn... đến cả lau mũi, cắt tóc, rửa mặt, cho các em học sinh, thầy cũng làm mà chúng tôi không chụp lại bởi vì đó trở thành việc hàng ngày của thầy" - cô Mai chia sẻ về người hiệu trưởng của mình.
Dưới đây là những hình ảnh nhận được rất nhiều sự yêu thích của giáo viên, phụ huynh và học sinh.
![]() |
Thầy Sáng khi trực bán trú |
![]() |
Khi lao động. Dù ngoài kế hoạch vẫn nhiệt tình làm. |
![]() |
Nhổ cỏ cùng giáo viên |
![]() |
Thầy hiệu trưởng làm thợ cắt cỏ, vì trường... toàn cô giáo. |
![]() |
Gói bánh từ thiện |
![]() |
Thầy Sáng còn làm cả thợ xây: xây bồn hoa từ những "viên gạch xanh". |
![]() |
"Viên gạch xanh" là sáng kiến do chính thầy Phan Văn Sáng đề xuất |
![]() |
Thầy Sáng phun khử khuẩn chống dịch cho trường. |
![]() |
Thầy Sáng trực tiếp đo thân nhiệt cho học sinh khi các em tới trường |
Trao đổi với VietNamNet, thầy Phan Văn Sáng cho biết sau khi tốt nghiệp sư phạm năm 1995, thầy đã trải qua một số nơi công tác. Từ năm 2014, thầy về làm hiệu trưởng Trường Tiểu học Quỳnh Xuân B.
"Trường có 33 cán bộ, giáo viên, nhân viên thì chỉ có 3 người là nam giới. Tôi có quan điểm việc của trường là việc của nhà, nên những việc tôi làm ở trường cũng như làm cho nhà mình thôi".
Hiện nay, Trường Tiểu học Quỳnh Xuân B có 658 học sinh. Người dân trong vùng này chủ yếu đi làm ăn ở địa phương khác, nên rất đông học sinh trong trường sống với ông bà nội, ngoại.
"Học sinh trong trường là con cháu trong nhà, biết nhiều em thiếu thốn tình cảm do cha mẹ đi làm ăn xa, tôi và các thầy cô trong trường vẫn hỏi han, chia sẻ với các em, chăm được các em đến đâu thì chăm. Nên có cắt tóc, tắm rửa cho các em, cháu nào lỡ sứt đầu mẻ trán, mệt mỏi, nôn mửa tôi cũng "xử lý" hết, không ngại" - thầy Sáng bày tỏ.
Không muốn nói về bản thân, nhưng thầy Sáng rất hào hứng khi nói về công việc trong trường. Có một việc mà thầy rất tâm huyết là làm những "viên gạch xanh". Thầy cho biết cách đây 2 năm, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch thị xã Hoàng Mai về bảo vệ môi trường, thầy đã tìm hiểu và có sáng kiến nhét túi nilon bỏ đi vào các chai nhựa đã qua sử dụng, làm thành vật liệu để xây dựng.
"Tôi làm thử trước ở nhà, thấy rằng một chai nhựa có thể nhét tới hơn 200 túi nilon loại đựng khoảng 1kg. Sau đó thử thì thấy những chai nhựa này có thể chịu lực nén tới hơn 5kg. Từ đó, tôi phát động học sinh trong trường một mặt hạn chế sử dụng các bao bọc bằng nhựa, đồng thời thu gom những chai nhựa, túi nilon bỏ đi ở nhà, thậm chí cả vỏ kẹo nhựa... để 'đóng gạch'".
![]() |
Thầy Phan Văn Sáng trong dịp kêu gọi học sinh nhà trường chung tay xử lý rác thải nhựa và túi nilon |
Sau một thời gian phát động, học sinh trong trường đã làm được khoảng 1.000 "viên gạch xanh". Số gạch này đã được thầy Sáng sử dụng để xây dựng 4 bồn trồng cây trong sân trường .
"Như vậy, các em đã thu dọn được khoảng hơn 200.000 nghìn bao nilon. Tôi vẫn còn vài trăm "viên gạch" nữa và vẫn tiếp tục vận động các em "đóng gạch" để tận dụng xây các công trình xanh cho nhà trường" - thầy Sáng chia sẻ.
Phương Chi - Ảnh: Thanh Mai
Lên lớp chỉ với một hộp phấn màu mới được “nâng cấp”, không mang theo laptop chứa bài giảng điện tử, nhưng thầy Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, ĐH Y Hà Nội vẫn có thể biến môn học khó nhằn trở nên trực quan, dễ nhớ.
" alt=""/>Những hình ảnh 'khác thường' của một hiệu trưởng tiểu họcĐặt mục tiêu giành 6 điểm trong 3 trận còn lại của bảng G, vòng loại World Cup 2022, nhưng HLV Park Hang Seo đang đối mặt với bàn toán nhân sự khá nan giải. Nhiều trụ cột của tuyển Việt Nam liên tục dính chấn thương, khiến thầy Park đau đầu với các phương án thay thế.
Gần nhất, Trọng Hoàng gặp chấn thương, bị rách cơ tứ đầu đùi trái, phải dưỡng thương khoảng 2 tuần. Vai trò của Trọng Hoàng trong màu áo tuyển Việt Nam quan trọng không kém Hùng Dũng, thậm chí còn được HLV Park Hang Seo đánh giá cao hơn bởi Hoàng "bò" là cầu thủ dễ thích nghi với nhiều sơ đồ chiến thuật.
![]() |
Trọng Hoàng có vai trò rất quan trọng |
Ngoài Trọng Hoàng, Hùng Dũng, Văn Hậu, thầy Park cũng vừa nhận thêm tin không vui từ Duy Mạnh và Tiến Linh. Sau trận thắng Sài Gòn ở vòng 12, HLV Park Choong Kyun của Hà Nội xác nhận Duy Mạnh bị đau ở phần phẫu thuật dây chằng chéo trước. Đó là lý do khiến nhà cầm quân người Hàn Quốc quyết định rút hậu vệ sinh năm 1996 ra khỏi sân.
Trong khi đó, Tiến Linh cũng gặp vấn đề về chấn thương, không thể ra sân trong chuyến làm khách của Bình Dương trước HAGL.
Bài toán nhân sự của HLV Park Hang Seo thêm phần khó giải khi Đình Trọng chưa lấy lại được phong độ, thủ thành Đặng Văn Lâm chưa có trận đấu chính thức nào trong suốt nhiều tháng qua. Còn Tuấn Anh cũng chỉ mới trở lại sau chấn thương, chưa được HLV Kiatisuk sử dụng thường xuyên.
Vượt khó
Trước khi công bố danh sách chính thức, chiến lược gia người Hàn Quốc đã "chấm" gần 50 cái tên trong danh sách sơ bộ của tuyển Việt Nam. Cụ thể, 48 tuyển thủ Việt Nam, trong đó duy nhất 1 người thi đấu ở nước ngoài là Đặng Văn Lâm, được đưa vào danh sách ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19.
HLV Park Hang Seo đau đầu tính toán nhân sự cho tuyển Việt Nam |
Từ bản danh sách này, có thể phán đoán được phần nào những tính toán của thầy Park. Chiến lược gia người Hàn Quốc đã chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng, một khi trụ cột dính chấn thương.
Thực tế, HLV Park Hang Seo không muốn mạo hiểm, nên gọi những cầu thủ đã hiểu rõ lối chơi và triết lý bóng đá của mình. Tấn Tài, Duy Mạnh, Thành Chung, Đình Trọng, Quang Hải, Đức Huy, Tiến Dũng, Ngọc Hải, Hoàng Đức, Hồng Duy, Văn Thanh, Công Phượng, Văn Toàn, Xuân Trường, Tuấn Anh, Tiến Linh, Văn Đức, Đức Chinh... là những cái tên coi như chắc suất.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc có tới 48 cái tên trong danh sách sơ bộ cho thấy ông thầy người Hàn Quốc sẵn sàng cho phương án 2. Cơ hội được trao cho Văn Triền, Văn Xuân, Văn Nam, Văn Vũ, Hải Huy, Hoàng Anh, Văn Vỹ... hay cựu binh như Anh Đức, Văn Quyết, Tấn Trường.
Trong mọi hoàn cảnh, HLV Park Hang Seo luôn cho thấy tài liệu cơm gắp mắm của mình, lần này cũng không phải là ngoại lệ.
Video hành trình vô địch AFF Cup 2018 của tuyển Việt Nam:
Huy Phong
HLV Park Hang Seo trao cơ hội cho nhiều cầu thủ trẻ trong danh sách tập trung tuyển Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
" alt=""/>Danh sách tuyển Việt Nam, thầy Park không mạo hiểmKhông đủ tiền trang trải, Đức Huy phải nghỉ học để vào thành phố phụ mẹ. Thời gian đầu em xin đi phụ ở xưởng cơ khí, vừa học vừa làm, đồng lương ít ỏi. Sau đó, em ở bệnh viện chăm sóc cha để mẹ đi làm công nhân. Hai mẹ con thay phiên nhau chăm sóc, dù biết rằng cậu bé đang ở thời khắc quan trọng trong 12 năm đèn sách, nhưng gánh nặng tiền bạc khiến họ không còn lựa chọn nào khác.
Đầu tháng 6, dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, cũng là lúc gia đình đã cạn kiệt kinh phí, đến chỗ vay mượn cũng chẳng còn. Cùng đường xoay sở, gia đình phải nhờ đến Báo VietNamNet làm cầu nối để xin các tấm lòng hảo tâm giúp đỡ.
Bài viết "Cha nghèo bệnh nặng, nam sinh lớp 12 phải bỏ học khi chuẩn bị thi tốt nghiệp" được đăng tải đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát phức tạp ở thành phố. Số tiền bạn đọc ủng hộ chỉ được hơn 15 triệu đồng, chẳng thấm vào đâu so với chi phí của gia đình.
Cũng trong thời gian ấy, để tránh nguy cơ bị lây nhiễm chéo, bệnh viện phải hỗ trợ chuyến xe cứu thương để đưa anh Hùng về Đắk Nông chạy dịch. Lúc này, dù đã tỉnh, nhưng anh Hùng vẫn nằm liệt. Mọi việc phụ thuộc vào vợ con.
“Gia đình tôi nợ nhiều quá, nên lúc nào cũng mong hết thời gian tự cách ly để đi làm, tranh thủ lúc dịch bệnh chưa ập tới”, chị Vân giãi bày.
Tất cả tài sản của gia đình chỉ có căn nhà cấp 4 cũ kỹ, trống hoác và ít đất rẫy nhưng bạc màu, cây trồng còi cọc. Trước đó, cuộc sống khó khăn, chị Vân đành chấp nhận xa chồng con, theo người quen vào Bình Dương làm công nhân. Anh Hùng ở nhà làm thợ hồ và trông nom 2 con trai đang tuổi lớn. Không ngờ tai họa ập tới.
![]() |
Khi cha mắc bệnh còn chưa phục hồi, mẹ của Huy lại bị ngã gãy tay, em tranh thủ đi cào bùn để kiếm tiền chữa trị cho cha mẹ. |
Tưởng rằng chồng được xuất viện, cuộc sống sẽ được yên ổn, thế nhưng một ngày cuối tháng 6, trên đường đi làm mướn về, chị Vân bị ngã gãy tay, không thể đi kiếm tiền được nữa.
Khó khăn dồn dập, nhiều lần Huy tranh đấu giữa việc tiếp tục ôn thi hay nghỉ hẳn để đi làm kiếm tiền. Mẹ cùng các thầy cô giáo phải động viên nhiều lắm, em mới vượt qua mặc cảm và thi đậu tốt nghiệp. Mới đây, một trường cao đẳng ở TP.HCM đã liên hệ, nhưng Huy giấu cha mẹ từ chối.
"Giờ cha mẹ em đều đang đau yếu, bệnh tật, em trai mới vào lớp 10, nhà lại chẳng có tiền, nên thôi, chắc em không đi học nữa chị ạ", Huy tâm sự.
Để có tiền mua thuốc cho cha, Huy theo người quen đi cào bùn thuê, nhưng công việc cũng bữa có bữa không, thu nhập chẳng đáng là bao.
Ông Phạm Văn Phúc, tổ trưởng tổ 2, thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông cho biết, địa phương vừa tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ lương thực cùng vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên, địa phương cũng nghèo, số tiền chẳng đủ để gia đình mua thuốc thang và trang trải cuộc sống. Rất mong sẽ có nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ để gia đình vượt qua khó khăn.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: