
- “Những định kiến kiểu này làm cho tôi nhớ đến thời Trung cổ khi người ta kết tội rồi trói lại, ném đá cho đến chết một người. Hành động đấy thể hiện sự ấu trĩ” – nhạc sĩ Ngọc Châu.Không thích thì đừng nghe Thanh Lam, Mỹ Linh hát
Anh thấy sao trước sự ném đá kịch liệt của dư luận vài hôm nay về việc ca sĩ Mỹ Linh hát phá cách “Quốc ca”?
- Tôi đã đọc phần chia sẻ của Mỹ Linh và cũng tìm hiểu, biết được thông tin BTC giao cho Mỹ Linh hát Quốc cakhông nhạc đệm. Với bài toán mà BTC đặt ra, cá nhân tôi thấy Mỹ Linh đã giải khá tốt. Tôi thấy tinh thần và sự nghiêm túc của Mỹ Linh trong khi thể hiện bài Quốc cakhông có vấn đề gì cả.
Việc Mỹ Linh hát chậm có thể làm cho mọi người chưa quen. Nhưng với tiết mục đơn ca bài Quốc canhư thế, tôi cho là Mỹ Linh đã làm tròn vai. Tôi đánh giá cao sự thông mình và sự nghiên cứu kỹ lưỡng của Mỹ Linh khi cô ấy chọn lối hát dựng khẩu hình để âm thanh dày lên cho phù hợp hơn với cách hát solo bài Quốc ca. Bởi nếu hát theo kiểu Pop đơn thuần thì bài hát sẽ bị biến tướng đi rất nhiều.
Những ý kiến trái chiều về chuyện này, có lẽ là do cảm nhận. Tôi nghĩ đó là thói quen nghe và tiếp nhận. Nhưng đọc lại những tranh cãi trong câu chuyện này tôi thấy hình như dư luận đang quá gay gắt khi quy kết phần trình diễn của Mỹ Linh “nghe như hát đám ma”.
Xem lại clip mọi người có thấy Mỹ Linh đùa cợt hay không nghiêm túc ở trong chuyện thể hiện bài hát này không? Tại sao lại có những nhận xét thiếu thiện chí như thế?

|
MỸ Linh chịu nhiều áp lực từ phía dư luận khi có cách thể hiện mới với bài "Quốc ca". |
Nói rộng ra thì Mỹ Linh không phải trường hợp đầu tiên bị “ném đá” tập thể khi làm mới ca khúc. Hơn 10 năm trước Thanh Lam từng bị phán xử kịch liệt khi bị kết tội ‘ăn hiếp” nhạc Trinh sau khi phát hành hai album “Ru mãi ngàn năm” (2004) và “Này em có nhớ” (2005). Anh có ngạc nhiên về cách hành xử này của công chúng không?
- Chuyện xảy ra với Linh cũng như chuyện đã xảy ra với Thanh Lam khi xưa. Tất cả đều nằm ở “định kiến chết người” từ phía công chúng.
Từ trước đến giờ, nhạc Trịnh đã quá thành công thông qua giọng hát Khánh Ly. Đến nỗi, người ta mặc định khi nghe nhạc Trịnh thì đương nhiên phải là cách thể hiện của Khánh Ly, dần dần nó thành định kiến ăn sâu vào đầu óc.
Âm nhạc không thể bó hẹp như vậy, đứng trước tác phẩm mỗi người một cảm nhận. Đối với Thanh Lam, cô ấy thể hiện các tác phẩm Trịnh Công Sơn theo tình cảm và cách cảm nhận của mình.
Có thể có người thích, còn lại những người không thích là họ đang nghe theo định kiến, theo cách thể hiện của Khánh Ly. Phê bình cũng được nhưng nên nghe cho kỹ để thẩm thấu hết những tình cảm và suy tư của người ca sĩ thể hiện tác phẩm.
Mỗi người thể hiện một kiểu, có thể thành công nhất là Khánh Ly nhưng không có nghĩa là người khác không được hát, hoặc hát khác cách thể hiện của Khánh Ly thì là sai.
Cá nhân anh thích cách thể hiện của Thanh Lam hay Khánh Ly?
- Tôi thích cách suy tư và sự tìm tòi trong việc thể hiện của Thanh Lam ở các tác phẩm âm nhạc nói chung, không riêng gì nhạc Trịnh. Lam luôn tìm tòi nhiều cách thể hiện trong một ca khúc và trong từng cách thể hiện đó cô ấy lại luôn tìm ra cái hay nhất. Từ đó đúc kết cho mình được sự thể hiện hiệu quả nhất với tác phẩm.
Cách làm việc này của Thanh Lam rất là nghiêm túc. Đối nhạc Trịnh thì Lam cũng làm thế. Âm nhạc là nghệ thuật thời gian. Khi nghe hết một bài hát 4-5 phút sau đó hồi tưởng lại mới thấy được nó hay nó đẹp ra sao. Nghe nhạc cũng còn phụ thuộc vào cảm xúc. Người nghe cảm nhận mỗi lúc một khác. Do đó đừng áp đặt những định kiến của mình lên người khác.
Nhưng người ta bảo không chấp nhận được khi Thanh Lam đưa quá nhiều cá tính của mình vào xử lý nhạc Trịnh khi có những màn hú hét như nhạc Âu Mỹ?
Giọng hát của Lam quá đặc biệt. Cái gì Lam hát ra cũng là Lam hết. Nó là cá tính, và khi đã là cá tính thì khó thay đổi. Tôi nghĩ những ai không thích thì đừng nghe và phán xét Lam. Vì những kiểu “ném đá tập thể’ này không giúp ích hay khích lệ gì cho sự sáng tạo chung.
Ấu trĩ khi chê Mỹ Linh
Mỹ Linh, Thanh Lam đều là những nghệ sĩ có cá tính, nhưng họ hình như phải chịu thua trước những định kiến trong thưởng thức của khán giả?
- Rõ ràng nghệ sĩ như Linh hay Lam đều cá tính và cũng phần nào cực đoan. Những nghệ sĩ lớn có thể đôi khi rất cực đoan, họ không muốn tác phẩm của mình dẫm chân vào lối mòn của chính mình hay người khác. Người ta sẽ phải tìm ra cái gì mới để không lặp lại chính những gì mình đã làm ra.
Đối với khán giả, họ luôn luôn đòi hỏi cái mới. Nhưng lấy câu chuyện Thanh Lam hát nhạc Trịnh hay Mỹ Linh hát “Quốc ca” ra để thấy khi ai làm cái gì đó khác với định kiến của họ thì họ lại bảo không đúng, là phá hỏng tác phẩm.
Thực ra âm nhạc không có gì là đúng – sai, chỉ có hay và không hay. Nhưng quan điểm cực đoan này sẽ làm thui chột đi sự phát triển của âm nhạc. Thế mới thấy sự dung hòa giữa những người cực đoan là quá khó.

|
Nhạc sĩ Ngọc Châu |
Các ca sĩ khi những sáng tạo mới của mình bị “ném đá” thì thường co lại và không dám làm nữa thì phải?
- Tôi nghĩ chỉ những gì bám rễ sâu vào đời sống mới có thể tồn tại lâu dài. Những người bị lung lay bởi bão dư luận, nhiều khi chuyển hướng sang những cái không phải thế mạnh của mình thì đấy là những người non yếu, phải chấp nhận bị thui chột thôi. Không có cách nào khác, những người sáng tạo phải là những người vượt qua định kiến.
Nhưng có nhưng định kiến trở thành “bản án kết tội” như trường hợp Mỹ Linh hát Quốc ca, thì anh nghĩ các nghệ sĩ có dễ dàng vượt qua nổi?
- Trong trường hợp Mỹ Linh thì tôi thấy những kết tội, định kiến từ khán giả, công chúng là buồn cười. Những định kiến kiểu này làm cho tôi nhớ đến thời Trung cổ khi người ta kết tội rồi trói lại, ném đá cho đến chết một người. Hành động đấy thể hiện sự ấu trĩ.
Anh có kinh hãi sự kết tội ấu trĩ này của công chúng không?
- Nhận định về tác phẩm văn hóa nghệ thuật nói chung buộc lòng người nghe, xem, đọc phải có kiến thức nhất định. Khi buông lời nhận xét thì phải có trách nhiệm với bình phẩm của mình. Khi mình nói không đúng thì người đáng bị lên án chính là bản thân mình. Tôi thực sự kinh sợ trước kiểu bình phẩm thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa này.
Tôi tự dằn vặt mình vì bị chê hát dở giống Mỹ Linh" alt=""/>Sự ấu trĩ trong việc 'ném đá' Thanh Lam, Mỹ Linh
Bắt đầu cuộc sống mới với những con người xa lạ, Bảo Ngọc (SN 1996, quê Biên Hòa, Đồng Nai) tâm sự, cô đã gặp cú sốc về văn hóa. Thế nhưng, nhờ tình yêu thương của chồng và sự giúp đỡ của mẹ chồng, cô đã vượt qua được, nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. |
Mẹ chồng đã giúp đỡ Bảo Ngọc khi cô bước chân vào cuộc sống hôn nhân |
Vợ chồng Bảo Ngọc đang ở cùng mẹ chồng trong căn nhà 2 tầng, có 2 phòng ngủ và một khoảng sân nhỏ thoáng đãng tại London (Anh).
‘Ông xã tôi là con trai một, bố chồng mất đã lâu. 2 vợ chồng muốn có thời gian vui vẻ và chăm sóc mẹ chồng nên chưa muốn ra ở riêng’, Bảo Ngọc tâm sự.
9x chia sẻ, ngày mới sang cô muốn sinh con ngay nhưng Fearghus - chồng cô đề nghị kế hoạch khoảng 5-10 năm. Điều này làm cô hơi sốc, ngay cả mẹ chồng và bà nội chồng 80 tuổi cũng tán đồng ý kiến như vậy.
‘Chồng tôi giải thích, do tuổi hai vợ chồng còn trẻ, muốn tập trung xây dựng kinh tế, tương lai có thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Mẹ chồng và bà nội thì muốn tôi có thời gian thư giãn, tận hưởng quãng thời gian son rỗi, làm điều mình thích vì ít nữa có con sẽ vướng bận hơn’, Bảo Ngọc chia sẻ.
 |
Cô dâu Việt nhận được sự yêu thương của mẹ chồng và bà nội chồng |
Bên cạnh chuyện sinh con, vấn đề ăn uống, nấu nướng Bảo Ngọc cũng phải tập thích nghi dần.
‘Tôi không quen ăn đồ Tây, vẫn thích đồ Việt hơn. Bữa nào ăn chung, tôi thường nấu 2 kiểu. Mẹ chồng thương, hay hỗ trợ con dâu việc nhà. Đặc biệt, sống chung với mẹ chồng nhưng chúng tôi ăn riêng. Khi nào muốn ăn chung, cả nhà sẽ hẹn trước.
Vì ngoài việc ở cơ quan, hai vợ chồng tôi bận một số công việc khác nên hay ra ngoài ăn cho tiện. Mẹ chồng chủ động ăn một mình. Bà khá thoải mái, không có thói quen xét nét con dâu’, Bảo Ngọc kể.
 |
Tình cảm của cặp vợ chồng trẻ vẫn vẹn nguyên sau gần 4 năm kết hôn |
Nhắc đến mẹ chồng, Bảo Ngọc cho hay, bà đối xử với cô tử tế, coi như con gái, chia sẻ mọi chuyện trong cuộc sống. Con dâu thích ăn gì, mặc đồ ra sao, bà đều ghi nhớ, mua cho cô. Đáp lại, cô thường xuyên mua quà tặng mẹ chồng, những món quà nhỏ xinh, hợp sở thích của bà.
‘Mẹ chồng thích món ăn tôi nấu, nhất là mì xào và phở. Đi đâu mẹ cũng nói: ‘I love her so much’ nghĩa là 'Tôi yêu con dâu rất nhiều'. Để tình cảm gia đình gắn kết, vào đầu tháng vợ chồng tôi sẽ mời mẹ ra nhà hàng ăn tối.
Bà nội chồng sống ở hòn đảo nhỏ, cách London khoảng 4 tiếng đi xe, lâu lâu tôi cùng mẹ chồng tranh thủ qua thăm bà. Bà vui tính, dễ gần. Ngày trước tổ chức cưới ở Việt Nam, bà lớn tuổi là vậy nhưng vẫn cố gắng thu xếp sang tham dự’, cô gái gốc Biên Hòa vui vẻ tâm sự.
 |
Một buổi đi mua sắm của Bảo Ngọc cùng bà nội chồng và mẹ chồng |
Chia sẻ thêm về hôn nhân của mình với người chồng ngoại quốc, Bảo Ngọc gói gọn trong 4 chữ: ‘Viên mãn và hạnh phúc’.
Cô hài lòng và an yên với những gì đang có, được mẹ chồng và chồng tạo điều kiện làm bất cứ thứ gì cô thích.
‘Vợ chồng tôi luôn thẳng thắn với nhau tất cả mọi chuyện. Biết tính vợ tiết kiệm, thu nhập hàng tháng được bao nhiêu, anh đều đưa tôi giữ. Hai vợ chồng cùng lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm bao nhiêu tiền...
May mắn, tôi sang Anh là đi làm ngay, hai vợ chồng đều có lương nên cuộc sống khá ổn định. Công việc đầu tiên tôi làm là nhân viên trường mầm non, sau đó là siêu thị và giờ là nhân viên sân bay.
Chồng tôi làm nhân viên an ninh sân bay nhưng hai vợ chồng ít khi gặp mặt nhau ở chỗ làm. Vì sân bay khá rộng, có tới 5 cửa bay. Việc di chuyển giữa các cửa bay cũng mất nhiều thời gian’, Bảo Ngọc cho hay.
Cô dâu Việt nhận xét chồng không thuộc tuýp người lãng mạn. Vào những dịp kỷ niệm hay ngày lễ, Fearghus không có thói quen đưa vợ ra nhà hàng dùng bữa tối ngọt ngào. Bù lại anh hay tạo ra bất ngờ nho nhỏ, làm Bảo Ngọc vô cùng xúc động.
 |
Món quà sinh nhật ý nghĩa Bảo Ngọc nhận từ chồng |
‘Chồng không lãng mạn như người khác nhưng quan tâm vợ đúng lúc. Biết tôi thích một con gấu bông to nên ngày sinh nhật mới đây, ông xã bí mật đi mua, cất ở một góc. Đến tối hai vợ chồng thổi nến, anh mang ra tặng.
Món quà tuy đơn giản, không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng ẩn chứa nhiều tình cảm. Tôi rất nâng niu món quà đó. Anh có thể mua tặng vợ những món quà đắt tiền hơn nhưng biết tính tôi tiết kiệm, nếu mua quà to tát, kiểu gì tôi cũng tiếc tiền nên anh lựa chọn món quà này. Hôn nhân đâu cần phải cao sang, chỉ cần dành cho nhau sự quan tâm nhỏ nhặt như vậy là đủ’, Bảo Ngọc mỉm cười, nói tiếp.
Điều khiến Bảo Ngọc trân trọng cuộc hôn nhân của mình là tình cảm mà Fearghus dành cho bố mẹ cô.
‘Anh hay mua đồ, thực phẩm chức năng gửi về Việt Nam cho bố mẹ vợ. Ngày cưới, ông xã nắm tay tôi và nói, sẽ cùng tôi chăm sóc bố mẹ thật tốt. Đến bây giờ, anh vẫn luôn thực hiện lời hứa năm đó.
Ngày nào anh cũng chủ động nhắn tin hỏi thăm mẹ vợ. Mẹ tôi đang học thêm tiếng Anh để trò chuyện với thông gia và con rể nhiều hơn. Có lúc tôi nghĩ vẩn vơ, sợ một ngày anh sẽ thay đổi, nhưng gần 4 năm kết hôn, tình cảm anh dành cho tôi vẫn nguyên vẹn’, 9x Biên Hòa bộc bạch.
Bên cạnh những hạnh phúc, Bảo Ngọc thừa nhận, cô và chồng có nhiều điểm khác biệt. Nếu không thật sự bao dung và chia sẻ, có lẽ khó sống được đến hôm nay.
‘Anh là người trầm tính, còn tôi là người sôi nổi, vui vẻ. Mặc dù vậy, chúng tôi chưa xích mích, cãi cọ bao giờ’, Bảo Ngọc kể.
Bảo Ngọc tiết lộ, cô thường tìm niềm vui bằng cách làm kênh Youtube tiếng Việt, giới thiệu về nước Anh. 'Đó là cách để tôi giải tỏa căng thẳng sau mỗi ngày làm việc', Bảo Ngọc nói.
 |
Cô gái người Việt đang cùng chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc ở Anh. |

Tình yêu ngọt ngào của cô gái Đồng Nai và chàng trai người Anh
Sau 2 tuần gặp mặt ngoài đời, chàng trai người Anh nảy sinh tình cảm sâu sắc với cô gái Việt Nam xinh xắn và nhanh chóng ngỏ lời cầu hôn cô.
" alt=""/>Cuộc sống của cô gái Việt làm dâu trong gia đình người Anh