iPhone bán chậm trong bối cảnh Huawei Trung Quốc lại có bước tiến đáng kể trên thị trường toàn cầu, thách thức cả Apple lẫn Samsung. Richard Yu, Giám đốc sản phẩm tiêu dùng của Huawei, tự tin có thể đạt mục tiêu bán ra 140 triệu máy trong năm nay, tăng 30% so với năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2016, công ty đã xuất xưởng 60,6 triệu máy, tăng 25%.
Thành công của Huawei đã nói lên sức ép cạnh tranh mà iPhone đang đối mặt. Apple không cạnh tranh trên phân khúc thấp cấp nhưng những thương hiệu vốn bắt đầu từ những mẫu điện thoại giá rẻ như Huawei lại gây trở ngại về sau với nhiều sản phẩm cao cấp hơn.
Apple bán được 40,4 triệu iPhone trong quý vừa qua, giảm từ 47,5 triệu máy của cùng kỳ năm 2015. Quý đầu năm nay iPhone đã chứng kiến lượng bán ra giảm lần đầu tiên kể từ khi ra mắt năm 2007.
Trong một cuộc phỏng vấn, CEO Tim Cook cho rằng nhu cầu iPhone tốt hơn những con số báo cáo vì thực tế công ty đã giảm hơn 4 triệu máy tồn kho. Ông cũng cảm thấy được khuyến khích bởi doanh thu từ iPad tăng trưởng trở lại lần đầu tiên trong 10 quý và doanh thu từ các dịch vụ Apple ngày càng mạnh mẽ. Theo ông, “quý vừa rồi rất bất ngờ vì nó tốt hơn chúng tôi dự tính từ nhiều góc độ”.
" alt=""/>Apple ngày càng bán được ít iPhoneNở rộ tình trạng lừa đảo qua email
Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và CNTT cho biết, thời gian gần đây, Cục đã tiếp nhận thông tin về trường hợp doanh nghiệp X của Việt Nam bị lừa đảo tài chính trong quá trình giao dịch với đối tác tại nước ngoài.
Cụ thể, theo thông tin doanh nghiệp X cung cấp, tháng 6/2016, Công ty X có trụ sở tại TP.HCM đã ký hợp đồng mua bán nguyên liệu hạt nhựa với Công ty Y của Singapore. Hai bên là đối tác thường xuyên, đã nhiều lần thanh toán qua Ngân hàng Singapore.
Trong tháng 6/2016, Công ty X nhận được email từ đối tác Singapore thông báo lý do công ty đang bị kiểm toán nên yêu cầu công ty X thanh toán qua tài khoản ngân hàng tại Cộng hòa Séc, có kèm theo là chứng từ ủy quyền. Tên tài khoản tại ngân hàng Cộng hòa Séc là tên Công ty Y, giống tên tài khoản tại Singapore. Hai ngày sau, Công ty X thực hiện chuyển tiền và một tuần sau liên lạc với Công ty Y tại Singapore về việc đã chuyển tiền nhưng Công ty Y cho biết họ không có yêu cầu thanh toán và cũng không có tài khoản ngân hàng tại Cộng hòa Séc.
Cục TMĐT và CNTT nhận định, từ các thông tin Công ty X cung cấp, có thể thấy rằng các thông tin giao dịch của của Công ty X (TP.HCM) với Công ty Y (tại Singapore) qua thư điện tử đã bị đánh cắp. Đối tượng đánh cắp đã sử dụng những thông tin này để tiến hành lừa đảo Công ty X bằng cách tạo một tài khoản doanh nghiệp có tên giống tài khoản 2 bên thường giao dịch và sử dụng email giả danh email giao dịch của Công ty Y để yêu cầu chuyển tiền. Ngay sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền, đối tượng đánh cắp đã tới ngân hàng và rút phần lớn số tiền.
“ Cục TMĐT và CNTT đã liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Séc để tư vấn cho doanh nghiệp; đồng thời đề nghị Công ty X liên hệ với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Tổng Cục cảnh sát, Bộ Công An để tìm hướng giải quyết. Song đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khác về bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài”, Cục TMĐT và CNTT nhấn mạnh.
Cũng theo Cục TMĐT và CNTT, trong vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn nhiều, với nhiều hình thức. Đơn cử như, sử dụng tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của 2 bên doanh nghiệp đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mạo nội dung giao dịch nhằm yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo.
" alt=""/>Doanh nghiệp vẫn liên tiếp bị kẻ xấu lừa đảo qua email