Nhờ sự nỗ lực, hai năm sau, Sơn tốt nghiệp thủ khoa bậc đại học, sau đó tiếp tục trở thành thủ khoa chương trình thạc sĩ tại Đại học Sheffield Hallam. Đây đều là những điều không tưởng ở thời điểm cậu sinh viên Việt Nam vừa “chân ướt, chân ráo” tới Anh du học.
“Nhưng có bao nhiêu lần trong đời, mình có cơ hội được ước mơ lớn. Giống như cố Thủ tướng Anh Winston Churchill từng chia sẻ: “Giờ không phải lúc dành cho những điều dễ dàng và thoải mái. Giờ là lúc để thách thức và can trường”. Câu nói ấy đã truyền động lực, giúp tôi can trường bước ra khỏi vùng an toàn của mình”, Sơn nói.
Sau đó, anh quyết định thử thách bản thân, nộp hồ sơ vào Đại học Oxford và được nhận vào bậc tiến sĩ. Anh trở thành sinh viên Việt Nam đầu tiên trong lịch sử hơn 250 năm của phân viện Harris Manchester.
Học tập trong ngôi trường hàng đầu thế giới, có nhiều điều làm thay đổi cách nhìn của Sơn. “Chẳng hạn khi tham gia Formal Dinner (bữa ăn tối trang trọng), tôi ấn tượng với cách dùng dao dĩa hay cung cách trên bàn ăn của những người bạn xuất thân quý tộc. Dù không nói nhiều về bản thân nhưng trong họ vẫn toát lên vẻ khác biệt, rất lịch thiệp, đúng mực, chuẩn chỉ. Tôi không tự ti về xuất thân của mình, nhưng cũng hiểu rằng nên nhìn vào cái hay, cái đẹp của họ để học hỏi và phát triển”.
Trong năm đầu học tại Oxford, Sơn “sốc” khi mọi thứ đều do bản thân phải tự học, tự tìm tòi. “Các giáo sư sẽ không cầm tay chỉ việc hay hướng dẫn các kiến thức cơ bản mà chỉ đề cập đến các môn, lĩnh vực để người học tự tìm đọc, nghiên cứu. Đó là lý do khiến Oxford luôn tuyển đầu vào là những người xuất sắc, tinh hoa”.
Có một điều may mắn, bản thân anh chưa từng thấy nản chí trước những khó khăn ấy. Trong quãng thời gian tại Oxford, anh Sơn lựa chọn hướng nghiên cứu liên quan đến việc ứng dụng của siêu vật liệu trong việc truyền dẫn thông tin trong môi trường dẫn điện.
Khác với các trường đại học top dưới, nghiên cứu đa phần được “nâng cấp” từ các nghiên cứu “kinh điển” trước đó, tại những trường hàng đầu như Oxford, giáo sư đều là “cha đẻ” của một lĩnh vực hẹp nào đó. Theo anh Sơn, đây là một lợi thế vì sẽ không có nhiều sự cạnh cạnh tranh. Cũng vì là người đầu tiên nghiên cứu ra cái mới, các nghiên cứu này đều sẽ được công nhận.
Một năm dưới sự hướng dẫn của giáo sư tại Đại học Oxford, các nghiên cứu của anh Sơn đều cho ra kết quả tốt. Trong quãng thời gian ở Oxford, anh có 6 bài báo đăng trên các tạp chí và 11 bài công bố tại các hội thảo quốc tế.
Người sáng chế cuộn dây RF dùng cho máy chụp cộng hưởng từ mạnh nhất thế giới
Hoàn thành xong luận án tiến sĩ vào năm 2020, anh Sơn tiếp tục trở thành nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Đại học Glasgow, chuyển hướng nghiên cứu sang lĩnh vực thiết bị y tế. Tại đây, anh trở thành người đầu tiên sáng chế thành công cuộn dây RF trị giá hơn 12 tỷ đồng, dùng để chụp não cho máy chụp cộng hưởng từ tại từ trường 11,7 Tesla.
Đây là loại máy cộng hưởng từ mạnh nhất dành cho người đến thời điểm hiện tại, được Pháp chế tạo và hoàn thiện trong suốt 20 năm. 9X người Việt được “đặt hàng” chế tạo ra cuộn dây RF vào đầu năm 2021.
Anh dò dẫm bước đi, không chỉ phải đảm bảo về tính hiệu quả mà còn cần tuân thủ các tiêu chuẩn y khoa nghiêm ngặt. Sau gần 2 năm nghiên cứu, thử nghiệm, không ít lần nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, cuộn dây đầu tiên hoàn thành và được anh chuyển giao cho Pháp từ tháng 8/2022.
Nghiên cứu này của anh sau đó cũng được đăng tải trên trang bìa của tạp chí đầu ngành MRI – Magnetic Resonance in Medicine. Đến tháng 9/2023, anh tiếp tục bàn giao cuộn dây RF thứ 2 với những cải tiến đáng kể về cấu trúc, hiệu suất, tăng tín hiệu và giảm nhiễu.
Với những kết quả này, TS Chu Công Sơn nhận được lời mời nghiên cứu của Chính phủ Anh cho dự án phát triển máy MRI 11,7 Tesla tại Đại học Nottingham, dùng để chụp các phân tử carbon, phốt pho... Đây là dự án được Chính phủ cấp lên tới 38 triệu bảng.
Nhìn lại hành trình đã đi qua, anh Sơn nhận thấy rằng việc có đi được đến thành công hay không vốn dĩ phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Bởi, cho dù vận tốc của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu kiên trì, cứ đi rồi sẽ tới.
“Quan trọng bản thân phải chọn làm và sẵn sàng đầu tư thời gian cho những điều đó. Giống như tôi trước đây, ngày nào cũng miệt mài trên sân bóng rổ, nhưng tôi đã chọn việc chơi cho đến năm 21 tuổi. Sau đó, tôi dừng lại và bắt đầu học tiếng Anh để chuẩn bị cho hành trình du học, dẫu muộn hơn rất nhiều bạn bè đồng trang lứa.
Nhưng cũng nhờ đó, tôi đã được ngồi trong căn phòng Einstein đã từng làm việc, ngắm nhìn tấm bảng đen huyền thoại về các phương trình kết nối giữa mật độ, độ tuổi và kích thước của vũ trụ, được thấy tấm bản đồ đầu tiên của Trung Địa được phác thảo bởi Tolkien”.
Dẫu con đường đi đến thành công chưa bao giờ dễ dàng, nhưng theo TS Chu Công Sơn, đó cũng không phải là một cánh cửa đóng chặt. Điều quan trọng nhất là bản thân không bỏ cuộc và “cứ đi rồi sẽ tới, cơ hội chắc chắn sẽ dành cho mình”.
Đội hình xuất phát Nam Định vs SHB Đà Nẵng
Nam Định:Nguyên Mạnh (26), Thanh Hào (3), Lucas Alves (4), Văn Kiên (13), Hồng Duy (7), Tuấn Anh (Đức Huy 79'), Hoàng Anh (Văn Toàn 64'), Văn Công (16), Văn Vũ (28), Mpande (18), Văn Đạt (Xuân Son 46').
SHB Đà Nẵng:Thanh Bình (84), Duy Cương (20), Quang Hùng (34), Marlon Almeida (3), Văn Hưng (43), Minh Quang (38), Hồng Sơn (95), Phi Hoàng (21), Đình Duy (18), Văn Long (11), Werick (23).
Tuy nhiên điểm khác nhau là, Mô tả công việc bao gồm các nhiệm vụ và trách nhiệm mà bạn mong đợi ở ứng viên, còn Mô tả vị trí thể hiện rõ hơn về vai trò và phạm vi quyền hạn của vị trí.
Cụ thể, Mô tả công việc được sử dụng cho mục đích phân loại và đánh giá công việc; mức độ kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn mong đợi; các vai trò và trách nhiệm thường trực của công việc.
Ngoài ra, Mô tả công việc còn là cơ sở để đo lường mức độ hoàn thành công việc, cũng là khuôn khổ để công ty xác định các điều kiện cần thiết cho nhân sự thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo việc chấm điểm và trả lương được xây dựng một cách công bằng cho vị trí này; là căn cứ xác định các hành vi được chấp nhận và những hành vi sai trái.
Trong khi đó, Mô tả vị trí là việc mô tả các chức năng cần thiết của một vị trí. Nó thể hiện chỗ đứng, cấp bậc của vị trí đó trong một bộ phận cụ thể hoặc trong hệ thống nhân sự; là căn cứ để xây dựng hệ thống nhiệm vụ công việc, lịch trình làm việc và các quyền hạn được tiếp cận; dùng làm cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn về hiệu suất và mục tiêu cụ thể với vị trí đó.
Đồng thời, Mô tả vị trí đặt ra mục tiêu lâu dài, hoặc hướng phát triển sự nghiệp khả thi của vị trí đó trong doanh nghiệp, tổ chức. Đối với công tác nhân sự, mô tả vị trí làm căn cứ cho sơ đồ tổ chức nhân sự lâu dài.
Bản mô tả vị trí này cũng sẽ được cấp quản lý xem xét lại hàng năm đối với từng nhân sự sau các đợt đánh giá hiệu suất, và nên được chia sẻ công khai đối với nhân sự đó để hai bên thống nhất về hiện trạng và mục tiêu cho tương lai.
Theo CareerViet, thông thường, nội dung Mô tả vị trí được sử dụng cho các tin tuyển dụng từ quản lý cấp trung trở lên; và được xác định/duyệt/chuẩn bị bởi người quản lý cấp cao của bộ phận. Tuy vậy, những thông tin mô tả vị trí cho cả những công việc mang tính “đầu vào” sẽ cho các ứng viên tiềm năng thấy sự chu đáo của nhà tuyển dụng, tầm nhìn xa của doanh nghiệp về việc phát triển lực lượng nhân sự cũng như tương lai bền vững mà ứng viên có thể có được khi tham gia vào tổ chức. Có được tầm nhìn xa về chỗ đứng của bản thân trong tổ chức, nhân sự sẽ có động lực phấn đấu và tránh được tình trạng mông lung về vai trò của mình.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Lý giải việc tin tuyển dụng nên có thêm phần ‘mô tả vị trí’