Tàu HQ 996 xuất phát từ Khánh Hòa vào buổi chiều biển lặng cuối tháng 3/2009. Chuyến thăm Trường Sa lần này ngoài Bộ Quốc phòng còn có đại diện của Bộ TT&TT do Thứ trưởng Trần Đức Lai dẫn đầu, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và một số cơ quan thông tấn báo chí.
Thị trấn giữa biển khơi
Sau hai ngày trên biển, chúng tôi đến đảo Trường Sa Lớn. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về một phần máu thịt của Tổ quốc nơi đầu sóng, ngọn gió là hình ảnh đầy thơ mộng với rất nhiều cây xanh và thấp thoáng những cánh quạt năng lượng gió như những thị trấn trong mơ…
![]() |
Thứ trưởng Trần Đức Lai thăm UBND thị trấn Trường Sa. |
Sau buổi gặp gỡ các chiến sĩ trên đảo, Thứ trưởng Trần Đức Lai đã đi thăm và tặng quà cho ngư dân trên đảo Trường Sa Lớn. Cuộc sống trên đảo Trường Sa hôm nay đã được "thay áo mới". Những dãy nhà dân trên đảo được xây dựng và thiết kế rất đẹp, nằm cạnh UBND thị trấn Trường Sa, sát bờ biển. Mỗi căn hộ có 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, bếp ăn và vườn rau để tăng gia và nuôi gà vịt. Chúng tôi đến thăm nhà gia đình anh Nguyễn Bình Phương và chị Trương Thị Quyên, một hộ ngư dân trên đảo Trường Sa Lớn. Anh Phương vui mừng cho biết: “Đời sống của gia đình và các hộ dân trên đảo rất tốt. Chúng tôi đã trồng được rau, nuôi gà vịt và bây giờ có cả tivi và điện thoại di động để liên lạc với đất liền nên đời sống gia đình rất thoải mái. Thậm chí nhiều hộ trên đất liền mơ cũng không được”.
Riêng gia đình anh Đặng Thanh Chương, ngoài chiếc điện thoại di động, anh còn nhờ người thân trong đất liền gửi ra cho chiếc điện thoại HomePhone của Viettel. Nhờ phương tiện thông tin liên lạc này mà nỗi nhớ đất liền và gia đình của anh bớt nguôi ngoai. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Trung và chị Lương Thị Tình bộc bạch: “Qua chiếc điện thoại di động, tuy người ở xa nhưng nghe thì thấy gần lắm. Cuộc sống trên đảo rất tốt, con cái chúng tôi đều được học hành, điều kiện sinh hoạt tương đối đầy đủ. Nhưng nếu Bộ TT&&TT xem xét hỗ trợ thêm điện thoại cố định để liên lạc thì chúng tôi mừng lắm".
Còn hộ gia đình anh Nguyễn Đăng Thi vui vẻ khoe với chúng tôi, thị trấn Trường Sa là thị trấn duy nhất tại Việt Nam không có tai nạn giao thông bởi ở đây chỉ có phương tiện đi lại duy nhất là đi bộ. Những người dân sống trên đảo với nhau và với các chiến sỹ trên đảo thân tình như người nhà. Gia đình nào đi đánh được cá thì đều chia cho các gia đình khác và bộ đội cùng ăn. Thậm chí trồng được nhiều rau họ cũng đem chia cho các chiến sĩ.
![]() |
Trồng rau xanh làm thực phẩm ngay trên đảo. |
Anh Thi cho biết, 100% thanh niên của các hộ dân trên đảo đều tham gia dân quân tự vệ, sẵn sàng chắc tay súng sát cánh cùng các chiến sỹ trên đảo bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Còn các phụ nữ trên đảo vào ngày cuối tuần lại tụ tập với nhau nấu những món ăn chung từ chính những sản phẩm mà họ nuôi trồng được hay từ nguồn đánh bắt hải sản...
Cuộc sống thường ngày nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc trôi đi bình yên và những người dân nơi đây ngày càng gắn bó với đảo xa.
Lính đảo thời Mobile vẫn ngóng thư nhà
" alt=""/>Trường Sa không còn xaNgày 4/5, Điện lực Sài Gòn ra quân thí điểm chỉnh trang hệ thống dây thông tin trên đường Trương Định (đoạn từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Lý Chính Thắng) và xung quanh Hội trường TPHCM (gồm các tuyến đường Bà Huyện Thanh Quan, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thông).
" alt=""/>Điện lực TP.HCM xử cáp viễn thông “ăn theo”Một đội tuần tra an ninh bên ngoài chợ bán buôn hải sản Vũ Hán Huânan, nơi được xác định là nơi xảy ra vụ dịch.
Tại Singapore, Bộ Y tế trước đó cho biết đã được thông báo về một trường hợp nghi ngờ, liên quan đến một bé gái ba tuổi đến từ Trung Quốc bị viêm phổi và có tiền sử du lịch đến Vũ Hán.
Còn ở Macau cũng báo cáo bốn trường hợp bệnh nhân gần đây đã đến Vũ Hán và phát triển các triệu chứng nghi ngờ viêm phổi, nhưng tất cả đều được xác nhận là cúm hoặc các loại virus thông thường khác.
Theo điều tra ban đầu, khu chợ hải sản - nơi được coi là xuất phát điểm chung của các bệnh nhân mắc bệnh phổi lạ, hiện đã được đóng cửa và khử trùng. Ngoài hải sản tươi sống, đây còn là nơi bán gia cầm, thỏ và một số động vật hoang dã khác.
Các bác sĩ cũng được yêu cầu báo cáo chi tiết các trường hợp bệnh nhân bị sốt và các triệu chứng hô hấp cấp tính hoặc các triệu chứng viêm phổi đã đến Vũ Hán trong vòng 14 ngày trước khi phát bệnh, cho dù họ có đến bất kỳ khu chợ ẩm ướt hay chợ hải sản nào ở đó hay không.
Vào tối chủ nhật ngày 5/1, các nhà chức trách y tế ở Trung Quốc đại lục đã lên tiếng cho biết virus này không phải là hội chứng hô cấp cấp tính nặng (Sars) hay hội chứng hô hấp Trung Đông (Mers), nhưng việc xác định chủng virus này vẫn đang được gấp rút tiến hành.
Một bức ảnh được chụp vào ngày 3 tháng 1 năm 2020, cho thấy khách du lịch đến Nhà ga số 1 của Sân bay Changi.
Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, hiện tại các sân bay ở Singapore, Hong Kong hay Đài Loan Trung Quốc đều được lắp đặt máy kiểm soát thân nhiệt nhằm sàng lọc và chăm sóc những người nhập cảnh có thân nhiệt cao bất thường tới từ Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc đang là tiêu điểm chú ý về nỗ lực phát hiện, kiểm soát và phòng ngừa bệnh phổi bí ẩn này. Nhất là trong bối cảnh những năm gần đây, các địa phương tại Trung Quốc đã ghi nhận một số dịch bệnh mới, nguy hiểm như cúm A (H7N9), dịch hạch và mới đây là viêm phổi cấp không rõ nguyên nhân. Không chỉ đối mặt với dịch viêm phổi lạ, mùa cúm tại trung Quốc cũng đang ở mức đỉnh điểm giữa tháng 1 và tháng 3.
Đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết họ đã biết về sự việc và đã liên hệ với chính phủ Trung Quốc, “WHO đang theo dõi chặt chẽ sự kiện này và sẽ chia sẻ chi tiết hơn khi chúng tôi nắm được thông tin”.
Dịch SARS nguy hiểm như thế nào?
SARS là hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003.
Phần lớn bệnh nhân là người lớn trên 65 tuổi. Nếu bạn bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim hoặc sức đề kháng yếu và mắc thêm bệnh SARS, bạn sẽ dễ bị biến chứng và nguy cơ tử vong tăng cao.
An An (Theo Asia One)
- Ở tuổi 26, Thương tuyệt vọng chia tay bàn trai khi biết mình không có âm đạo, không thể quan hệ hay mang thai tự nhiên.
" alt=""/>59 người nhập viện tại Trung Quốc vì dịch viêm phổi lạ