Tuy nhiên, Thường trực UBND TP.HCM đề nghị Sở GD- ĐT và Sở Y tế tiếp tục phối hợp để hỗ trợ huyện Cần Giờ cũng như 2 trường để hoàn thiện phương án mở cửa đón học sinh. Thứ 4 tuần này Sở Y tế sẽ xuống hỗ trợ cũng như giúp các trường hoàn thiện công tác phòng chống dịch.
Phương án cho học sinh trở lại được sẽ được hoàn thiện và trình Thường trực UBND phê duyệt trong 1 đến 2 tuần nữa, vì vậy thời gian đi học trực tiếp trở lại của học sinh xã đảo Thạnh An lùi lại từ 1 đến 2 tuần so với đề xuất trước đây là ngày 11/10.
Theo ông Xuân, khi xây dựng lại phương án thì sẽ tăng thêm thời gian dạy học trực tiếp. Có thể những khối lớp thí điểm sẽ học trực tiếp toàn bộ chương trình.
Trước đó, huyện Cần Giờ đề xuất cho Trường THCS- THPT Thạnh An được dạy học trực tiếp vào ngày 4/10. Ông Nguyễn Bảo Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho hay nếu được chấp thuận thì ngoài học trực tiếp thì các em vẫn sẽ học trực tuyến song song. Trong đó, 50% thời lượng chương trình sẽ học trực tiếp và 50% học trực tuyến. Riêng các khối lớp còn lại tiếp tục học 100% trực tuyến.
Trong khi đó ở Trường Tiểu học Thạnh An, theo dự kiến trước đó thì 112 học sinh Trường Tiểu học Thạnh An sẽ đến trường học trực tiếp vào ngày 11/10.
![]() |
Trường học ở huyện Cần Giờ |
Đây là học sinh khối 1 và 2. Các em sẽ học trực tiếp 1 buổi. Nhà trường đã cho phun khử khuẩn toàn trường, lau chùi bàn ghế, đồ dùng dạy học, sắp xếp bàn ghế đảm bảo giãn cách. Ngoài ra, thực hiện sửa chữa những hạng mục nhỏ, nhà vệ sinh, chống mối mọt cũng như rà soát, bổ sung các thiết bị y tế thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19...
Tuy nhiên, đến ngày 10/10, TP.HCM vẫn chưa có quyết định về việc này nên học sinh ở hai trường vẫn chưa thể học trực tiếp.
Hiện TP.HCM có hơn 1.500 trường học được trưng dụng chống dịch. Trong đó, chỉ có khoảng 150 trường đã được bàn giao lại, đang sửa chữa, khử khuẩn... để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Dự kiến, khoảng giữa tháng 11, toàn bộ các trường học được trưng dụng sẽ được bàn giao lại và đầu tháng 1 năm 2022, TP.HCM sẽ mở cửa đồng loạt trường học, dạy học trực tiếp trở lại.
Minh Anh
Tính đến hiện tại, có 25 tỉnh, thành đã cho phép 100% học sinh các cấp đến trường. Một số tỉnh như Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận,... cũng đang lên phương án cho học sinh đi học trở lại từ ngày 4/10 tới.
" alt=""/>Học sinh Cần Giờ lùi thời gian học trực tiếp thêm 1U23 Hàn Quốc được đánh giá mạnh nhất và là ứng cử viên cho một trong hai tấm vé vào vòng tứ kết. Suất còn lại sẽ là cuộc cạnh tranh giữa ba đại diện của Đông Nam Á.
Để tuột chiến thắng trước U23 Thái Lan ở trận ra quân, U23 Việt Nam lỡ cơ hội có được ngôi nhì bảng C vào tay chính đối thủ. Dù cùng có số bàn thắng và bàn thua như nhau, tuy nhiên thầy trò HLV Gong Oh Kyun xếp sau do phải nhận nhiều thẻ vàng hơn đội bóng xứ Chùa vàng.
Trong khi đó, U23 Hàn Quốc có được ngôi đầu sau khi đè bẹp U23 Malaysia với tỷ số 4-1 ở trận ra quân.
Ở lượt trận thứ 2, U23 Việt Nam đã xuất sắc cầm hòa 1-1 U23 Hàn Quốc. Vũ Tiến Long là người ghi bàn gỡ hòa cho "những chiến binh sao vàng. Với 2 trận hòa, thầy trò HLV Gong Oh Kyun rộng cửa vào tứ kết khi ở trận cuối, Nhâm Mạnh Dũng và các đồng đội sẽ đối đầu U23 Malaysia.
Nhâm Mạnh Dũng và Bùi Hoàng Việt Anh cùng nhau lập công giúp U23 Việt Nam đánh bại U23 Malaysia để góp mặt ở tứ kết VCK U23 châu Á 2022 với ngôi nhì bảng C.
Ở vòng tứ kết, thầy trò HLV Gong Oh Kyun sẽ đối đầu U23 Saudi Arabia - đội nhất bảng D.
Bảng xếp hạng U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2022:
Thiên Bình
Theo ông Long, tính đến hết quý II/2023, mới chỉ di dời được 657/6.500 căn nhà với 1 dự án đã hoàn thành. 7 dự án dự kiến di dời trước tháng 4/2025, trọng tâm là dự án rạch Xuyên Tâm (di dời 2.134 căn nhà) và dự án Bờ Bắc kênh Đôi (1.017 căn nhà).
Dự kiến đến hết năm 2025, TP.HCM sẽ bồi thường, di dời được 4.250/6.500 căn, chiếm tỷ lệ 65% chỉ tiêu đề ra.
Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết có hai vướng mắc chính khiến cho tiến độ di dời nhà trên và ven kênh, rạch vẫn còn chậm.
Thứ nhất, các dự án di dời nhà trên và ven kênh, rạch kết hợp giải quyết thoát nước chống ngập được Sở Xây dựng đề xuất thuộc danh mục các dự án trọng điểm, cấp thiết phải đầu tư. Tuy nhiên, so với các dự án hạ tầng, công ích khác thì lại không được chọn là dự án cấp bách, ưu tiên hàng đầu.
TP.HCM đang hạn chế ưu tiên vốn cho các dự án không có mặt bằng sạch hoặc các dự án có nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường, nên đa số các dự án chưa được bố trí vốn hoặc giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.
Trên cơ sở kiến nghị của Sở Xây dựng, UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, cân đối nguồn vốn đề xuất bố trí kế hoạch vốn đầu tư công cho các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch.
Thứ hai là những vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM cho hay đa số các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch đều có pháp lý nhà, đất phức tạp.
Các trường hợp thường gặp như nhà không có pháp lý về quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm, một phần trên đất và một phần trên kênh rạch. Điều này dẫn đến việc hiệp thương, bồi thường chậm, làm dự án kéo dài. Nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại, chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo kế hoạch.
Từ những vướng mắc trên, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố ưu tiên nguồn vốn để triển khai các dự án của kế hoạch chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2021 – 2025 và các năm sau.
Giao các sở, ngành liên quan và UBND Q.6 xử lý, giải quyết dứt điểm 88 căn nhà chưa di dời do khiếu nại về chính sách, đơn giá bồi thường của dự án kênh Hàng Bàng giai đoạn 2.