Thế nhưng, Mạnh A Tường không thích ai trong số đó, bà chỉ cảm mến anh họ mình. Bố mẹ bà cũng rất hài lòng về người anh họ này. Những cuộc hôn nhân cận huyết là điều rất bình thường ở những năm 1930. Vì vậy, ở tuổi 14 bà đã lấy chồng.
Không lâu sau khi kết hôn, Mạnh A Tường sinh được cậu con trai cả là Lạc Kiến Thuỵ. Cậu bé từ lúc mới sinh đã ít khóc nhưng vợ chồng bà coi đó là dấu hiệu thông minh. Khi con trai lớn lên, hai vợ chồng mới phát hiện ra có điều gì đó không ổn. Đứa trẻ không chạy nhảy nói chuyện như bạn bè cùng trang lứa.
Mặc dù cậu bé được chạy chữa khắp nơi nhưng vô ích. Lúc 6-7 tuổi cậu bé vẫn chưa biết những kỹ năng sống cơ bản nào, luôn ngồi một mình trong sân, trông rất đáng thương.
Người thân khuyên Mạnh A Tường sinh thêm đứa con để anh em nương tựa vào nhau. Sau đó, đứa con trai thứ hai của bà chào đời. Đáng buồn thay, cậu con trai thứ 2 cũng giống như anh cả.
Nhìn 2 đứa con, vợ chồng bà khóc lóc không biết bao nhiêu lần. Áp lực cuộc sống cũng dần tăng lên khi phải chăm sóc 2 đứa con bị thiểu năng.
Vợ chồng bà vẫn hy vọng sẽ sinh được đứa con bình thường. Kết quả là bà sinh thêm 2 đứa con trai và 3 cô con gái.
Điều khiến họ đau lòng là trí tuệ của cậu con trai thứ 3 vẫn có vấn đề, chỉ có cậu con trai thứ 4 là bình thường nhưng vóc dáng lại thấp bé hơn những đứa trẻ khác.
Điều duy nhất khiến vợ chồng Mạnh A Tường vui mừng là cả 3 cô con gái đều bình thường, sau này sẽ không lo lắng về việc kết hôn.
Vợ chồng Mạnh A Tường ra sức làm lụng để nuôi 7 người con. Khi các cô con gái lớn dần, họ giúp đỡ bố mẹ nhiều nhưng rồi cũng lần lượt đi lấy chồng.
Sống sót trong khó khăn
Vào những năm 1970, vợ chồng Mạnh A Tường đã gần 50 tuổi, sức khỏe kém dần nhưng vẫn vất vả nuôi 4 đứa con.
Từ một người không phải lo lắng cơm ăn áo mặc, giờ đây bà không dám nghỉ ngơi ngày nào. Bà sợ rằng nếu có chuyện gì xảy ra, không biết các con phải sống như thế nào.
Lúc bà 70 tuổi, cô con gái lớn nhất không may mất sớm khiến bà rất đau buồn. Cũng vào thời điểm này, chồng bà qua đời do một tai nạn.
Chứng kiến cảnh người thân lần lượt qua đời, bà hạ quyết tâm chỉ cần còn sống ngày nào sẽ không để con mình phải chết đói.
Cậu con trai thứ 4 thấy mẹ vất vả đã đề nghị ra ngoài làm việc để có thêm thu nhập, gia đình cũng bớt đi một miệng ăn. Cậu con trai này tên là Lạc Kiến Cửu, dù trưởng thành nhưng cao chưa tới 1m6, nặng 40kg.
Năm 2010, Mạnh A Tường đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe ngày càng sa sút, tưởng chừng như sắp không qua khỏi. Bà thường tự hỏi bản thân, nếu mình qua đời, 3 đứa con trai thiểu năng sẽ sống ra sao?
Bà sợ nếu gửi những đứa con không bình thường của mình đến trung tâm bảo trợ sẽ chỉ gây phiền phức cho người khác nên quyết định tự mình chăm sóc. Nghĩ đi nghĩ lại, bà cảm thấy tốt nhất nên tiết kiệm thực phẩm để dành cho con sau khi mình qua đời.
Cuối đời vẫn không ngừng lo lắng cho con
Ở tuổi ngoài 80, Mạnh A Tường vẫn ngày ngày làm lụng và để dành đồ ăn cho con. Để bảo quản gạo không bị hỏng, bà để nguyên thóc chưa xay. Ngoài ra, bà sống rất đạm bạc, mỗi ngày chỉ ăn 1-2 bát cơm, phần còn lại để dành.
Hai cô con gái xót mẹ nên thường mang đồ ăn tới cho bà. Hàng xóm cũng thường xuyên cho bà nhiều thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu chỉ có thực phẩm làm sao 3 đứa con của bà có thể sống sót. Bà suy nghĩ rất lâu cuối cùng dạy 3 đứa con kỹ năng sống, ít nhất là phải biết nấu ăn.
Trong 3 đứa con thiểu năng, đứa con trai thứ 2 – Lạc Kiến Tả là người ít ngốc nhất nên bà chọn cậu để dạy nấu ăn.
Lạc Kiến Tả mất rất nhiều thời gian mới học được những việc đơn giản như rửa rau, thái rau chứ chưa nói đến việc nhóm lửa nấu ăn. Bà kiên nhẫn dạy đi dạy lại cho con mình tới khi con học được.
Sau khi học nấu ăn, bà tiếp tục lo lắng con sẽ không biết nấu ăn khi nào, dù sao thì những đứa trẻ ngốc không biết xem thời gian.
Vì vậy, bà dạy con trai nấu ăn bằng cách nhìn Mặt trời. Cậu sẽ làm bữa sáng khi Mặt trời ló dạng, làm bữa tối khi Mặt trời lặn và đi ngủ. Lạc Kiến Tả nấu ít nhất 2 bữa/ngày để cả nhà không bị chết đói.
Ngoài nấu ăn, Mạnh A Tường còn dạy con trai thứ 2 một số kỹ năng sống như giặt quần áo, làm công việc đồng áng đơn giản, v.v. Bà hy vọng cậu có thể học được nhiều hơn.
Những năm cuối đời, Mạnh A Tường đã để dành được gần nghìn cân lúa, một ít ngô, vài con gà và một con bò ở nhà. Lạc Kiến Tả cũng có thể hoàn thành những việc nhà đơn giản, chăm sóc anh em mình một cách cơ bản.
Bằng cách này, bà cuối cùng cũng có thể cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng về những gì sẽ xảy ra với các con sau khi mình qua đời.
Năm 2016, Mạnh A Tường đổ bệnh. Người con thứ 4 đi làm bên ngoài vội vã về nhà để tiễn mẹ lần cuối.
Trong giai đoạn cuối đời, bà luôn dặn dò con trai út: “Hãy chăm sóc tốt cho các anh của con. Các anh có thể sống sót hay không hoàn toàn phụ thuộc vào con”.
Vào tháng 7/2016, Mạnh A Tường 92 tuổi qua đời. Cậu con trai thứ 4 thay mẹ chăm sóc các anh.
Trên thực tế, cho dù Mạnh A Tường không chuẩn bị nhiều đồ ăn cho con mình, các con của bà cũng không lo chết đói. Chính quyền địa phương đã xin trợ cấp cho gia đình bà.
Không lâu sau cái chết của người mẹ, cậu con trai cả cũng qua đời vì bạo bệnh. Hiện tại, còn 3 anh em nương tựa nhau mà sống qua ngày.
Câu chuyện của Mạnh A Tường khiến nhiều người xót xa. Đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đáng lẽ bà và các con có thể nhờ xã hội giúp đỡ nhưng bà chỉ chọn con đường tự lực cánh sinh.
Dù tuổi đã rất cao nhưng bà vẫn muốn con mình tự sống sót thay vì dựa dẫm vào người khác. Tình yêu của người mẹ như bà thật quá cao thượng.
Nhà gái Kim Bảo cho rằng công việc chính là ưu điểm của mình. Cô có thể bấm huyệt, chăm sóc người khác một cách chu đáo. Về đường tình duyên, đàng gái đã ly hôn và hiện có một người con học lớp 11. Sau chia tay, Kim Bảo chưa có mối tình nào và hy vọng tìm được người như ý tại chương trình hẹn hò.
Về chuyện đàng gái từng ly hôn và có con, Việt Quân cho rằng đó không phải điều quan trọng. Bản thân anh rất thích trẻ con và nhận định "trọng họ, họ sẽ trọng lại mình".
Nói về tiêu chí chọn bạn gái, Việt Quân chỉ mong bạn gái có chiều cao từ 1m45 đến 1m47, không quan trọng ngoại hình, biết yêu thương chăm sóc gia đình.
Về phần mình, Kim Bảo mong muốn một người bạn trai biết lo làm ăn, chịu khó. Cô lăn tăn vì quê Việt Quân quá xa và nếu có cơ hội hẹn hò thì cũng khó đi lại. MC Quyền Linh cho rằng khoảng cách không phải chuyện quan trọng, chỉ cần hai người có tình cảm với nhau là được.
Người thân đi cùng nhà trai cũng ủng hộ mối quan hệ của hai người, mong muốn cặp đôi cho nhau cơ hội tìm hiểu. Dù khoảng cách xa xôi nhưng tình cảm phát triển thì tất cả không phải là điều quan trọng.
Sau khi mở rào, cả hai trao nhau món quà gặp mặt. Việt Quân tặng bạn gái chiếc đồng hồ đôi thể hiện tình cảm. Nhà gái Kim Bảo tặng nhà trai một bài thơ xúc động và nhờ nhà trai tự đọc trước trường quay.
Sau màn nói chuyện, Kim Bảo thể hiện “chuyên môn” của mình bằng việc bấm huyệt, bóp vai cho nhà trai. Cô bày tỏ: "Quê em cách quê anh khá xa, vậy về mặt địa lý anh thấy thế nào?". Nhà trai Việt Quân cho rằng khoảng cách không quan trọng. Nếu nhà gái đồng ý thì có thể về Hà Tĩnh cùng nhau chung sống.
Kim Bảo thừa nhận mình không có thời gian nấu nướng theo tiêu chí của đàng trai vì công việc của cô khá bận. Nhưng Việt Quân không cho đó là điều quan trọng vì ở trang trại đã có công nhân nấu ăn. Hiện anh sở hữu một trang trại lớn, làm trồng trọt và chăn nuôi, kinh tế khá. Anh cũng thuê nhiều nhân công và họ cũng là những người nấu nướng cho gia đình.
Cách nói chuyện chân thành của Việt Quân đã chiếm được cảm tình của nhà gái. MC cũng cho rằng cặp đôi khá hợp nhau.
"Qua lớp phấn son này, em không được đẹp như vậy thì anh có ưng không?", nhà gái thẳng thắn bày tỏ. Việt Quân chia sẻ thật lòng: "Điều đó không quan trọng. Tuổi này anh không quá kén chọn. Ở bên nhau sẽ thấy đối phương đẹp thôi".
Đàng trai cũng hứa hẹn, tương lai nếu hai người tiến tới hôn nhân, tiền bạc anh sẽ trao cho vợ giữ, mình chỉ để lại ít tiền tiêu vặt. Lời nói của Việt Quân có lẽ đã thôi thúc nhà gái đưa ra quyết định.
Sau 3 tiếng đếm của MC, cả hai bấm nút hẹn hò trong tiếng vỗ tay của khán giả. Cặp đôi tiến tới nắm tay nhau ngượng ngùng khiến khán giả bật cười. MC Quyền Linh cũng gửi lời chúc phúc, mong cả hai sớm báo tin vui.
1. Đừng nhắc lại mối hận thù trong quá khứ
Đã là anh chị em trong nhà, rất khó tránh những lúc bất đồng, cãi vã với nhau. Những bất đồng này có thể là kỷ niệm đáng nhớ hoặc là một vết sẹo không thể xóa nhòa.
Tuy nhiên, điều bạn nên làm là đừng nhắc lại những mối hận thù trong quá khứ.
Nếu là một người khôn ngoan, khi lớn lên, họ sẽ dần học được cách trưởng thành và bao dung hơn. Mỗi khi nhớ về quá khứ, họ sẽ không còn bận tâm tới những điều nhỏ nhặt thời còn thơ dại. Họ sẽ tập trung xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, đùm bọc anh em ruột thịt với nhau.
Điều này không phải để tránh rắc rối, mà là để không khí gia đình giữa anh chị em thoải mái và ấm áp hơn.
Cuộc sống đầy rẫy thăng trầm, việc ghi nhớ những mối hận thù sẽ chỉ khiến mối quan hệ anh em với nhau trở nên căng thẳng hơn. Bằng cách không nói về những mối hận thù trong quá khứ, bạn có thể tạo ra bầu không khí tích cực trong gia đình.
2. Đừng so sánh thành tích của nhau
Khi lớn lên, mỗi anh chị em trong gia đình đều có con đường riêng cho mình để mà phấn đấu. Tuy nhiên, thành tích không phải là thứ để khoe khoang mà là thứ để cùng nhau chia sẻ và tự hào.
Vì vậy, điều mỗi người nên tránh nói là so sánh thành tích của nhau. Đó không phải là sự phủ nhận thành công, mà là để ngăn chặn việc so sánh trở thành nguồn gốc của sự đố kỵ giữa các anh chị em với nhau.
Nếu bạn phô trương thành tích của mình, khoe mẽ mình thành công ra sao, điều đó sẽ dễ dẫn tới những hiềm khích và xung đột trong gia đình.
Khi muốn chia sẻ những thành tựu mình đạt được, bạn nên chú ý hơn tới cảm xúc của các thành viên trong gia đình, tốt nhất nên khiêm tốn một chút. Ngược lại, khi anh chị em mình đạt được điều gì đó, bạn nên chân thành mừng cho thành công của họ.
Bằng cách không nói về những thành tích của bản thân, bạn có thể giữ được sự bình đẳng giữa anh chị em với nhau, làm cho mối quan hệ bền chặt hơn.
Nhờ không nói về những mối hận thù trong quá khứ, bạn có thể tập trung hơn vào hạnh phúc hiện tại và tương lai. Không nói về những thành tựu của mình, bạn có thể duy trì sự bình đẳng và hòa thuận trong gia đình tốt hơn.
Nếu hiểu được điều này, mối quan hệ giữa anh chị em sẽ bền chặt hơn.
Sự thật phũ phàng và đáng buồn là hầu hết chúng ta đều từ bỏ một việc quá dễ dàng. Và đó là dấu hiệu của một kẻ thua cuộc.
" alt=""/>Cố nhân dạy: Anh em ruột muốn hòa thuận, đừng nói về 2 điều này