Nhằm tiếp nối những nỗ lực của Tập đoàn Lotte trong các hoạt động hướng đến cộng đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hôm nay, Công ty Truyền số liệu Lotte vừa khai trương “Phòng Hỗ trợ Khởi nghiệp LOTTE” tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Đặt tại tầng 5 tòa nhà IT ACADEMY thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, “Phòng Hỗ trợ Khởi nghiệp LOTTE” được bố trí các dãy bàn ghế họp nhóm và các bàn máy tính truy cập Internet. Không chỉ dành cho sinh viên mà bất cứ ai đang chuẩn bị khởi nghiệp đều có thể dử dụng không gian tại đây để tìm kiếm thông tin, trao đổi và thảo luận các ý tưởng kinh doanh. Trong tương lai, “Phòng Hỗ trợ Khởi nghiệp LOTTE” được kỳ vọng sẽ trở thành nơi tư vấn đào tạo về khởi nghiệp với các khóa tư vấn được tổ chức thường xuyên; là trung tâm giao lưu khởi nghiệp, mang lại những cơ hội khởi nghiệp thực tế cho giới trẻ Việt Nam.
Sau khi khai trương “Phòng Hỗ trợ Khởi nghiệp LOTTE” đầu tiên tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công ty Truyền số liệu Lotte sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này với các phòng hỗ trợ khởi nghiệp tại nhiều thành phố khác như Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, qua đó góp phần giúp hiện thực hóa những hoài bão lớn, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của sinh viên và các nhà khởi nghiệp tương lai ở Việt Nam.
Công ty Truyền số liệu Lotte dưới sự điều hành của Tổng Giám đốc Ma Young Deuk với trụ sở chính tại Hàn Quốc, tới nay đã có tổng cộng 6 chi nhánh ở nước ngoài, gồm chi nhánh Bắc Kinh, Thẩm Dương, Thượng Hải (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia), Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập đoàn Lotte đã và đang tích cực tham gia nhiều hoạt động thể hiện trách nhiệm cộng đồng với quy mô toàn cầu như xây trường học, mở thư viện, xây dựng các trung tâm giáo dục thông tin (Inovation Center), trao học bổng cho các sinh viên xuất sắc... với mục tiêu trở thành Tập đoàn tiêu biểu của Châu Á.
" alt=""/>Lotte lập phòng hỗ trợ khởi nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa Hà NộiĐang được Bộ Kế hoạch & Đầu tư soạn thảo, dự thảo nêu rõ, các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ gồm: sản xuất sản phẩm CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm, dịch vụ phần mềm, nội dung số; khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc nguyên liệu làm thuốc, vaccine, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; các loại thuốc mới sản xuất từ kết quả nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học; công nghệ cao;
![]() |
Các DNVVN được Chính phủ hỗ trợ đổi mới, sáng tạo |
Ngoài ra còn có sản xuất vật liệu mới, vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng; sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp; nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học; sản phẩm bảo vệ cây trồng thân thiện với môi trường; thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải, nước thải...
Các DNVVN đủ điều kiện nhận được hỗ trợ của chương trình sẽ được hỗ trợ nghiên cứu, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm. Cụ thể, hỗ trợ tối đa 50% chi phí thực hiện nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất thử nghiệm (không bao gồm chi phí thuê chuyên gia); Hỗ trợ tối đa 70% chi phí nghiên cứu công nghệ cao, sản xuất thử nghiệm sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm (không bao gồm chi phí thuê chuyên gia); Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê chuyên gia trong nước thiết kế, thay đổi quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm." alt=""/>Hỗ trợ 70% chi phí nghiên cứu công nghệ cao cho DN nhỏ