- Nhìn đứa con mới sinh nằm trong lồng kính,ỳnhbúpbêtậpPhươngOanhhoảngloạnđòivứbảng xếp hạng của ngoại hạng anh Quỳnh (Phương Oanh) hoảng loạn và đòi vứt bỏ đứa bé trước mặt Cảnh (Doãn Quốc Đam)
- Nhìn đứa con mới sinh nằm trong lồng kính,ỳnhbúpbêtậpPhươngOanhhoảngloạnđòivứbảng xếp hạng của ngoại hạng anh Quỳnh (Phương Oanh) hoảng loạn và đòi vứt bỏ đứa bé trước mặt Cảnh (Doãn Quốc Đam)
Xin hỏi anh ấy phải làm gì để mua được nhà, và có thể mua bao nhiêu căn?
Độc giả Đông Đào
Luật sư tư vấn
Bạn của chị hoàn toàn có thể sở hữu nhà tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thứ nhất, anh ấy phải đáp ứng điều kiện về chủ thể được quy định tại Điều 8, điểm c khoản 1 Điều 17, khoản 3 Điều 18 Luật Nhà ở 2023 và điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở.
Đó là, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam phải có hộ chiếu nước ngoài và cam kết bằng văn bản về việc không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
Về điều kiện nhập cảnh, người yêu của bạn cần đảm bảo theo quy định tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện nhập cảnh như sau:
+ Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của luật này.
+ Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng;
+ Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
- Thứ hai, về điều kiện hình thức sở hữu. Người yêu của bạn được sở hữu nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở gồm: thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16, Luật Nhà ở; thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 luật này.
+ Thứ ba là giấy tờ chứng minh về điều kiện được sở hữu nhà ở. Cá nhân nước ngoài phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ pháp lý tương đương nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở (Điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định 95/2024).
+ Thứ tư, điều kiện về số lượng căn hộ hoặc nhà ở riêng lẻ người nước ngoài được sở hữu là: không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. Và để nắm rõ thông tin về số lượng tại các dự án thì bạn của bạn có thể tìm kiếm thông tin trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh ( khoản 1 Điều 7 Nghị định 95/2024).
Như vậy, để đảm bảo người yêu của bạn đủ điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam thì bạn có thể yêu cầu anh ấy tuân thủ đúng và đủ các điều kiện nói trên. Đồng thời, do người yêu của bạn có nhu cầu mua các dự án tại TP HCM thì để đảm bảo số lượng căn hộ tại dự án mình muốn mua, còn không thì liên tục cập nhật tình hình trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
Luật sưĐặng Hoài Vũ
Trưởng văn phòng luật sư Đặng Hoài Vũ và cộng sự
Mới đây, những cáo buộc vi phạm bản quyền từ đơn vị sở hữu chương trình nghệ thuật thực cảnhKý ức Hội Anlại làm nóng dư luận.
Hình ảnh diễn viên múa mặc áo dài, đội nón lá gắn đèn led trong chương trìnhRap Việt All Star Concert 2023do công ty Vie Chanel ghi hình hôm 7/10 bị đơn vị sở hữu show diễn Ký ức Hội Ancáo buộc vi phạm bản quyền. Theo đại diện chương trình thực cảnh, hình ảnh này đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bởi Cục Bản quyền tác giả từ năm 2021.
"Các nội dung chúng tôi bảo hộ gồm kịch bản sân khấu, toàn bộ thiết kế về trang phục, đạo cụ, nhân vật của chương trình biểu diễn Ký ức Hội An. Các bài hát và đặc biệt là 60 phút biểu diễn, kết cấu sân khấu đều được ghi âm ghi hình lại", bà Thân Thị Thu Huyền, Giám đốc điều hành của Ký ức Hội Ancho biết.
Trong thư phản hồi công văn cáo buộc từKý ức Hội An, phía Vie Chanel đưa ra viện dẫn, một số hình ảnh sử dụng vũ đạo tạo sóng nước, khối tròn kết hợp với áo dài và nón lá được tổ chức vào năm 2016 - 5 năm trước thời điểm quyền tác giả củaKý ức Hội An được xác lập và được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, công ty này không hề vi phạm bản quyền như cáo buộc.
Cục Bản quyền tác giả cho biết, trung tâm giám định sẽ xác minh khi có yêu cầu của các bên. Sự việc đang còn nhiều tranh cãi khi thời điểm hiện tại, hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Theo kết quả khảo sát của Dự án tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có 43% chủ thể sáng tạo từng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Thống kê từ thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, từ 2014 - 2022 đã xử phạt vi phạm hành chính 447 tổ chức và 3 cá nhân, với số tiền gần 12,9 tỷ đồng. Các vi phạm chủ yếu trong quyền phân phối tác phẩm, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, hành vi xâm phạm quyền đứng tên tác phẩm. Số lượng các vụ bị xử lý trong gần 10 năm thực thi Nghị định chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số trường hợp vi phạm.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia vi phạm bản quyền lớn nhất trên thế giới. Hệ lụy của việc này rất nghiêm trọng, có thể làm giảm giá trị của thị trường nghệ thuật, đánh mất niềm tin của các nghệ sĩ, các nhà sưu tập và công chúng. Khó có thể trông chờ vào sự tự giác trong tuân thủ pháp luật của tổ chức và cá nhân, khâu xử lý bản quyền gặp nhiều khó khăn khiến các vụ việc khó giải quyết và có thể rơi vào tranh cãi không hồi kết.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan dựa trên tinh thần giấy cam đoan của chủ sở hữu và tác giả.
"Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ cũng như Nghị định 17 mới ban hành, việc đăng ký mang hình thức ghi nhận. Quá trình đó hoàn toàn được thực hiện theo cam kết của người đi đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan", ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch cho biết.
Giấy chứng nhận này chỉ như một nguồn tham khảo. Khi có tranh chấp, tổ chức hay cá nhân sở hữu bản quyền tác phẩm tiếp tục phải chứng minh được quá trình sáng tạo tác phẩm của mình.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang thiếu vắng cơ quan thẩm định, giám định độc lập về tác giả, tác phẩm để đối chiếu, xem xét, đánh giá trước khi cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ.
"Xây dựng một hệ thống cơ quan giám định sở hữu trí tuệ sẽ hết sức cần thiết cho việc xác định ai mới có quyền với một tác phẩm", luật sư Tô Phương Dung đến từ công ty Luật Minh Khuê cho biết.
Cũng theo luật sư Dung, cần quy định bắt buộc mỗi đơn vị đăng ký bản quyền cung cấp hệ thống dữ liệu thể hiện quá trình sáng tạo tác phẩm ngay khi nó được tạo ra, cung cấp cho cơ quan đăng ký bản quyền. Điều này sẽ làm giảm những tranh cãi cáo buộc vi phạm bản quyền.
"Bản thân mỗi cơ quan chức năng cũng phải xây dựng dữ liệu nội bộ để tổng hợp. Chính vì chưa xác định được tỷ lệ như thế nào là mới, như thế nào mới được chứng minh là quyền tác giả nên dẫn tới việc người xưng là tác giả vẫn bị cho là không đúng", nữ luật sư nói thêm.
Hiện Việt Nam chưa có tòa án riêng biệt để xử lý các vụ án về sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền.
Theo số liệu khảo sát của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về đóng góp của các ngành kinh tế dựa vào bản quyền, tại Mỹ con số này chiếm khoảng 12% GDP, Hàn Quốc là 10% GDP, Trung Quốc là 7,35% GDP. Việt Nam có 12 ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, với thị trường đa dạng sản phẩm dịch vụ văn hóa như điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, sách, ảnh, tranh, hàng thủ công mỹ nghệ…
Tuy nhiên, đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa còn khá khiêm tốn, chưa tới 4% GDP. Tháo gỡ nút thắt trong vi phạm bản quyền không chỉ giúp ngành công nghiệp này có thể đóng góp doanh thu vào ngân sách nhà nước mà còn giúp khẳng định thương hiệu quốc gia, thể hiện cam kết Việt Nam đã ký với quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, anh Nguyễn Tân Phong (SN 1979, Quận 8, TP.HCM) lại chăm bẵm, vuốt ve những chú chim bồ câu non. Đó là giống bồ câu đua. Anh Phong dụng công chăm sóc chúng để chuẩn bị cho những giải đua sắp tới.
Từ những năm 2000, người chơi bồ câu tại TP.HCM đã biết đến thú chơi bồ câu đua. Tuy nhiên, thời điểm ấy, các cuộc đua bồ câu chỉ mang tính tự phát theo kiểu người chơi đem chim của mình đến thi thố, đua với nhau.
![]() |
Thú chơi đua bồ câu đang thu hút nhiều người tại TP.HCM. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
Khoảng năm 2009, các nhóm, hội bồ câu đua bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM. Từ đây, các giải đua bồ câu chuyên nghiệp hình thành, thu hút vô số người tham gia, trải nghiệm.
Những người này gọi chim bồ câu đua là "chiến binh", gọi chuồng dành cho các chú chim này là “căn cứ”. Người chơi tự lập căn cứ, tự huấn luyện những chiến binh của mình để tham gia các chặng đua dài hàng ngàn km.
Anh Phong cho biết: "Căn cứ chỉ là chuồng chim. Tuy nhiên, muốn có căn cứ đẹp, hiệu quả, người chơi cần phải tham khảo nhiều căn cứ khác nhau để thiết kế sao cho phù hợp nhất với nơi ở của mình.
Căn cứ là nơi chim ở, chim trở về sau những chặng đua mệt mỏi nên cũng rất quan trọng và cần được đầu tư”.
![]() |
Hiện nay, các cuộc đua bồ câu được tổ chức chuyên nghiệp, có đầu tư lớn. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam). |
Sau căn cứ, công việc khó khăn nhất trong thú chơi này là huấn luyện các chiến binh. Anh Tô Chấn, Hội trưởng Hội bồ câu Sài Gòn cho biết, bồ câu đua không phải là bồ câu ta, bồ câu cảnh. Chúng đều là “con cháu” của các giống bồ câu nước ngoài.
“Trước đây, bồ câu đua chủ yếu là giống của Thái Lan, Trung Quốc... Sau này có thêm các giống bồ câu từ châu Âu. Chúng được tiêm vắc-xin ngừa bệnh từ nhỏ và được chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận chỉ với một mục đích duy nhất là có thể bay về đến căn cứ sau mỗi cuộc đua”, anh Chấn chia sẻ.
Sau khi đã chọn được giống tốt, ấp nở khoảng 5-7 ngày, người huấn luyện sẽ đeo kiềng vào chân cho bồ câu. Sau một vài tháng, chim mọc đủ lông, đôi cánh cứng cáp, người chơi mới bắt đầu tập bay cho chim.
Bước đầu, người chơi huấn luyện cho các chiến binh bay vòng vòng trên không trung.
![]() |
Bồ câu đua là giống ngoại nhập có ngoại hình oai vệ, to lớn hơn bồ câu thường. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
Mục đích của việc này là giúp cho đôi cánh của các chiến binh thêm vững chắc. Ngoài ra, quá trình huấn luyện này còn giúp chim định vị được căn cứ của mình.
Anh Phong chia sẻ: “Chim được 6 tháng tuổi là có thể huấn luyện đua. Lúc này, mình có thể huấn luyện theo cự ly 60km, 120km, 200km, 350km, 500km, 600km, 700km, 800km... để nắm bắt độ ổn định của chim”.
Vượt thử thách, tranh quán quân
Tuy vậy, công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng, thách thức. Đối với cự ly huấn luyện dài, “huấn luyện viên” phải đem các chiến binh của mình đến tỉnh, thành khác để thả. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, chỉ mới lần đầu thả, chiến binh đã bay mất dạng.
Đó là do chim gặp thiên địch hoặc sức khỏe chưa đảm bảo khiến chúng mệt, kiệt sức, chết trên đường về lại căn cứ. Những trường hợp như thế, người nuôi buộc phải bắt đầu lại từ việc ấp nở, đợi chim lớn, đem đi huấn luyện.
![]() |
Bồ câu đua được người nuôi gọi là chiến binh và được chăm bẵm, nuôi dưỡng, huấn luyện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
Anh Phong nói: “Một chú bồ câu đua hay là chú chim bay ổn định, về căn cứ đúng thời gian trong lúc huấn luyện. Tùy giải đua, tôi sẽ chọn giống bồ câu thiên về tốc độ hay sức bền để tham gia”.
“Khi huấn luyện, chủ chim có thể cho chim bay 1-3 lần/cự ly nhất định để nhận biết chim có đủ thể lực tham gia các cuộc đua hay không. Chi phí cho một chiến binh từ lúc tập huấn cho đến khi bay được 800km trên 1 triệu đồng", anh nói thêm.
Khi chiến binh đã vượt qua những thử thách trong quá trình huấn luyện bay, “huấn luyện viên” sẽ cho chim tham gia các cuộc đua. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cho phép, đường đua sẽ có cự ly dài, ngắn khác nhau.
![]() |
Người nuôi nô nức đem các "chiến binh" của mình đến đăng ký với ban tổ chức. (Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
Ngày diễn ra các cuộc đua, người chơi nô nức đem các chiến binh của mình đến đăng ký, lập hồ sơ với ban tổ chức. Tại đây, ngoài việc ghi nhận màu lông, màu mắt, cân nặng… ban tổ chức còn dán tem bí mật lên kiềng trên chân chim.
Sau đó, nài chim sẽ đem các chiến binh đến điểm thả do ban tổ chức đã chuẩn bị trước. Tại đây, đúng giờ quy định, nài chim cùng lúc mở cửa lồng, cho các chiến binh ùa ra, bắt đầu hành trình chinh phục đường đua trên không dài hàng ngàn km.
Trong khi đó, các huấn luyện viên trở về căn cứ, ngóng đợi chiến binh của mình trở về trong sự hồi hộp, lo âu. Anh Chấn chia sẻ: “Ngày đua còn phụ thuộc vào thời tiết gió thuận, gió ngược, mưa hay sương mù… Vì thế, người nuôi rất khó biết chim có về đúng giờ dự đoán hay không”.
![]() |
Tại đây, các "chiến binh" được đóng mộc đỏ trên cánh...(Ảnh: Bồ Câu Việt Nam) |
“Hơn thế, có thể chim không bao giờ quay về. Trong các cuộc đua, chim bị mất tích là chuyện rất bình thường. Bởi, trên đường đua, chim có thể bị mệt hoặc gặp thiên địch như đại bàng, chim cắt, chim ưng… thậm chí bị con người săn bắn”, anh nói thêm.
Đối với các chặng đua đường dài, chim mệt quá, có thể hạ cánh, nghỉ ngơi hoặc qua đêm rồi mới tiếp tục đua về căn cứ. Trong hành trình này, những chiến binh không đủ sức khỏe, gặp thời tiết xấu như mưa bão có thể gặp tai nạn hoặc chết dọc đường.
![]() |
Chân chim được đeo kiềng có dán tem chứa mã số bí mật trước khi tham gia cuộc đua dài hàng ngàn km. |
Anh Chấn chia sẻ: “Trên đường bay, các chiến binh phải vượt qua nhiều thử thách, nguy hiểm, mệt mỏi nên những chú chim quay trở về được đều rất đáng tự hào”.
“Khi về đến căn cứ, chim thường có biểu hiện mệt mỏi, ngủ gật gù, thậm chí xù hết lông hoặc có vết thương trên thân thể... Thấy chú chim của mình trở về bình an sau mỗi cuộc đua là cảm giác hạnh phúc, sung sướng nhất”, anh nói thêm.
Khi các chiến binh trở về căn cứ, người nuôi sẽ cào, lấy mã số trên tem bí mật được dán trên kiềng của chim trước đó. Sau đó, người nuôi sẽ nhắn tin mã số này đến số điện thoại của ban tổ chức.
![]() |
Anh Chấn Phong và chú chim đoạt hạng nhất trong cuộc đua bồ câu được tổ chức vào năm 2015. (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Người nuôi nào nhắn tin sớm nhất đồng nghĩa với việc chiến binh của mình hoàn thành cuộc đua sớm nhất sẽ đoạt giải quán quân.
Theo anh Chấn, nếu đua ở cự ly ngắn, tốc độ bay của các chiến binh có thể lên đến 70-80km/h. Tuy nhiên, đối với loại đường đua dài, tốc độ bay của chim giảm dần và thường dao động ở mức 40-50km/h.
“Năm 2017, trong chặng đua từ ga Đức Phố (tỉnh Quảng Ngãi) về TP.HCM đã có một chú chim về đích với tốc độ kỷ lục. Hôm đó, chú chim này chỉ mất hơn 6 giờ đồng hồ để về đích. Đây là một tốc độ kỷ lục. Cho đến bây giờ, chưa có con bồ câu đua nào tại TP.HCM lập lại được thành tích này", anh Chấn chia sẻ.
Hà Nguyễn
Tại ‘thành phố xanh’ chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 14km - Ecopark, hàng nghìn cá thể chim tìm về làm tổ, những đàn thiên nga, vịt trời đi lại tự do trong khu đô thị...
" alt=""/>Người TP.HCM lập 'căn cứ', huấn luyện bồ câu bay đua ngàn km