Theo GS Ngô Bảo Châu, vai trò của các bậc cha mẹ nên là hỗ trợ để trẻ hình thành tư duy học tập tích cực. Việc học không phải là nạp những kiến thức cũ kỹ, sáo mòn; việc học cũng không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống mà việc học chính là cuộc sống.
Điều đó có nghĩa, đứa trẻ phải được sống với cuộc đời của chính chúng. Chúng có thể học khoa học, học viết, học làm toán hay học các môn nghệ thuật,… miễn điều đó khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc.
“Tôi nghĩ rằng có rất nhiều cha mẹ có thể nghiêm khắc với con cái hơn tôi; kết quả học tập của con họ cũng có thể xuất sắc, vượt trội hơn, nhưng với các con, tôi lại không quá đặt nặng về chuyện điểm số.
Cũng rất nhiều người quan niệm rằng, con phải đạt điểm thật cao để sau này có sự nghiệp thành đạt. Nhưng theo tôi, đó không phải là tất cả cuộc sống”.
GS Ngô Bảo Châu
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, không nên mục đích hóa mọi việc, đặt mục tiêu làm việc này, việc kia để đạt được điều gì. Bởi trước hết, cha mẹ cần phải để trẻ sống cuộc sống của chúng.
Trong hành trình cuộc đời, con trẻ thông qua việc học để trở thành những người độc lập, biết sống cuộc sống của mình, làm chủ và hạnh phúc với cuộc sống của mình; có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc sống, của nghệ thuật; biết vui và sống chan hòa, đem lại những niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Vì thế, mặc dù cũng từng mong muốn một trong những đứa con của mình sau này cũng sẽ theo đuổi con đường toán học, nhưng khi không thành công, ông cũng không cảm thấy quá buồn về chuyện đó.
“Các con tôi không phải học xuất sắc lắm. Nhưng chúng có rất nhiều đam mê khác như đam mê về nghệ thuật, đam mê về âm nhạc, thậm chí là kinh doanh.
Tôi cho rằng, chúng ta nên cho trẻ cơ hội được học những điều chúng muốn và có thể khơi gợi để trẻ thích học. Nếu trẻ không thích, cha mẹ cũng không nên bắt trẻ học quá nhiều”, GS Châu nói.
Yếu tố quyết định đến thành công trong cuộc sống
GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng, quan niệm truyền thống của nhiều bậc cha mẹ là trẻ nhất định phải học một nghề nào đó, bởi “không có nghề là không sống được”. Nhưng ông cũng chỉ ra một thực tế, “không phải ai cũng có sẽ làm mãi một nghề trong suốt cả cuộc đời”, “họ có thể học ngành này, nhưng sau lại làm một ngành khác, thậm chí 10 năm sau lại đi làm một ngành khác nữa”.
Do đó, yếu tố quyết định đến thành công chính là một thái độ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là sự mềm dẻo trong tư duy, kỹ năng, sự hiểu biết, vốn văn hoá chung và sự sáng tạo.
Và trước câu hỏi: “Chúng ta cần phải chuẩn bị cho con cái như thế nào để chúng có thể đối mặt với cuộc sống luôn luôn thay đổi trong tương lai?”, GS Châu cho rằng, việc giúp trẻ được trang bị, hòa mình vào cuộc sống đa dạng văn hóa từ khi còn nhỏ là điều quan trọng không kém việc chuẩn bị các kỹ năng ngành nghề.
“Những vốn văn hoá ấy chính là hành trang giúp cho trẻ hội nhập và thích nghi trong mọi điều kiện khi môi trường sống thay đổi, từ trong nước đến ngoài nước”, GS Châu nêu quan điểm.
Thúy Nga
Khi được bổ nhiệm làm giáo sư, GS Ngô Bảo Châu nghĩ từ đây mình sẽ có cuộc sống dư dả hơn. Nhưng ông đã sốc trong ngày nhận tháng lương đầu tiên. Với số tiền này, còn không đủ để mua vé máy bay về Việt Nam.
" alt=""/>GS Ngô Bảo Châu: Các con tôi học không xuất sắc lắmĐúng như dự đoán, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam không gặp nhiều khó khăn và chơi hoàn toàn áp đảo đối thủ. Những pha đập bóng chuẩn xác của Nguyệt Anh, Vi Quỳnh giúp đội bóng của HLV Nguyễn Tuấn Kiệt dẫn trước 5-0.
Dù không tung ra đội hình mạnh nhất nhưng tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn tạo ra khoảng cách an toàn. Sau khi dẫn 13-7, các cô gái Việt Nam nâng lên 19-11 trước khi kết thúc set 1 với tỷ số 25-11.
Sang set 2, Uzbekistan chơi rất cố gắng và có thời điểm giằng co điểm số với tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Dù vậy, sự tỏa sáng của Lâm Oanh, Vi Quỳnh giúp Việt Nam tiếp tục có chiến thắng với điểm số cách biệt 25-12.
Kịch bản set 3 cũng không có bất ngờ, với chiến thắng 25-9 nghiêng về đoàn quân của HLV Nguyễn Tuấn Kiệt, chung cuộc tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng 3-0.
Sau 2 trận thắng liên tiếp, Thanh Thúy và các đồng đội hướng tới mục tiêu đứng đầu bảng C. Trận đấu cuối vòng bảng của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam gặp Đài Loan (Trung Quốc) diễn ra vào lúc 15h ngày 1/9.
" alt=""/>Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng Uzbekistan 3“Vào 5h30 sáng 4/2, các lực lượng của chúng tôi đã thực hiện một cuộc không kích mang tính chất tự vệ nhằm vào một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Houthi. Tới 10h30 cùng ngày, quân đội Mỹ đã tấn công vào bốn tên lửa hành trình chống hạm, toàn bộ đều được chuẩn bị để phóng vào các tàu hoạt động trên Biển Đỏ”, thông cáo viết.
Hãng tin Al Jazeera nhận định, việc lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen thực hiện các vụ tấn công tàu hàng với danh nghĩa “thể hiện sự đoàn kết với người dân Dải Gaza đang đối mặt với các cuộc bắn phá từ Israel” trong những tháng gần đây, đã khiến nhiều công ty vận tải biển phải điều chỉnh lại hướng di chuyển các tàu chở hàng của họ khỏi Biển Đỏ, nơi chiếm khoảng 15% lưu lượng vận tải biển trên toàn thế giới.
Hamas dường như từ chối thỏa thuận thả con tin Israel
Truyền thông Israel đưa tin, Phong trào Hamas đêm 4/2 (giờ Tel Aviv) dường như đã từ chối một thỏa thuận có nội dung liên quan tới việc nhóm này thả tự do cho các con tin Israel.
Theo một số báo cáo được Thời báo Israel trích dẫn, lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar đã yêu cầu những đảm bảo về việc xung đột kết thúc và phía Israel phải rút quân trước khi phong trào này thả thêm bất kỳ con tin nào.
Trong khi đó, Nội các chiến tranh Israel tối 4/2 cũng tổ chức cuộc họp với các vấn đề như Lực lượng phòng vệ nước này (IDF) có nên quay trở lại việc “chiến đấu toàn lực” sau một thời gian tạm ngừng hay không; bất kỳ thỏa thuận nào với Hamas phải kèm theo yêu cầu thả 132 con tin Israel đang bị giam giữ ở Gaza; danh tính những công dân Palestine có thể được thả khỏi nhà tù của Israel theo khuôn khổ thỏa thuận...