Thông tư cũng quy định, người đã tham gia biên soạn SGK hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành SGK (trong danh mục SGK được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt); cha, mẹ, cha mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột và anh, chị, em vợ hoặc chồng của người đã tham gia biên soạn SGK hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành SGK; người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có SGK không được tham gia hội đồng.
Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá SGK của giáo viên; danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn.
Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng sẽ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng.
Cùng đó, chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn SGK của cơ sở.
Giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng cũng được tham gia lựa chọn SGK
Về quy trình lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục, hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách; phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Căn cứ vào kế hoạch của hội đồng và tiêu chí lựa chọn SGK, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện.
Tổ trưởng tổ chuyên môn cũng tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn SGK của môn học đó.
Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu, viết phiếu nhận xét, đánh giá các SGK môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách.
Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 1 SGK cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 1 SGK được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn SGK trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
SGK được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.
Sau khi hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục SGK đã được các tổ chuyên môn lựa chọn, cơ sở giáo dục sẽ lập hồ sơ lựa chọn sách gửi về Phòng GD-ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp THCS), Sở GD-ĐT (đối với cấp THPT).
Phòng GD-ĐT có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Sở GD-ĐT về kết quả thẩm định và danh mục SGK được các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Sở GD-ĐT thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; rà soát báo cáo của các Phòng GD-ĐT về kết quả thẩm định và danh mục SGK của các cơ sở giáo dục lựa chọn; tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn, trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Căn cứ vào kết quả lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục do Sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục SGK do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Như vậy, UBND cấp tỉnh thay vì trực tiếp thành lập hội đồng lựa chọn SGK cho cả tỉnh như quy định cũ thì theo Thông tư mới chỉ còn nhiệm vụ quyết định phê duyệt danh mục SGK do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Trong quá trình sử dụng, căn cứ các kiến nghị của giáo viên, học sinh và phụ huynh (nếu có), cơ sở giáo dục có thể báo cáo, đề xuất với Phòng GD-ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp THCS), Sở GD-ĐT (đối với cấp THPT) về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK.
Phải tới mùa 2023/24, khi chuyển đến HAGL mọi thứ mới dễ thở hơn cho Bùi Tiến Dũng, bởi ở đây sự cạnh tranh trong khung gỗ không quá khắc nghiệt giúp anh nhanh chóng chiếm vị trí số 1.
Được tin tưởng, Bùi Tiến Dũng có mùa giải hay nhất kể từ khi xuất hiện tại V-League với 15 trận có mặt ở đội hình xuất phát và cũng lần giữ sạch lưới, cứu thua cho đội nhà, góp công khá lớn ở tấm vé trụ hạng của HAGL.
Phong độ khá ấn tượng ở V-League 2023/24 mở ra cơ hội cho Bùi Tiến Dũng quay lại tuyển Việt Nam trong dịp FIFA Days sắp tới sau nhiều năm vắng bóng…
Liệu đủ làm HLV Kim Sang Sik xiêu lòng?
Những gì thể hiện, Bùi Tiến Dũng có thể thuyết phục được HLV Kim Sang Sik hay trợ lý phụ trách thủ môn Ngô Việt Trung hay không thì còn phải chờ. Tuy nhiên, nếu được triệu tập cơ hội cho thủ thành người xứ Thanh thể hiện cũng là tương đối nhỏ.
Điều này dễ hiểu khi hiện tại sự cạnh tranh cho vị trí số 1 chỉ là cuộc đua giữa Nguyễn Filip và Đặng Văn Lâm. Nhóm các thủ thành còn lại như Đình Triệu, Văn Chuẩn, Minh Toàn… sau đó mới đến Bùi Tiến Dũng, tức ở nhóm vị trí số 3.
Càng khó hơn cho Bùi Tiến Dũng hay các đồng nghiệp thuần Việt khi vị trí thủ môn luôn ít biến động bậc nhất ở mọi đội bóng nên nếu được gọi thì khả năng cao cũng chỉ dự bị, trừ khi HLV Kim Sang Sik muốn tăng thêm sự lựa chọn và trao cơ hội cho người mới ra sân hòng phòng khi có biến.
Dẫu vậy, việc Bùi Tiến Dũng có thể trở lại tuyển Việt Nam sau nhiều năm vắng mặt cũng rất đáng mừng và xứng đáng với những nỗ lực thời hậu vinh quang Thường Châu.
Chia sẻ về lộ trình học của các học viên tại SIC, PGS. TS Trần Đăng Hưng, Trưởng khoa - Khoa học máy tính, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Ban cố vấn chuyên môn dự án SIC, cho biết: “Đối tượng tham dự các khóa học tại SIC là học sinh và sinh viên, hàng ngày các em vẫn phải lên lớp học theo chương trình của nhà trường cố định theo năm học. Vì vậy, việc thiết kế chương trình đào tạo dài thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho người học vừa hoàn thành công việc học tập trên lớp vừa có thể tiếp thu được các kiến thức tại SIC. Mặt khác, đối với đào tạo công nghệ, bên cạnh kiến thức cần hình thành cho người học kỹ năng (lập trình, thiết kế giải thuật, thực nghiệm,…) nên việc thiết kế chương trình kéo dài của SIC theo tôi là phù hợp với thực tiễn”.
Không chỉ mang đến trải nghiệm học tập toàn diện và hiệu quả, lộ trình học dài hạn của SIC còn tạo điều kiện cho học viên kết nối với nhiều người có cùng niềm yêu thích công nghệ trong suốt thời gian học. Đây là cơ hội lý tưởng để học viên giao lưu, chia sẻ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển đam mê.
Nguyễn Vĩnh Huy, một cựu học viên của SIC cho biết nhờ tham gia SIC, em đã quen thêm được rất nhiều bạn mới và gia nhập nhiều cộng đồng về công nghệ, qua đó, học hỏi thêm rất nhiều kiến thức bổ ích để định hình và phát triển đam mê của bản thân.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp, mở rộng tư duy
Với kiến thức đào tạo luôn được cập nhật mới nhất, phù hợp với các xu hướng công nghệ trong tương lai, sinh viên ưu tú học SIC sau khi tốt nghiệp có cơ hội được thực tập tại Samsung, rất nhiều học viên khác sau khi tốt nghiệp SIC đều tự tin trở thành nhân viên nòng cốt về mảng IT trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, chương trình học cũng được thiết kế sát với nhu cầu của thị trường lao động. Nhờ đó, học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nắm bắt những cơ hội công việc hấp dẫn, từng bước thành công trong lĩnh vực công nghệ. Nhiều bạn học viên chia sẻ, sau khi tham dự khóa học tại SIC, em cảm thấy tự tin hơn để bước vào các vòng phỏng vấn xin việc tại những tập đoàn công nghệ, đồng thời, cũng nhận về được những phản ứng tích cực của những nhà tuyển dụng.
Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp, khả năng phát triển tư duy cũng được đánh giá là một lợi thế khác dành cho học viên SIC. Điều này đến từ việc môi trường học tập tại SIC đề cao sự năng động và tính sáng tạo, đòi hỏi học viên phải luôn không ngừng phát triển tư duy một cách độc lập và tự tin. Học viên được tham gia vào các dự án thực tế để rèn luyện khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Đồng hành cùng học viên, các giảng viên tại SIC cũng luôn khuyến khích học viên không chỉ học kiến thức, kỹ năng công nghệ mà còn đổi mới tư duy, sẵn sàng mang đến những giải pháp sáng tạo cho các thách thức xã hội ngày một lớn.
Ngọc Minh
" alt=""/>Điểm ấn tượng khiến Samsung Innovation Campus thu hút giới trẻ