Indonesia "lột xác" nhờ làn sóng cầu thủ nhập tịch (Ảnh: AFC).
Nhờ đó, đoàn quân của HLV Shin Tae Yong đã thi đấu rất tốt. Sau chiến thắng trước Saudi Arabia vào ngày 19/11, Indonesia đã nhảy lên vị trí thứ 3 bảng C với 6 điểm, bằng điểm với Saudi Arabia, Trung Quốc, Bahrain và chỉ kém đội xếp thứ 2 là Australia 1 điểm.
Tuy nhiên, nhiều CĐV Hà Lan tỏ ra không vui khi chứng kiến Indonesia có quá nhiều cầu thủ gốc Hà Lan. Họ cảm thấy đội bóng này giống như đội Hà Lan C. Vì vậy, họ đã lên tiếng yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủ.
Trên trang Twitter, tài khoản Sjoerd bình luận: "Sự thành công của Indonesia chẳng có ý nghĩa gì cả. FIFA nên cấm các đội bóng nhập tịch những cầu thủ mà không sinh ra và lớn lên tại đó.
Bằng cách này, nhiều đội bóng đã bóp méo sự cạnh tranh, phá vỡ nguyên tắc công bằng và trong sáng. Phần lớn cầu thủ Hà Lan đang khoác áo Indonesia có gốc gác quá xa xôi. Thật khó để chấp nhận rằng họ là người Indonesia".
Tài khoản Stefan viết: "Indonesia đang trở thành đội Hà Lan C theo cách nào đó. Liệu chăng các bạn có vinh dự khi tham dự World Cup theo cách này?".
CĐV Hà Lan phản đối Indonesia nhập tịch ồ ạt. Họ cho rằng đội tuyển Indonesia giống như Hà Lan C (Ảnh: Getty).
Đó là hai trong số vô vàn ý kiến trên Twitter. Tuy nhiên, rất khó để FIFA cấm Indonesia nhập tịch các cầu thủ có gốc gác Hà Lan nếu như họ có bố mẹ hoặc ông bà là người Indonesia. Bởi điều này đã được FIFA quy định. Cơ quan quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới cũng trực tiếp phê duyệt các trường hợp nhập tịch được khoác áo đội tuyển quốc gia.
Nhiều CĐV Indonesia cũng cảm thấy bất bình khi Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) nhập tịch ồ ạt. Vào tháng trước, nhiều CĐV Indonesia đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách triệu tập cầu thủ nhập tịch của PSSI.
Thậm chí, họ đã căng một băng rôn dài gần 20m trên lan can cây cầu dành cho người đi bộ tại thủ đô Jakarta với nội dung: "Chúng tôi không ủng hộ chính sách nhập tịch. Chúng tôi muốn cầu thủ trẻ Indonesia được ra sân. Hãy xã hội hóa bóng đá Indonesia".
Trong khi đó, thành viên cấp cao thuộc Ủy ban Olympic Indonesia (NOC), ông Hifni Hasan cũng lên tiếng nhắc nhở: "Tôi muốn nhắn với HLV Shin Tae Yong là tôi rất khắt khe trong vấn đề nhập tịch. Tôi đã nói với ông ấy không nên đưa quá nhiều cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển Indonesia".
" alt=""/>CĐV Hà Lan phản đối dữ dội, yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủÔng Định và bà Trâm xuất hiện trong một sự kiện thời trang (Ảnh: Fanpage Lep').
Vốn điều lệ ban đầu đăng ký thành lập doanh nghiệp là 200 triệu đồng. Hai cổ đông góp vốn là ông Trần Hoàng Định và bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Mỗi người góp 100 triệu đồng, tương đương 50% vốn điều lệ. Ông Định là giám đốc doanh nghiệp.
Tháng 11/2018, công ty tăng vốn lên 1 tỷ đồng và sau đó là 5 tỷ đồng vào tháng 10/2020, với cơ cấu cổ đông không thay đổi. Tháng 3/2021, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Thời trang Song Bình và tăng vốn lên 8 tỷ đồng. Ông Định góp 4 tỷ đồng (50% vốn điều lệ), bà Trâm góp 3,6 tỷ đồng (45% vốn) và bà Phạm Minh Thúy góp 400 triệu đồng (5% vốn điều lệ). 3 người đều có cùng hộ khẩu thường trú tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Đến tháng 4/2022, doanh nghiệp tiếp tục nâng vốn lên 20 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến nay, nhưng cơ cấu cổ đông không được công bố. Tháng 8 cùng năm này, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Thời trang Au Couture.
Một số thông tin cho biết, ông Định và bà Trâm là cựu sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội. Mặc dù học ngành kinh tế nhưng Nguyễn Ngọc Trâm từng chia sẻ yêu thích may vá, thời trang từ rất nhỏ nhưng hoàn cảnh không cho phép để theo đuổi ngành này.
Từ năm thứ 3 đại học, cô đã đi làm thêm, dành dụm tiền để đi học về may và thiết kế. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2015, Nguyễn Ngọc Trâm quyết định khởi nghiệp với một thương hiệu thời trang nhỏ nhưng thất bại.
Năm 2017, thương hiệu Lep' ra đời với sở thích mặc váy hoa nhưng không tìm được sản phẩm phù hợp trên thị trường của nhà sáng lập này.
" alt=""/>Ai đứng sau chuỗi thời trang Lep' vừa tuyên bố sắp dừng hoạt động?Ban đầu, ngày độc thân chỉ là sự kiện mua sắm kéo dài trong một ngày. Tuy nhiên, vài năm gần đây, ngày độc thân đã mở rộng ra thành 3 tuần lễ. Doanh số bán hàng từ livestream đã tăng mạnh, và chiến lược bán hàng đã trải qua sự biến đổi, không chỉ giới hạn ở việc giảm giá mà còn bao gồm nhiều chiến dịch khác nhau.
Kết quả là, doanh thu của Alibaba trong các sự kiện 11/11 liên tục lập kỷ lục mới. Vào ngày 11/11 năm 2018, Alibaba đã khiến những nhà bán lẻ tại Mỹ phải ganh tị khi đạt được doanh số kỷ lục gần gấp đôi doanh thu từ ngày Black Friday và Cyber Monday ở Mỹ trong cùng năm.
Sự thành công của Alibaba đã truyền cảm hứng cho các sàn thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Từ ngày 11/11, các sàn thương mại điện tử đã phát triển thành các sự kiện "ngày đôi" ưu đãi hàng tháng. Tương tự như Black Friday tại các quốc gia phương Tây, những "ngày đôi" đã trở thành ngày hội giảm giá khủng với mức ưu đãi có thể lên đến 80-90%.
11/11 là ngày lễ độc thân xuất phát từ Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Năm ngoái, sàn thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc Tmall đã công bố dữ liệu bán hàng vòng đầu tiên cho sự kiện mua sắm lớn này với 20 thương hiệu mỹ phẩm đã đạt doanh thu hơn 100 triệu nhân dân tệ chỉ trong 30 phút.
Năm 2022, tổng giá trị hàng hóa được bán trong mùa mua sắm 11/11 đạt tổng cộng 1.150 tỷ nhân dân tệ, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Bain. Con số này cao hơn 4 lần số tiền mà người mua sắm ở Mỹ đã chi tiêu trong tuần lễ Black Friday.
Trong khi Black Friday ở Mỹ thường là lúc người tiêu dùng tìm kiếm các chương trình giảm giá và khuyến mãi tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống thì ngày lễ độc thân 11/11 tập trung chủ yếu vào mua sắm trực tuyến và các ưu đãi lớn từ các nhãn hiệu nổi tiếng,
Những năm trước, người mua sắm Trung Quốc chi nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm bổ sung, vitamin và các sản phẩm chăm sóc thú cưng. Những sản phẩm này dự kiến sẽ tiếp tục có nhu cầu cao trong năm nay, cùng với các sản phẩm tập trung vào quần áo và thiết bị thể thao.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Bain và từ Adobe Analytics, từ năm 2014 đến năm 2021, lễ độc thân đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 34% hàng năm, so với mức tăng trung bình 17% của tuần lễ Black Friday.
" alt=""/>Nguồn gốc Lễ độc thân 11/11 và cơn sốt mua sắm "ngày đôi"