Tháp tùng Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Murat Nurtleu; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Hội nhập Zhumangarin Serik; Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Phát triển cơ sở hạ tầng Marat Karabayev; Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thể thao Ashat Oralov; Phó Chánh Văn phòng Tổng thống, Đại diện đặc biệt của Tổng thống về hợp tác quốc tế Erzhan Kazykhan; Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov...
Đón Tổng thống và đoàn tại sân bay có: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan Phạm Thái Như Mai; Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Việt Dũng...
Dự kiến sáng mai (21/8), Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev sẽ dự lễ đón chính thức và hội đàm tại Phủ Chủ tịch do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì. Hai nguyên thủ sau đó sẽ chứng kiến lễ ký và trao đổi văn kiện hợp tác.
Chiều cùng ngày, Tổng thống Kazakhstan sẽ chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Đặc biệt, trong ngày thứ ba của chuyến thăm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev thăm quan Làng gốm Chu Đậu tại xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev kể từ khi nhậm chức năm 2019, cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trong 12 năm qua của một tổng thống Kazakhstan.
Quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống Việt Nam-Kazakhstan đã và đang chứng kiến những bước phát triển mới, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc.
Thương mại song phương giữa Việt Nam và Kazakhstan có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn khiêm tốn. Hai bên cùng đặt ra mục tiêu 1,5 tỷ USD kim ngạch hai chiều tới năm 2030.
Trao đổi với báo chí trước chuyến thăm, Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan Phạm Thái Như Mai cho biết, chuyến thăm của Tổng thống là sự kiện rất được mong đợi, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo chuyển biến và động lực mới cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai đất nước.
Một số văn bản hợp tác song phương sẽ được ký kết trong dịp này, trong đó nổi bật là Hiệp định miễn thị thực cho công dân hai nước và Kế hoạch hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại… Đây là những tiền đề cho phát triển hợp tác song phương trong kinh tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt là du lịch và giao lưu nhân dân.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn của hai nước đang chuẩn bị ký kết những thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực đi đầu như: vận tải hàng hóa, logistics, viễn thông tin học, vận chuyển đường sắt và dầu khí.
Còn Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov nhấn mạnh, chuyến thăm của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev là cơ hội để hai nước mở ra những chương mới trong quan hệ song phương, nhất là trong bối cảnh tiềm năng hợp tác kinh tế còn rất rộng mở.
Mục đích nhằm "khám phá tiềm năng" hợp tác to lớn giữa hai nước. Ðây cũng chính là nội dung mà Tổng thống từng nhấn mạnh trong cuộc gặp với Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân vào năm 2022 ở Kazakhstan. Tổng thống đặc biệt chú ý đến sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Dự kiến, hai bên sẽ ký kế hoạch hành động chung liên chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế và thương mại và một số thỏa thuận trong các lĩnh vực khác.
Ngô Huyền và nhóm PV, BTV" alt=""/>Tổng thống Kazakhstan đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam"Tôi sẽ đến gặp anh", Pep nhắn với Baggio qua mạng. Nói là làm, ông ngay lập tức gặp đồng đội cũ ở Brescia.
Tối 15/10, nhà hàng Laboratorio Lanzani ở Brescia là nơi diễn ra cuộc hội ngộ giữa những người bạn thân.
"Cảm ơn các bạn của tôi, rất vui được gặp lại các bạn", Baggio đăng tải hình ảnh cuộc gặp trên Instagram vào sáng 16/10.
Ngoài Pep và Robby, cuộc gặp còn có Andrea Caracciolo và Luca Toni, cũng là những cựu cầu thủ Brescia, cùng nhà quản lý Edoardo Piovani.
Cuộc hội ngộ để ôn lại tình bạn, cũng như tưởng niệm vị HLV của đội khi đó là Carlo Mazzone, người qua đời vào năm 2023.
Baggio và Guardiola thi đấu cùng nhau ở Brescia các mùa giải 2001-02 và 2002-03, ngay sau khi cựu tiền vệ người Catalunya rời Barcelona.
Pep Guardiola luôn thể hiện sự ngưỡng mộ đặc biệt đối với huyền thoại bóng đáItaly.
![]() | ![]() |
Nhiều lần Pep nhấn mạnh Baggio là cầu thủ xuất sắc nhất mà ông từng được thi đấu chung.
"Khi nói về Baggio, tôi rất xúc động. Tôi gặp Robby khi anh ấy sắp kết thúc sự nghiệp và anh ấy có một cái đầu gối trông giống như một chiếc máy giặt. Anh ấy không thể di chuyển và anh ấy là người mạnh nhất", Pep tâm sự trên "Che tempo che fa".
"Tôi chỉ có thể tưởng tượng khi Robby ở phong độ tốt nhất. Khi đó anh ấy là một người vui vẻ, có khiếu hài hước đầy thú vị.
Tôi tin rằng Roberto đã giành được sự ngưỡng mộ của cả thế giới, không chỉ vì anh ấy là một cầu thủ vĩ đại mà còn vì anh ấy là một người đặc biệt.
Tôi không nghĩ có nơi nào ở Italy mà người hâm mộ AC Milan, Inter, Juventus hay Fiorentina không yêu mến Baggio".
GS Phan Mẫn bày tỏ vui mừng trước sự phát triển trong quan hệ Việt - Mỹ. Hai quốc gia, hai dân tộc, hai văn hóa và hai chủ nghĩa khá xa lạ nhưng chịu ngồi lại với nhau, xích lại gần nhau để trở thành đối tác.
Ông mong muốn cộng đồng người Việt Nam dù ở đâu cũng xích lại gần nhau để hướng đến một đất nước Việt Nam giàu mạnh hơn, phồn thịnh hơn, văn minh hơn.
"Từ lâu tôi luôn thấm thía với một câu tuyên bố của Nhà nước: Kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời với quê hương, với dân tộc, đất nước Việt Nam. Làm sao cụ thể hóa câu nói này, chính sách nào, hoạt động gì của Chính phủ có thể cho đồng bào ở Mỹ chiêm nghiệm được câu nói đầy tình nghĩa này", ông gửi gắm đến Thủ tướng.
GS Phan Mẫn mong Chính phủ luôn quan tâm đến nguyện vọng những tài năng ở nước ngoài mong muốn đóng góp cho một Việt Nam giàu mạnh.
Là người sáng lập công ty công nghệ ở Mỹ, TS Hùng Trần bày tỏ vui mừng khi quan hệ Việt - Mỹ được nâng lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Điều đó tạo nhiều cơ hội để Việt Nam tận dụng xây dựng các giải pháp công nghệ để phát triển kinh tế số.
Câu hỏi đặt ra là làm sao tận dụng được cơ hội như vậy. Theo ông Hùng, mấu chốt là phải xây dựng nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao mà Việt Nam đang thiếu. Người Việt rất giỏi, và những người trẻ ở Thung lũng Silicon đều sẵn sàng chung tay đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ chất lượng cao để giúp Việt Nam tận dụng cơ hội mà mối quan hệ Việt - Mỹ mang lại.
Hiện nay các trường đại học của Việt Nam đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ nhưng chỉ có 12%, tức 6.000 người làm được những công việc tương đương với kỹ sư Mỹ. Vì vậy cần nâng cao đào tạo nguồn lực này.
Chị Tô Diệu Liên (Chủ tịch hội thanh niên - sinh viên Việt Nam tại Mỹ) cũng kiến nghị có cơ chế hội tụ nhân tài Việt Nam tại Mỹ để những người có tâm huyết, chuyên môn đóng góp cho đất nước.
Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của chúng ta
Thủ tướng bày tỏ vui mừng được gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại San Francisco và những vùng lân cận, mặc dù ở xa nhưng vẫn dành thời gian gặp gỡ đoàn.
Điểm lại quan hệ Việt - Mỹ thời gian qua, Thủ tướng nhấn mạnh, ý nghĩa quan trọng của việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã hoàn tất là đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
“Với Việt Nam và Mỹ có đặc điểm rất riêng, rất đặc biệt. Chúng ta phấn đấu từ chỗ chấm dứt chiến tranh đến bình thường hóa, chấm dứt hận thù, rồi đến đối tác chiến lược toàn diện là cả một quá trình, trong đó có đóng góp của bà con kiều bào”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nhắc lại lời Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá “cộng đồng người Việt Nam là một cộng đồng thành công, sáng tạo, có nhiều đóng góp tích cực cho quan hệ hai nước, là cộng đồng phát triển rất nhanh”.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ tự hào về việc thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ có sự đóng góp của bà con kiều bào trong suốt mấy chục năm qua để “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như hôm nay.
Điều đó cho thấy tầm vóc, vai trò của Việt Nam trên thế giới, vị trí quan trọng của Việt Nam trong mối bang giao của Mỹ với các nước trên thế giới.
Thủ tướng nhắc lại trong tuyên bố chung nói rất rõ, “Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của chúng ta”. Vì vậy Tổng thống Mỹ đã nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Việt Nam và Tổng Bí thư đã trực tiếp đón, hội đàm với Tổng thống Mỹ tại Văn phòng Trung ương Đảng.
“Một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đón một Tổng thống Mỹ, một nền kinh tế số một thế giới, một cường quốc thế giới và ra tuyên bố chung để thấy sự tôn trọng của Mỹ với thể chế của chúng ta”, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng cho hay, Mỹ ủng hộ Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng”. Trước đây chỉ có “mạnh, độc lập và thịnh vượng”, bây giờ thêm 2 từ “tự cường”. Điều đó cho thấy chúng ta phải tự cường đi lên từ bàn tay, khối óc của mình.
Thủ tướng cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có khoảng 6 triệu người ở 130 quốc gia nhưng riêng Mỹ là 2,2 triệu người; riêng bờ Tây số người Việt lên đến hơn 1 triệu người, trong đó tại San Francisco có 700 nghìn người. Trong 6 triệu người thì có 10% là trí thức, nhà khoa học.
Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, kim ngạch hai chiều Việt Nam - Mỹ đạt hơn 123 tỷ USD vào năm 2022, đưa đất nước ta trở thành đối tác thương mại thứ 7 của Mỹ…, quan hệ hai nước càng ngày càng tốt lên.
“Quan hệ Việt – Mỹ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế đi từ hận thù, từ chiến tranh đến một đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất ngắn. Đây là nỗ lực của hai bên”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tiếp tục “đoàn kết để thành công”
Điểm lại tình hình kinh tế xã hội trong nước, Thủ tướng cho biết trong bối cảnh vừa qua, Việt Nam tự mình vươn lên. Năm 2022 tăng trưởng trên 8%, lạm phát 3%...
Mặc dù năm nay khó khăn hơn nhưng tình hình đang tốt lên, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.
Thủ tướng bày tỏ tự hào về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam đi đâu cũng tự hào, đi đâu cũng thành công và mỗi năm đều thành công hơn trước.
Người đứng đầu Chính phủ mong bà con kiều bào tiếp tục “đoàn kết để thành công”, nhất là sau khi nâng cấp quan hệ 2 nước thành đối tác chiến lược toàn diện sẽ mở ra nhiều cơ hội trong hợp tác thương mại, đầu tư.
Thủ tướng tin sau khi nâng cấp quan hệ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, quan hệ thương mại hai nước sẽ phát triển hơn.
Cuối buổi gặp mặt, Thủ tướng mời bà con kiều bào cùng thưởng thức chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc “cây nhà lá vườn” từ quê nhà Việt Nam.