Ngoài ra, trường cũng dành tối đa 70% chỉ tiêu cho việc xét tuyển căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tùy từng nhóm ngành sẽ quy định môn bắt buộc và môn cho thí sinh tự chọn. Cụ thể:
Phương thức xét tuyển kết hợpchiếm 20% chỉ tiêu dành cho thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực khá, hạnh kiểm tốt cả 5 học kỳ bậc THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).
Thí sinh xét tuyển ngành Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt điểm từ 5.0 trở lên mới được xét tuyển thẳng.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền không hạn chế chỉ tiêu xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Đối với các ngành Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Xuất bản, Học viện sẽ tuyển thẳng thí sinh đoạt giải HSG quốc gia môn Ngữ văn.
Ngành Lịch sử, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước tuyển thẳng thí sinh đoạt giải HSG quốc gia môn Lịch sử.
Ngành Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Quan hệ quốc tế, Truyền thông quốc tế, các chương trình chất lượng cao Kinh tế và quản lý, Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu, Truyền thông marketing, Báo truyền hình chất lượng cao, Báo mạng điện tử chất lượng cao sẽ tuyển thẳng thí sinh đoạt giải HSG quốc gia môn tiếng Anh.
Ngành Triết học, Kinh tế, Kinh tế chính trị, Quản lý công, Quản lý nhà nước sẽ xét tuyển thẳng thí sinh đoạt giải HSG quốc gia môn Toán.
Chỉ tiêu các ngành của Học viện Báo chí tuyên truyền cụ thể như sau:
Thúy Nga
Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 11.250 chỉ tiêu vào các ngành với 4 phương thức tuyển sinh.
" alt=""/>Phương thức tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2021Những kỹ năng sống trẻ em Nhật được nuôi dạy
Giúp cha mẹ hiểu nội tâm con qua hoạt động vẽ tranh
7 nguyên tắc vàng trong dạy kỹ năng sống
Ngày hôm nay con đã giúp đỡ được những ai?
Cuộc sống xung quanh còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, trẻ nhỏ cần có một trái tim nhân ái, sẵn sàng sẻ chia. Những người cần đến sự giúp đỡ của con có thể nhỏ bé như chú mèo bị mắc kẹt, bạn cùng lớp quên không mang thước kẻ,...
Con có thể hướng dẫn điều này cho người khác được không?
Câu hỏi này chính là gợi ý tuyệt vời giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình cũng như thúc đẩy mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ người khác. Được cha mẹ đánh giá cao đồng nghĩa với việc trẻ hiểu được tầm quan trọng và giá trị của bản thân, từ đó con có động lực học tập và rèn luyện để phát triển khả năng của mình hơn.
Con học được những gì từ những điều tốt/ xấu đó?
Trẻ em cũng cần tự rút ra những bài học và kinh nghiệm từ thất bại hay thành công của chính mình, cha mẹ và mọi người xung quanh.
Điều tuyệt vời/ tệ hại nhất đã từng xảy ra với con?
Cuộc sống không hoàn toàn là màu hồng và cũng không chỉ có màu đen u ám, nó là sự pha trộn hoàn hảo của các yếu tố. Bởi vậy, trẻ em cũng cần được tiếp cận thế giới theo góc độ toàn diện đó. Con nên hiểu rằng không phải điều gì cũng diễn ra dễ dàng cũng như những điều tồi tệ không kéo dài mãi. Hiểu rõ điều tốt và xấu trong cuộc sống của mình là cách con dễ dàng và bình thản đối mặt với mọi việc hơn.
Con hãy dùng năm từ để miêu tả về bản thân?
Câu hỏi này chính là gợi ý để trẻ hình dung rõ về cá tính của riêng mình cũng như định hình cách mà người khác nhìn nhận về chúng. Điều này giúp con xác định được mình là ai và mình đang ở đâu trong thế giới xung quanh.
Con nghĩ trong tương lai mình sẽ có cuộc sống như thế nào?
Thêm một câu hỏi gợi nhắc trẻ nghĩ đến những kế hoạch trong tương lai. Việc hiểu được những điều mình mong muốn có được khi trưởng thành giúp trẻ sớm xác định những điều mình cần làm. Cha mẹ có thể đóng vai trò là người dẫn đường giúp trẻ dễ dàng hình dung hơn những điều mình cần làm để có một tương lai như mong đợi.
Làm điều gì khiến con cảm thấy hạnh phúc?
Dù sở thích là gì thì đó cũng là điều khiến con có động lực và cảm thấy hạnh phúc hơn khi thực hiện nó. Câu hỏi này giúp cha mẹ xác định được sở thích, đam mê và từ đó có định hướng tốt cho nghề nghiệp trong tương lai của trẻ.
Con muốn nói lời cảm ơn tới những ai?
Câu hỏi này khuyến khích con bày tỏ lòng biết ơn, sự tôn trọng với mọi người đã giúp đỡ mình, từ những người thân yêu trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè hoặc những người đã từng nhận được sự giúp đỡ.
Con nghĩ những bài học nào sẽ cần thiết khi trưởng thành?
Câu hỏi này giúp trẻ hiểu rằng, mình không mãi là đứa trẻ vô lo vô nghĩ và sẽ sớm trưởng thành. Vì vậy, trẻ cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng sống cần thiết cho tương lai. Cha mẹ có thể sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi thấy trẻ có nhiều hứng thú với việc học và đọc sách hơn khi thường xuyên trao đổi về vấn đề này.
Nếu được quay lại thời gian, con sẽ thay đổi điều gì?
Cuộc nói chuyện bắt đầu bằng câu hỏi này giúp cha mẹ hiểu rõ hơn khúc mắc của trẻ về những sai lầm và cả những tiếc nuối trong quá khứ. Qua câu chuyện đó, cha mẹ có thể lồng ghép bài học về việc đối phó với những sai lầm và thất vọng, đúng theo câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”.
Và còn nhiều câu hỏi nữa, hãy luôn nhớ ngoài việc dạy con thì việc đặt câu hỏi cho con để con tự suy luận cũng là một cách tốt nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho con. Chúc bạn thành công.
Người phương Tây dạy con kỹ năng sống từ rất sớm. Hãy thử xem bức thư cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai mình để dạy con thế nào.
" alt=""/>Những câu hỏi rèn kỹ năng sống cho trẻ hàng ngày1. Nước kinh giới
Nước kinh giới là một loại nước khá tốt dùng cho bé yêu. Loại nước này có khả năng làm sạch da, có tính sát trùng tại chỗ, tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh bám ở trên da. Trong kinh giới lại có tinh dầu, có tác dụng xua đuổi vi rút. Đồng thời cây kinh giới còn có tác dụng khu phong (khu trú mầm bệnh ở bên ngoài xâm nhập), chỉ ngứa (chống ngữa hữu hiệu) nên rất hữu ích với bệnh ngoài da trẻ em.
Nước kinh giới hữu ích với một số bệnh trẻ em như nhiễm trùng ngoài da, viêm da, hăm kẽ, loét da, rôm sảy, eczema.
Cách làm như sau: ra vườn, hái kinh giới, hái cả lá lẫn cành, lấy cả lá bánh tẻ và lá non. Sau đó đem về, rửa sạch, hái chừng 100 gam (tương ứng với 1 nắm nhỏ), chế thêm 300ml nước, cho lên bếp, đem đun sôi, rồi vắt ra lấy nước. Dùng nước này rửa cho bé ngày 2 lần: gần trưa 1 lần và tối 1 lần. Hong khô sau rửa
![]() |
2. Nước chè xanh
Nước chè xanh có tanin, có tác dụng làm đông vón vỏ vi khuẩn, có tác dụng bất hoạt vi khuẩn, lại có tác dụng làm se da nên sẽ làm giảm chảy nước với các vết nhiễm trùng ngoài da. Chè xanh cũng có một ít tinh dầu nên có ích lợi nhất định với vi rút gây bệnh ngoài da.
Nước chè xanh hữu ích với các bệnh nhiễm trùng ngoài da có tính chất chảy nước như hăm kẽ mức độ vừa, chốc lở ngoài da, chốc lây và chốc loét.
Cách làm như sau:lấy 1 nắm lá chè xanh, tương đương với 100 gam. Nếu không có lá chè tươi thì có thể lấy chè mạn (chè để uống), một nhúm to. Nấu đặc. Sau đó đem lau vào vùng da tổn thương cho em bé. Ngày lau 3 lần: giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và đầu giờ tối. Chỉ vài ngày vết tổn thương ngoài da sẽ ổn.
3. Nước lá tre
Nước lá tre có tính chất làm ra mồ hôi. Ra được mồ hôi thì sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông, làm sạch vi khuẩn cư trú bên trong, do đó giảm sưng viêm. Nước lá tre còn có tác dụng sát trùng, làm giảm hoạt động của vi khuẩn nên ích lợi với bệnh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, nước lá tre còn có tác dụng thanh nhiệt, có tác dụng làm mát da, giảm nhiệt cho da, chống được các nốt liên quan đến rôm sảy.
![]() |
Cách làm như sau: lấy 100-150 gam lá tre non và lá tre bánh tẻ. Rửa sạch, xong chế thêm nước. Chế thêm chừng 200-300ml nước. Đun sôi to lửa. Để sôi chừng 5 phút, bắc ra, đợi nguội bớt đến còn ấm là được. Lau rửa cho bé ngày 2 lần: gần trưa (10h) 1 lần và xế chiều 1 lần (4-5h)Nước lá tre thích hợp với bệnh viêm lỗ chân lông các mức độ nông và sâu, bệnh rôm sảy mọc quá nhiều, mụn nhọt lẻ tẻ ở gáy, vai và nách.
4. Nước kim ngân
Nước kim ngân có chút ít kháng sinh thực vật có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhọt ngoài da. Nước kim ngân lại có tác dụng chống ngứa nên hữu ích để giảm ngứa. Nước kim ngân lại có một ít tanin có tác dụng làm se da, khô da, nên làm giảm chảy nước, lại có tác dụng đông vón vỏ vi khuẩn nên làm giảm mức độ phát triển của vi khuẩn.
![]() |
Cách làm như sau: lấy cây kim ngân cả lá, thân và hoa đang nụ. Lấy chừng 150 gam, cho thêm 300ml nước sạch, đun sôi, đậy vung. Sau đó 5 phút bỏ ra dùng, nhớ để nguội bớt đến khi còn ấm, vắt bã ra lấy nước cốt. Lấy khăn mặt xô, thấm đẫm nước rồi lau lên các vết loét cho bé. Chỉ cần 2-3 ngày, mỗi ngày lau 2-3 lần tùy mức độ, vết loét của da bé sẽ bình ổnNước kim ngân có tác dụng với một số bệnh như chốc loét, chốc lây và hăm kẽ.
Lưu ý: Các loại nước trên có tác dụng dự phòng là chính, điều trị các bệnh kể trên ở mức độ nhẹ và vừa. Sau 2-3 ngày tắm bệnh không có dấu hiệu tiến triển thì phải đi khám bác sỹ ngay.
(Theo WTT/Em đẹp)
" alt=""/>Cách chế biến nước tắm mùa hè cho bé không bệnh tật