Tối ngày 8/8/2017, bà Takahashi Harumi - thống đốc tỉnh Hokkaido, Nhật Bản - đã có mặt tại TP.HCM để tham dự buổi Hội thảo quảng bá văn hoá Hokkaido. Ngoài ra, giới chức địa phương còn có chủ tịch tổ chức xúc tiến du lịch Hokkaido, ông Yu Hachihiro và chủ tịch thành phố Kushiro, ông Aziaya tham dự. Về phía Việt nam, đại diện doanh nghiệp tại Tp.HCM, bà Lê Vân Mây - CEO Lotus Group cũng có mặt trong sự kiện này.
Được biết, đây là hoạt động lần đầu tiên của chính quyền Hokkaido với mong muốn giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực và danh lam thắng cảnh của tỉnh đến Việt Nam.
Hòn đảo xinh đẹp, hấp dẫn phía Bắc Nhật Bản
Hokkaido là vùng địa lý và là tỉnh có diện tích lớn nhất, cũng lại là đảo lớn thứ hai của Nhật Bản. Hokkaido nằm ở phía Bắc nước Nhật, cách đảo Honshu bởi eo biển Tsugaru. Nơi đây vốn được rất nhiều người Việt Nam biết đến như một hòn đảo hấp dẫn, xinh đẹp và thơ mộng, từ việc quảng bá qua văn hoá của Nhật Bản.
Hokkaido làm say lòng du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình với bốn mùa phân hoá rõ rệt. Đặc biệt, thảm thực vật nơi đây được thiên nhiên dành rất nhiều ưu đãi, mùa xuân các đồng hoa rộ nở, mùa hè nóng ẩm xanh mát, lá cây trổ đỏ khi thu đến và tuyết rơi phủ trắng lúc đông về.
![]() |
Lễ hội cá hồi cùng đặc trưng ẩm thực Hokkaido như ramen, gengis khan, cá ngừ nướng, trứng cá hồi đỏ, cơm nắm, sashimi…thu hút sự quan tâm từ quan khách. |
Ẩm thực của tỉnh Hokkaido được xem là sức hút lớn nhất đối với du khách. Với lợi thế được biển xanh bao bọc, du khách đến với Hokkaido có thể thưởng thức những món ngon chế biến từ hải sản tươi sống ngay sau khi đánh bắt. Bên cạnh đó, vườn tược và trang trại vừa là điểm thu hút khách du lịch, vừa là nguồn cung cấp sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt tươi sạch cho bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, Sapporo - thương hiệu bia mang tên trung tâm hành chính ở Hokkaido, đã được khắp thế giới ghi nhận.
Đến với Hokkaido, du khách được đắm mình thư giãn trong những dòng suối nước nóng, tận hưởng những trải nghiệm duy nhất tại đây như chèo thuyền phá băng, đi bộ trên băng, lặn dưới sông băng…cũng như hoà nhịp cùng các lễ hội. Tại Hokkaido có rất nhiều vườn cherry, vườn đào sai quả, điều này chắc chắn sẽ khiến du khách vô cùng thích thú khi ghé thăm.
Từ những thuận lợi riêng về thiên nhiên và con người thân thiện, mến khách, thống đốc Hokkaido bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác giữa tỉnh nhà và Việt Nam. Bà nhấn mạnh muốn phát triển quan hệ đôi bên dựa trên nền tảng của mối quan hệ giữa người và người, trên các mặt về kỹ thuật, nông nghiệp, thuỷ sản, công nghệ thông tin, dịch vụ, văn hoá - du lịch…
Thực tế, từ nhiều năm nay, không khó nhận thấy sự phát triển vượt bậc trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đơn cử, có hơn 1.000 nhà hàng, trung tâm mua sắm, siêu thị, siêu thị bán lẻ của Nhật Bản đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam. Trong đó, một số lượng không nhỏ nhà hàng đang sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao có nguồn gốc từ Hokkaido.
Hiện nay, số lượng người Việt hiện đang học tập, làm việc tại Hokkaido ngày một gia tăng. Phần lớn trong đó là những thực tập sinh, kỹ sư được tỉnh Hokkaido đánh giá là có chuyên môn cao và đức tính siêng năng, tỉ mỉ. Chính vì thế, mục đích của Chính phủ Hokkaido trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam này chính là quảng bá văn hóa cũng như tiến hành giao lưu, hợp tác với mong muốn đôi bên cùng phát triển lâu dài và bền vững.
![]() |
Bà Takahashi Harumi, Thống đốc tỉnh Hokkaido trả lời báo chí. |
Hợp tác để tăng thêm sức mạnh
Cảm nhận về đất nước Việt Nam, trả lời VietNamNet, bà Takahashi Harumi cho biết: “Tôi không thể kể hết nét hấp dẫn, sự quyến rũ của Việt Nam đối với người Hokkaido. Tôi chỉ có thể tiết lộ mình tâm đắc nhất rằng người Việt Nam rất coi trọng tình cảm, tình người và điều này hợp với tâm tính của chúng tôi. Theo tôi, đây là cơ sở lớn và vững chắc nhất trong mối quan hệ hợp tác giữa Hokkaido và Việt Nam.”
Sau buổi hội thảo, bà Takahashi Harumi cho biết sẽ có những hoạt động cụ thể nhằm xúc tiến mối quan hệ giữa Hokkaido và Việt Nam, chẳng hạn như thiết kế đường bay từ Việt Nam sang Hokkaido, ký kết biên bản ghi nhớ giữa Hokkaido và Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam; hay cử nhiều hơn nữa những đoàn đại biểu, doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam… Bà tin rằng giữa Hokkaido và Việt Nam sẽ có những nhu cầu có thể bổ sung cho nhau và gọi đây là việc làm “tăng thêm sức mạnh” cho nhau.
![]() |
Hoa hậu, người mẫu Trương Tri Trúc Diễm được chọn làm Đại sứ du lịch cho chiến dịch quảng bá văn hoá của Hokkaido với Việt Nam. |
Gia Bảo
" alt=""/>Quảng bá văn hóa Hokkaido Nhật Bản ở Việt NamTheo Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Thừa Thiên Huế luôn giữ vai trò, vị thế quan trọng, giúp kết nối 3 miền Bắc - Trung - Nam; có bề dày lịch sử, văn hóa, được hình thành và phát triển qua dòng chảy gần 720 năm của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế; chứa đựng tinh hoa, giá trị biểu trưng trí tuệ, văn minh của dân tộc.
Huế từng là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788-1801) và là nơi đóng đô của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (1802-1945).
Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh (Ảnh: Hoàng Quý).
Đề án xác định, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt, một trong những đô thị quan trọng của Việt Nam. Các di sản văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc đặc trưng của Huế mang tầm vóc lớn, đại diện cho một giai đoạn phát triển của dân tộc, có tính đặc trưng riêng so với các địa phương khác của cả nước cũng như các quốc gia khác.
Đề án nêu rõ, đây là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, thuộc 3 loại hình khác nhau, gồm di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, từng viết: "Huế là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, từ vùng đất biên viễn nổi danh là xứ "Ô Châu ác địa" biến thành trung tâm đô thị văn minh mới của người Việt trên con đường mở đất về phương Nam thế kỷ XVII-XVIII".
"Sức hấp dẫn lớn nhất của Huế là trải qua bao biến thiên lịch sử, thành phố vẫn bảo tồn được chân dung của một kinh đô, "một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị" với hàng trăm công trình tinh vi, tuyệt mỹ, phong phú, đa dạng. Đó chính là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù của Huế, nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước", Giáo sư, Tiến sĩ Trương Quốc Bình, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) mô tả trong một cuộc hội thảo.
Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di sản Huế đã đến mức bền vững (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá, đô thị Huế là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị.
Nhờ vậy, theo vị này, Huế còn được biết đến với các danh hiệu: một điểm đến 8 di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hóa ASEAN, thành phố bền vững môi trường ASEAN, thành phố du lịch sạch ASEAN và thành phố Xanh quốc gia.
"Trong không gian đô thị dành cho di sản, văn hóa, quần thể di tích đã được UNESCO công nhận, mọi thứ vẫn còn vẹn nguyên với thời gian. Những công trình kiến trúc lịch sử ngày càng được làm đẹp hơn, giúp cho bức tranh văn hóa, di sản đất cố đô thêm hoàn hảo", ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề Huế cần phải giải quyết, trong đó thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Ngọc Hiếu).
"Trong định hướng bảo tồn, phát triển và sự cân bằng giữa hai khái niệm đó, Thừa Thiên Huế đã và đang thay đổi. Những gì thuộc về di sản, chúng tôi giữ gìn, tôn tạo để phát triển một không gian đô thị xanh, sinh thái độc đáo bên cạnh dòng sông Hương.
Không gian đô thị đó được xem là giá trị đặc biệt hiếm có của thế giới. Rất nhiều người khẳng định, người Huế quá may mắn được sống và hít thở trong bầu không khí đậm màu sinh thái văn hóa, niềm ước ao của tất cả các quốc gia phát triển trên phạm vi toàn cầu", ông Phương cho hay.
Huế đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh: Đình Hoàng).
Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, mô hình thành phố trực thuộc Trung ương được định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc. Huế sẽ phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa.
"Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa cũng là một thách thức. Câu chuyện về Thừa Thiên Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại", ông Phương nói.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong quá trình phát triển, địa phương luôn chú trọng quy hoạch phát triển đô thị, định hình, xác định rõ các không gian phát triển, khu vực dồn nén đô thị, bảo vệ cảnh quan, di sản, cũng như vùng tập trung phát triển các khu chức năng.
Theo ông Phương, Huế đã quy hoạch, xây dựng được các không gian đô thị, không làm ảnh hưởng đến khu vực có di tích. Việc này nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Dự án đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (Ảnh: Vi Thảo).
Cũng theo người đứng đầu chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở định hình phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, Huế huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại. Các dự án trọng điểm, như tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài,... được tập trung đẩy nhanh tiến độ, tạo sự lan tỏa, kết nối, mở ra không gian, động lực phát triển mới.
Đặc biệt, theo ông Phương, Thừa Thiên Huế tập trung hoàn thành đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị…; tiếp tục triển khai các dự án trùng tu, bảo tồn di tích cố đô Huế, di tích xuống cấp nghiêm trọng.
"Tỉnh tăng cường huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp phù hợp với lợi thế của địa phương; xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng", ông nói.
Huế nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây với hệ thống giao thông khá đồng bộ (Ảnh: Vi Thảo).
Theo Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương của Chính phủ, Thừa Thiên Huế được xác định là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây, nằm giữa Hà Nội và TPHCM, hai trung tâm kinh tế phát triển nhất đất nước. Cùng với Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế có vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,…
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn, đặc sắc của cả nước.
" alt=""/>Huế trực thuộc Trung ương, thành phố duy nhất ở Việt Nam có 8 di sản