Cha mẹ quá bao bọc con
Sự bảo vệ, che chở quá mức của cha mẹ có thể sẽ khiến con cảm thấy ngột ngạt rồi dần dần trở nên nhút nhát, dè dặt. Mất đi sự độc lập, con dễ thấy ghen tị với những đứa trẻ tự do, tự chủ xung quanh mình.
Cha mẹ quá độc đoán
Sự kiểm soát quá đà của cha mẹ cũng có thể nuôi dưỡng lòng ghen tị ở trẻ nhỏ. Vì cha mẹ luôn áp đặt cho con quá nhiều quy tắc nên con thiếu tự tin và luôn cảm thấy mình kém cỏi so với người khác.
Cha mẹ hay so sánh
Một sai lầm nghiêm trọng mà các bậc phụ huynh thường mắc phải là hay so sánh con mình với "con nhà người ta". Điều này chỉ khiến cho con mất đi sự tự tin, gia tăng thêm lòng ghen tị.
Cạnh tranh không lành mạnh
Khi có một cuộc thi, cha mẹ thường so sánh kết quả của các con với nhau. Đôi khi, không phải đứa trẻ tài năng hơn lại là người thắng cuộc và việc cố quy chụp đúng sai để chứng minh hay biện hộ cho bản thân đều sẽ dẫn tới lòng ghen tị tiêu cực.
Thiếu công bằng giữa các con
Đôi khi, thứ tự sinh con cũng sẽ ảnh hưởng tới cách đối xử của cha mẹ. Thông thường, đứa lớn sẽ cảm thấy ghen tị với đứa nhỏ vì em út thường được cha mẹ chú ý nhiều hơn. Hãy cố gắng đối xử công bằng và phân tích cho các con hiểu được tình cảm của cha mẹ là hoàn toàn không thiên lệch.
Dịch Covid-19 không chỉ khiến nhiều đứa trẻ ở Zimbabwe phải bỏ học, mà còn đẩy các em vào tình cảnh nguy hiểm khi tìm kiếm vận may trong các mỏ vàng.
" alt=""/>Khi cha mẹ trở thành nguyên nhân khiến con thích so đo, ghen tịNhiều người dân trong làng kể, khi Yang Suo 8 tuổi, cha của Yang Suo sợ con đi lại bị ngã nên đã cho Yang vào một chiếc giỏ tre và khiêng cậu đi. Tháng thu hoạch mùa màng, họ cũng mang con theo rồi kê một chiếc ghế dài nhỏ ven đường và để Yang Suo ngồi trên đó đợi.
Yang Suo cũng có lúc muốn làm việc này việc khác nhưng cậu vừa làm được chút việc nhỏ, bố mẹ liền nhắc ra ngoài chơi, không cho cậu giúp.
![]() |
Căn nhà của người nông dân nghèo. |
Chính vì được chiều chuộng quá mức, Yang dần dần trở nên lười biếng và khó bảo. Cậu không muốn đi học, cũng không chịu làm bài tập cô giáo giao khi về nhà. Cô giáo phê bình thì cậu về mách bố mẹ.
Hôm sau, bố mẹ Yang Suo lại lên gặp nhà trường để phản ánh khiến các thầy cô không muốn quan tâm đến Yang Suo nữa.
Năm 1999, khi Yang Suo 13 tuổi, cha cậu qua đời vì bệnh gan, gánh nặng gia đình dồn lên vai người mẹ.
Mặc dù vậy, mẹ Yang vẫn lựa chọn một mình gánh vác trách nhiệm quan trọng của gia đình chứ không đành lòng để cho Yang Suo phải khổ sở một chút.
Tuy nhiên, chính vì làm việc quá sức nên sức khỏe của bà ngày càng giảm sút, tài chính gia đình ngày càng khó khăn. Lúc này, Yang Suo đã gần đến tuổi trưởng thành, người mẹ mới đặt niềm hy vọng vào Yang Suo, mong cậu có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề của cả gia đình như một người đàn ông.
Nhưng vì được bao bọc từ bé nên Yang không có khả năng này. Cậu vẫn dựa vào mẹ trong mọi việc, từ việc kiếm tiền, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và thậm chí là bón cho cậu ăn.
Năm 2004, mẹ của Yang Suo qua đời vì bạo bệnh và cậu thực sự là người duy nhất còn lại trong gia đình.
Anh họ của Yang Suo thấy cậu đáng thương nên giới thiệu cho Yang một công việc và rủ cậu đi theo để làm việc trên công trường. Nhưng công trường là nơi làm việc vất vả nên Yang không thể chịu đựng nổi. Cậu bỏ về nhà sau hai ngày đi làm.
![]() |
Ở độ tuổi 20, Yang không biết làm bất cứ việc gì, kể cả việc nấu ăn, chăm sóc cho bản thân. |
Sau đó, người trong làng giới thiệu Yang làm bồi bàn nhưng Yang Suo đã quen được cha mẹ chăm sóc từ khi còn nhỏ, cậu chưa từng chăm sóc cho người khác nên không thể hoàn thành công việc này.
Lần trở về nhà này, Yang Suo ở nhà và không đi đâu nữa. Vì bố mẹ Yang Suo là những người tốt bụng nên dân làng không nỡ nhìn đứa con trai duy nhất của hai vợ chồng khó sống sót. Thỉnh thoảng họ mang cho Yang Suo một chút thức ăn. Nhưng Yang Suo hoàn toàn không biết nấu ăn, cũng không thèm tự học. Những đồ dân làng cho, nếu có thể ăn trực tiếp thì cậu sẽ ăn, còn không thì cậu bỏ mặc cho hỏng.
Khi không có đồ để ăn, Yang mang bán dần đồ nội thất trong nhà để lấy tiền tiêu. Mùa đông, khi trời rét buốt, cậu cũng đốt đồ đạc để sưởi ấm.
Cuối năm 2009, anh họ của Yang Suo thương tình mang cho Yang một chiếc chăn bông và một bữa ăn. Nhưng đến nơi, người anh này đã thấy Yang chết vì đói và lạnh. Lúc đó, Yang mới 23 tuổi.
Sau này, người ta đã làm một bộ phim về Yang Suo để cảnh báo các bậc cha mẹ. Thông điệp của bộ phim là: Cha mẹ yêu thương con là lẽ đương nhiên nhưng việc nuông chiều trẻ quá mức lại hoàn toàn không có lợi cho con.
Sau một lúc, tiếng khóc của Alex khiến David kinh hoàng. "Em định để con khóc vậy sao?" anh hoang mang hỏi tôi...
" alt=""/>23 tuổi không biết tự nấu ăn, chàng trai trẻ chết đói tại nhà1. Lời nói mỉa mai
Cách đây vài năm, một bà mẹ mới sinh con ở Thượng Hải (Trung Quốc) do sơ suất đã khiến đứa trẻ 5 tháng tuổi ngã từ trên giường xuống. Đứa trẻ không bị thương nhưng anh chồng vẫn mở lời mắng: “Không đi làm, ở nhà còn không quan tâm đến con cái!”.
Bà mẹ mới sinh vốn đã nhạy cảm, nghe chồng nói vậy, chị phản bác lại vài câu rồi cuộc cãi vã của hai người ngày càng gay gắt, thậm chí còn xảy ra mâu thuẫn về thể xác.
Đỉnh điểm của cuộc mâu thuẫn, người mẹ mới sinh đã ném đứa trẻ từ ban công xuống, rồi tự mình nhảy khỏi tầng 5 ...
Người chồng đó không bao giờ có thể nghĩ rằng chính sự trách móc của mình lại dẫn đến bi kịch như vậy. Nhưng thực tế, một khi lòng tự trọng đã bị tổn thương thì hậu quả là khó lường.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, kẻ giết chết mối quan hệ vợ chồng thường không phải là gian dối hay bạo lực gia đình mà là khi bạn bực bội, tổn thương người bạn đời không đến an ủi, động viên mà còn không ngừng châm biếm, trách móc.
Nên nhớ rằng, trên đời không có điều gì hoàn hảo cả, hôn nhân cũng vậy, không có người hoàn hảo.
Hôn nhân là nơi đề cao tình yêu, càng cần phải bao dung những khiếm khuyết nhỏ nhặt của nhau, quan tâm và nâng đỡ nhau để cùng nhau bước qua những rạn nứt của cuộc đời.
2. Nói lời tồi tệ về cha mẹ của nửa kia
Tuy nói vợ chồng nên thật lòng với nhau nhưng không có nghĩa là mọi chuyện đều có thể bàn ra tán vào. Hai vợ chồng vẫn cần có những khoảng cấm và nửa kia không nên bước qua. Đó là vấn đề về cha mẹ ruột của nhau.
Người già thường có khuyết điểm nhưng hãy học cách trở thành một người thông minh và đừng bao giờ nói xấu bố mẹ trước mặt bạn đời để không ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân.
Nếu bạn phát hiện ra khuyết điểm của cha mẹ người kia, hãy cố gắng không tùy ý đề cập với người ấy, cũng đừng xung đột trực tiếp với cha mẹ của người ấy. Nếu không sẽ khiến người bạn đời đau khổ, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ vợ chồng.
![]() |
3. Hai từ “Ly hôn”
Khi hai người chung sống, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, nhưng có người lại luôn nói hai từ ly hôn một cách dễ dàng.
Đừng đặt lên môi từ ly hôn, dù chỉ là dùng nó như một trò đùa. Bởi người nói có thể không để tâm nhưng người nghe sẽ nghĩ rằng bạn thực sự không muốn bỏ qua. Hai từ này được nói ra sẽ chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Từ đó gây ra những tác hại không thể cứu chữa được.
Giữa vợ chồng, chỉ cần có thể bình tĩnh giao tiếp, chuyện lớn đến đâu cũng giải quyết được. Đừng nói những lời gây tổn thương không cần thiết, cuối cùng sẽ dẫn đến hôn nhân tan vỡ.
Có những câu nói tưởng chừng vô hại nhưng lại bào mòn cảm xúc của người bạn đời mỗi ngày.
" alt=""/>Tình cảm vợ chồng dù tốt đến đâu cũng đừng nói với nhau 3 điều này