Các ngành học bao gồm khoa học (tự nhiên, vật chất, và môi trường), công nghệ, kỹ thuật, toán học và y tế (bao gồm khoa học y sinh, dịch tễ học, dinh dưỡng học và thống kê sinh học trong y tế công cộng).
Chương trình Học bổng VEF, Năm 2016: Cấp 34 suất học bổng toàn phần, chương trình thạc sỹ hoặc thạc sỹ/tiến sỹ. Hồ sơ xin học bổng mở online từ 10h sáng ngày 10/12/2014 đến 10h sáng ngày 10/4/ 2015 (theo giờ Việt Nam).
Chương trình Học giả, Năm học 2016-2017: Cấp 3 suất tài trợ cho công dân Việt Nam sang Hoa Kỳ tham gia chương trình nghiên cứu sau tiến sỹ, trong thời gian từ 5 tháng đến 1 năm. Hồ sơ xin tài trợ mở online từ 10h sáng ngày 20/1/2015 đến 10h sáng ngày 10/4/2015 (theo giờ Việt Nam).
Chương trình Giáo sư Hoa Kỳ Giảng dạy tại Việt Nam, Năm học 2015-2016: Cấp 3 suất tài trợ cho các Giáo sư Hoa Kỳ giảng dạy bằng tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam, trực tiếp trên lớp hoặc trực tuyến từ Hoa Kỳ, trong thời gian từ 1 đến 2 học kỳ.
Thông tin chi tiết tham khảo tại trang web www.vef.gov.
Sự lựa chọn của Bộ trưởng James Mattis không phải là Washington Post hay New York Times, mà là tờ Islander của trường trung học Mercer Island ở bang Washington.
Phóng viên gạo cội nào là người thuyết phục James Mattis làm điều này?
Nam sinh Teddy Fischer – người đã có một cuộc phỏng vấn dài 45 phút hiếm hoi với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis |
Đó chỉ là nam sinh Teddy Fischer – tác giả của bài phỏng vấn hơn 5.000 chữ với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào cuối tháng 6. Teddy đã tận dụng tai nạn nghề nghiệp của tờ Washington Post khi đăng tải số điện thoại riêng của Bộ trưởng hồi tháng 5 năm nay để tiếp cận ông.
Được biết, Washington Post đã đăng một bức ảnh chụp Tổng thống Donald Trump và trợ lý của ông là Keith Schiller đi cùng nhau. Khi đó Schiller có cầm một số tài liệu, trên đó có một mảnh giấy nhỏ có dán tên ông Mattis đi kèm một số điện thoại.
Mặc dù Washington Post đã kịp gỡ bức ảnh xuống nhưng cậu học trò Teddy đã nhanh tay ghi lại được và thử gọi đến số điện thoại này. Sau khi xác nhận đúng là số của Bộ trưởng Mattis, Teddy xin phép được phỏng vấn ông.
Rất bất ngờ, Bộ trưởng đã đồng ý trả lời Teddy sau khi sắp xếp thời gian.
Phóng viên trẻ tuổi này đã hỏi ông Mattis rất nhiều câu hỏi hóc búa về các vấn đề, từ chiến lược chống khủng bố và bạo lực do ý thức hệ cho tới vai trò của quân đội Hoa Kỳ trong các hoạt động chiến đấu ở Iraq.
Một trong những câu hỏi của Teddy là: “Ông có cho rằng cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ nhiều hơn trong việc chống khủng bố? Tổng thống Trump đã liên tục chỉ trích các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thuộc NATO vì đã không có sự chia sẻ công bằng. Điều đó có đúng không, và liệu các quốc gia có cần giúp đỡ Mỹ nhiều hơn trong các cuộc xung đột ở Trung Đông không?”.
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nổi tiếng là người kín tiếng trước báo giới |
Đáp lại câu hỏi này, Bộ trưởng Mattis cũng trả lời Teddy một cách thẳng thắn và chi tiết. Ông thực sự coi Teddy là một nhà báo nghiêm túc, thay vì một đứa trẻ đang chơi trò phóng viên.
Vậy tại sao trong hàng ngàn cuộc gọi, ông Mattis lại nhận lời cuộc phỏng vấn này? – chính Teddy đã hỏi ngài Bộ trưởng câu hỏi này.
Ông nói: “Tôi luôn luôn cố gắng giúp đỡ người trẻ như các bạn, bởi vì tôi nghĩ rằng chúng tôi nợ các bạn việc chuyển giao cho các bạn cái mà chúng tôi biết, bằng cách để cho các bạn xuống đường để các bạn có thể tự mắc sai lầm của mình, chứ không phải mắc chính những sai lầm mà chúng tôi đã mắc phải”.
“Bạn để lại cho tôi một tin nhắn và tôi sẽ nghe nó rồi xóa đi. Nhưng bạn lại tới từ Washington. Tôi đã lớn lên ở Washington, phía bên kia những dãy núi, bên cạnh con sông Columbia. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi sẽ gọi lại cho bạn”.
Phát ngôn viên Lầu năm góc – ông Jeff Davis đưa ra một lời giải thích khác cho việc Bộ trưởng Mattis thường tránh mặt báo chí. “Ông ấy không phải kiểu người thích công khai nhiều thứ” – ông Davis chia sẻ trong một cuộc họp báo hồi tháng 6.
Nguyễn Thảo(Theo VOX)
" alt=""/>Nam sinh phỏng vấn độc quyền Bộ trưởng Quốc phòng MỹĐể phòng ngừa những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, giới chức New Zealand đã quyết định hủy bỏ màn bắn pháo hoa mừng năm mới ở nhiều địa điểm, trong đó có đỉnh Tháp Sky nổi tiếng ở thành phố Auckland.
Thay vào đó, một loạt tiết mục biểu diễn ánh sáng sẽ được trình chiếu tại Tháp Sky cùng các địa danh khác ở Auckland.Chương trình này có tên "Auckland vẫy gọi", với ý nghĩa biểu thị sự chào đón của New Zealand đối với du khách trong khu vực cũng như trên thế giới.
Trong khi đó, nhiều thành phố lớn ở Australia như Sydney, Melbourne và thủ đô Canberra đã liên tiếp được thắp sáng bằng những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu. Australia là một trong những nước hiếm hoi tổ chức đón năm mới rầm rộ bất chấp những lo ngại về dịch Covid-19.
Dubai (Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất) đã tổ chức chào đón năm 2022 bằng một màn trình diễn pháo hoa đầy hoành tráng tại công trình biểu tượng Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới.
Video: Burj Khalifa
Singapore và Thái Lan là 2 trong số các quốc gia Đông Nam Á tổ chức đón năm mới 2022. Để tránh nguy cơ dịch Covid-19 lan rộng, giới chức Singapore đã hủy sự kiện bắn pháo hoa truyền thống tại khu vực Vịnh Marina, thay vào đó chỉ tổ chức bắn pháo hoa với quy mô nhỏ hơn tại 9 địa điểm.
Chương trình bắn pháo hoa ở Vịnh Marina được thay thế bằng các tiết mục biểu diễn ánh sáng. Giới chức Singapore khuyến khích người theo dõi các sự kiện này qua truyền hình và tránh tụ tập đông người.
Tiết mục biểu diễn ánh sáng chào năm mới tại Vịnh Marina, Singapore. Video: Twitter
Trong thông điệp năm mới, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh 2022 sẽ là "năm bản lề" khi nền kinh tế của đảo quốc này phục hồi sau đại dịch và tái kết nối với thế giới.
“Chúng ta sẽ mở rộng du lịch xuyên biên giới một cách an toàn và tái kết nối với phần còn lại của thế giới, nếu điều kiện ngăn ngừa biến thể Omicron có cho phép. Chúng ta cũng sẽ thúc đẩy việc thu hút nhiều lao động nhập cư cần thiết, và đảm bảo các tài năng quốc tế cảm thấy được chào đón và có thể là nguồn lực bổ sung cho người dân Singapore”, Thủ tướng Lý Hiển Long nói.
![]() |
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: Bộ Truyền thông & Thông tin Singapore |
Thái Lan chính thức mừng năm mới với màn bắn pháo hoa dài 6 phút, trải dài trên một không gian dài 1,4km dọc theo sông Chao Phraya, Bangkok. Giới chức nước này vẫn cho phép tổ chức các buổi tiệc mừng năm mới và bắn pháo hoa, nhưng phải tuân thủ các điều kiện phòng dịch nghiêm ngặt.
Điều đặc biệt là chương trình bắn pháo hoa tại thủ đô Bangkok có sự tham gia của hơn 30.000 quả pháo thân thiện môi trường làm từ gạo nếp.
Tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc), lễ rung chuông đón năm mới thường niên đã bị hủy bỏ trong năm thứ 2 liên tiếp, do những lo ngại gia tăng số ca nhiễm Covid-19. Thay vào đó, một video ghi hình trước buổi lễ này ở tháp chuông Bosingak, với sự tham gia của Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon, đã được phát trên Internet và các kênh truyền hình.
Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon rung chuông tại tháp chuông Bosingak ở Seoul, và gửi lời chúc năm mới đến người dân Hàn Quốc. Video: Youtube
Trong khi đó, Triều Tiên đã tổ chức chương trình ca nhạc mừng năm mới, cùng một màn bắn pháo hoa lớn tại quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng trong những thời khắc chuyển giao sang năm 2022.
Khắp Nhật Bản, nhiều người dự định có các chuyến xuất hành đầu năm để dành thời gian bên gia đình. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, người người nối nhau tới các ngôi chùa và đình, đa số đều đeo khẩu trang.
Đêm 31/12, ngôi chùa Phật giáo Hasadera tại Kamakura, phía nam Tokyo, đã thắp khoảng 6.500 ngọn nến để phục vụ người tới viếng và cầu nguyện.
![]() |
Nhân viên chùa Hasadera ở phía nam Tokyo kiểm tra các ngọn nến vào tối 31/12/2021. Ảnh Reuters |
Người Nhật có truyền thống tới thăm đền chùa từ đêm 31/12 của năm cũ tới ngày 3/1 trong năm mới để cầu nguyện cho năm sau. Nhưng trước diễn biến của đại dịch Covid-19, các đình và chùa đề nghị người dân tới sớm để tránh đông đúc.
Hong Kong (Trung Quốc) mừng năm mới với màn bắn pháo hoa kết hợp cùng trình diễn ánh sáng trên nền nhạc do dàn nhạc giao hưởng biểu diễn trực tiếp. Tuy quy mô màn bắn pháo hoa cùng lễ đếm ngược nhỏ hơn mọi năm, nhưng cũng đã là một bước lớn so với năm ngoái. Năm 2021, thành phố này chỉ thực hiện một buổi bắn pháo hoa và ánh sáng ảo, được xây dựng từ đồ họa và các yếu tố công nghệ.
Như thường lệ, Đài Loan (Trung Quốc) đón những giây phút đầu tiên của năm mới với màn bắn pháo hoa ấn tượng từ tòa tháp Đài Bắc 101 – tòa nhà cao nhất hòn đảo này. Sự kiện đón năm mới tại Đài Loan cũng được tổ chức trên quy mô lớn, dành cho tất cả những ai đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 và có giấy mời tham dự.
Khi đồng hồ vừa điểm 12 tiếng vào nửa đêm, nhiều người Nga đã tụ tập ở thủ đô Moscow để xem pháo hoa thắp sáng bầu trời đêm trên Quảng trường Đỏ.
Video: Global News
Thủ đô Athens (Hy Lạp) cũng chào mừng năm 2022 với màn bắn pháo hoa đầy màu sắc phía trên Đền Parthenon nổi tiếng.
Video: Global News
Ở Vương Quốc Anh, khi đồng hồ Big Ben lần đầu tiên đổ chuông sau 4 năm sửa chữa, cũng là lúc thủ đô London ngập tràn trong các màn bắn pháo hoa, trình diễn ánh sáng đặc sắc. Điểm đặc biệt trong sự kiện mừng năm mới lần này tại thủ đô nước Anh chính là màn trình diễn của hàng trăm thiết bị bay không người lái, xếp thành các hình khối đẹp mắt trên dòng sông Thames.
Video: Sky News
>>> Đọc tin thế giới mới nhất trên VietNamNet
Việt Anh
Khí hậu, đại dịch và căng thẳng giữa các quốc gia sẽ khiến năm 2022 tiếp tục gắn với nhiều sóng gió.
" alt=""/>Khoảnh khắc thế giới cùng đếm ngược, bắn pháo hoa mừng năm 2022