Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh theo Bộ KH&CN
Theo tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, nằm trong chuỗi các buổi làm việc của Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đến làm việc tại với các Bộ, Ngành về tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ , trao đổi về các nội dung, nhiệm vụ dự kiến sẽ đề xuất đưa vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 2/11/2018, Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với Bộ Y tế.
Thành phần tham dự cuộc họp về phía Bộ KH&CN có: Vụ Công nghệ cao, đại diện Vụ KH&CN các ngành Kinh tế- Kỹ thuật; Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên và Trung tâm truyền thông của Bộ, về phía Bộ Y tế gồm có: Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin chủ trì, Cục Quản lý dược, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế,…
Báo cáo về kết quả thực hiện Chỉ thị số 16/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết: ngoài các giải pháp chung, Bộ Y tế đã phê duyệt 3 chương trình y tế điện tử và đang bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán bệnh ung thư, ứng dụng phần mềm lưu trữ và chuyển tải hình ảnh hiện có khoảng 10 bệnh viện triển khai đề án không dùng phim.
Ngoài ra, Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Y tế cũng báo cáo và đề xuất kiến nghị với Bộ KH&CN một số nội dung: đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Dược thông minh trong quản lý dược phẩm, Đề án y tế thông minh (chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh).
tại Hội thảo công nghệ 4.0 trong lĩnh vực Y tế do làng khởi nghiệp công nghệ y tế tổ chức vào ngày 30/11/2018, các vấn đề như hiện trạng, thách thức và tiềm năng về việc áp dụng công nghệ 4.0 vào y tế tại Việt Nam, các vấn đề doanh nghiệp gặp phải khi khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ y tế, khó khăn của start up khi phát triển sản phẩm có yếu tố công nghệ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe… được các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực y tế, khoa học và công nghệ (KH&CN), doanh nghiệp,… chia sẻ với các start up tại Hội thảo Công nghệ 4.0 trong lĩnh vực Y tế do Làng khởi nghiệp công nghệ y tế (Medtech Village), trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2018 (Techfest Vietnam 2018) tại Đà Nẵng.
Medtech Village là một trong 8 làng khởi nghiệp chủ chốt của Techfest Vietnam 2018. Medtech Village ra đời nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ y tế như: nghiên cứu, triển khai các ứng dụng công nghệ cao vào y tế; tiếp cận với các chính sách hỗ trợ từ chinhs phủ, các đối tác, nhà đầu tư,… và kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp trong cùng lĩnh vực; chia sẻ tới các doanh nghiệp trẻ kinh nghiệm thành công từ những doanh nghiệp khởi nghiệp đi trước và các cố vấn nhiều kinh nghiệm.
Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận những kinh nghiệm để phát triển công ty khởi nghiệp sáng tạo thành công, kinh nghiệm đầu tư cũng như vấn đề xung quanh tiềm năng ứng dụng công nghệ vào nền Y học Việt Nam.
" alt=""/>Bộ Y tế đề nghị xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Dược thông minhTrí tuệ nhân tạo, lời giải cho bài toán giao thông ở Việt Nam?
Trí tuệ nhân tạo AI: Từ siêu trợ lý đến cỗ máy hủy diệt loài người
Sự thật trí tuệ nhân tạo điều trị ung thư tại Việt Nam
Got It - công ty công nghệ Việt có trụ sở đặt tại thung lũng Silicon vừa ra mắt sản phẩm mới với tên Excelchat. Đây là một chương trình máy tính (chatbot) có nhiệm vụ kết nối giữa người dùng và các chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng ứng dụng Excel.
Sau hơn 1 năm thử nghiệm trên phiên bản web, Excelchat đã được Got It chính thức tích hợp vào Slack - ứng dụng nhắn tin nhóm phổ biến tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
![]() |
Ông Trần Việt Hùng (phải)- nhà sáng lập của Got It, công ty công nghệ với nhiều sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. |
Với con chatbot này, người dùng có thể đưa ra mọi câu hỏi thuộc lĩnh vực bảng tính Excel, những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia giải đáp 24/7. Thông tin tra cứu có thể từ các vấn đề đơn giản nhất như công thức, VLookup, pivots, định dạng có điều kiện cho đến kiểm tra lỗi, vẽ biểu đồ, hoặc bất cứ gì liên quan đến bảng tính.
Để làm được điều này, Excelchat sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc định tuyến tới chuyên gia, mã hoá dữ liệu người dùng và kiểm soát chất lượng. Mọi thông tin nhạy cảm (như số thẻ tín dụng, số thẻ an ninh xã hội) trong bảng tính do người dùng gửi lên được AI tự động mã hoá và thay thế trước khi chuyển tới đội ngũ chuyên gia.
![]() |
Người dùng của ứng dụng Slack có thể gửi yêu cầu tới Excelchat để nhận trợ giúp về lĩnh vực bảng tính Excel. Slack là ứng dụng chat tương tự như Skype, vốn khá phổ biến trong nội bộ các doanh nghiệp. |
Trí tuệ nhân tạo sẽ liên tục theo dõi các lượt tương tác, trò chuyện giữa người dùng và chuyên gia để đánh giá phản hồi và mức độ hài lòng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm.
Theo ông Trần Việt Hùng - nhà sáng lập của Got It: “Chatbot phục vụ tra cứu là sản phẩm đã có từ lâu. Tuy nhiên, Excelchat trên Slack là ứng dụng theo yêu cầu đầu tiên kết nối tới các chuyên gia qua hình thức ứng dụng Bot”.
Hiện Got It đang cung cấp dịch vụ này miễn phí cho một số lượng nhất định người sử dụng đầu tiên. Sau đó, ứng dụng này sẽ được tung ra thị trường với mức phí hàng tháng.
![]() |
Khi người dùng gửi số liệu, Excelchat thậm chí còn có thể trả về kết quả dưới dạng đồ thị tuỳ theo yêu cầu. Got It cho biết các dữ liệu mà người dùng gửi lên đều được hệ thống mã hoá trước khi gửi tới các chuyên gia, do đó không ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin. |
Trao đổi với Pv. VietNamNet, nhà sáng lập của Got It cho biết, khách hàng chính của Excelchat là các doanh nghiệp, chính vì thế nên nó được tích hợp trên Slack.
“Người chủ doanh nghiệp có thể mua ứng dụng này để phục vụ nhu cầu cho các nhân viên của mình. Sau hơn 1 năm thử nghiệm, hiện nhân viên của khoảng 2.000 công ty trên khắp thế giới đang sử dụng Excelchat”, ông Hùng nói.
Do là một AI giúp kết nối giữa người hỏi và người trả lời, các chuyên gia trong lĩnh vực bảng tính và nhiều lĩnh vực khác cũng có thể tham gia vào hệ thống của Got It và kiếm thêm thu nhập nhờ vào kiến thức của họ. Điều này cũng giống như các tài xế cần đăng ký với Uber để được kết nối với những người cần di chuyển.
Mục tiêu của Got It là tạo ra nhiều chatbot giúp kết nối không chỉ những người có nhu cầu giải đáp với công cụ bảng tính Excel mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Trong tương lai gần, đó sẽ là 2 lĩnh vực Khoa học dữ liệu (Data Science) và Lập trình (Developer).
Trọng Đạt
Chỉ sau hai ngày ra mắt, ứng dụng PhotoSolver của Got It đã đứng top 10 tại Mỹ về mảng Giáo dục. Phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo này là sản phẩm của một đội ngũ có sáng lập viên là người Việt Nam.
" alt=""/>Hiện tượng Việt tại thung lũng Silicon trình làng AI dạng “Uber hỏi đáp”VNPT sẽ cùng hợp tác để đưa Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh
Mới đây, UBND thành phố Đà Nẵng và VNPT đã ký Biên bản hợp tác về triển khai xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2018-2020.
VNPT cho biết, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ viễn thông đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trên địa bàn TP Đà Nẵng, VNPT đã triển khai xây dựng một hạ tầng, dịch vụ VT -CNTT đủ mạnh với công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo an toàn thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp cũng như các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao tầm cỡ quốc gia và quốc tế tại Đà Nẵng.
Nhiều giải pháp CNTT của VNPT đã được triển khai và đang đem lại hiệu quả thiết thực trong nhiều lĩnh vực tại Đà Nẵng. Ví dụ, trong lĩnh vực Y tế, hệ thống phần mềm quản lý khám và chữa bệnh VNPT-HIS đã được triển khai tại nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn TP Đà Nẵng từ năm 2016, giúp các bệnh viện rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, lưu trữ hồ sơ, thanh toán bảo hiểm y tế, đảm bảo dữ liệu khám chữa bệnh tại bệnh viện được đồng bộ với Cổng giám định Bảo hiểm xã hội và cung cấp thông tin đầy đủ lên Cổng dữ liệu Bộ Y Tế.
Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, VNPT đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý giáo dục (VnEdu) tại 222/309 trường học trên toàn thành phố. Với hiệu quả mà hệ thống đem lại trong công tác quản lý của nhà trường và hoạt động giảng dạy của giáo viên, VnEdu đang được 94% trường THPT, 77,3% trường THCS và 40% trường tiểu học trên địa bàn tin tưởng sử dụng. Hiện tại, VNPT đã nâng cấp, xây dựng thành công hệ thống giáo dục thông minh và đang từng bước áp dụng cho các trường đang sử dụng hệ thống VnEdu…
Trong cung cấp dịch vụ công, VNPT cùng Sở TT&TT đã hợp tác triển khai Biên lai điện tử trong thanh toán phí dịch vụ công cho các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền có sử dụng biên lai, dự kiến sẽ tích hợp vào hệ thống eGov của UBND Thành phố vào cuối quý 3 năm 2018. VNPT cũng đã triển khai thành công hệ thống HĐND điện tử (iPC) cho HĐND TP Đà Nẵng. Hệ thống này đã được HĐND Thành phố Đà Nẵng đánh giá cao và đã đưa vào sử dụng thành công trong 03 kỳ họp HĐND gần đây.
VNPT đã và đang hỗ trợ hạ tầng VT-CNTT cho nhiều đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước như: Công an thành phố Đà Nẵng, Tổng cục an ninh, Cục Thông tin liên lạc, Cục Cảnh sát giao thông, Sở GTVT, Sở TTTT, Trung tâm tín hiệu đèn giao thông,…
" alt=""/>VNPT sẽ cùng hợp tác để đưa Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh