Kêu ca với chồng thì anh bảo: “Đàn bà không bếp núc thì không lẽ đàn ông làm?”. Tôi bực mình đáp, "gia đình em mấy đời, đều đàn ông vào bếp. Ngay cả bố em cũng sớm tối bếp núc, mẹ em chẳng phải làm mấy việc đó".
Chồng tôi thở dài ngao ngán: “Nhà em thế, nhưng nhà anh không thế, đàn bà thì phải bếp núc tươm tất, chứ không đàn ông lấy vợ làm gì?”.
Tuần nào, chồng cũng bắt tôi về quê thăm bố mẹ. Lần nào về cũng bày vẽ cơm nước rất nhiều món. Ăn ít nhưng bát đĩa thì nhiều. Đến lúc dọn dẹp, một mình tôi hì hụi, trong khi mẹ chồng và tất cả đàn ông trong nhà đều vắt chân uống trà.
Tôi quyết định từ giờ sẽ không về nhà chồng thường xuyên nữa. Và vì chuyện này, hai vợ chồng cãi nhau rất nhiều lần.
Mấy lần gần đây, hai vợ chồng về ngoại chơi, anh lại vắt chân chữ ngũ ngồi uống trà, hút thuốc, không làm một việc gì.
Thấy tôi bực mình, mẹ vội chạy vào bênh: “Mấy khi vợ chồng về chơi, để cho nó ngồi uống nước, nhà có việc gì đâu”. “Nhà có việc gì đâu” trong khi ai cũng vội vàng nấu nướng, dọn dẹp. Cả bố tôi cũng phải chung tay làm cỗ.
Mẹ tôi còn bê đĩa hoa quả vào phục vụ con rể như “ông hoàng”. Hôm đó, tôi phải góp ý với mẹ. Chính mẹ làm thế nên con rể mới hư, ỷ lại vào vợ.
Tôi nhắc khéo chồng, không làm thì ra ngoài nhìn ngó tí, chuyện trò với mọi người cho đỡ ngại nhưng chồng tặc lưỡi mặc kệ. Anh coi đó không phải việc của mình.
Người xưa hay nói “dâu con, rể khách” để hàm ý con rể là khách, con dâu là con. “Con” thì phải làm mọi việc trong nhà, còn “khách” được quyền ngồi chơi, đợi cơm. Tôi thấy việc đó thật vô lý. Rể hay dâu đều là con cả.
Tôi quyết định từ lần sau, nếu phải cỗ bàn ở nhà anh thì việc rửa bát là việc của đàn ông. Đàn ông không biết nấu ăn, không lẽ rửa bát cũng không biết nốt? Làm gì có chuyện con rể được lười biếng, còn con dâu thì phải làm mọi việc?
Hỡi các chàng rể, đừng tự cho mình là “khách”! Nếu ở nhà chồng, vợ các anh cũng phải làm hùng hục, bếp núc suốt ngày thì khi về nhà vợ, các anh cũng nên làm tròn trách nhiệm “làm rể”.
Độc giả V.K
“Trường có số lượng học sinh đông, một giáo viên tiểu học dạy nhiều môn, nên việc ghi nhận xét vào vở cho học sinh khiến để giáo viên rất khó ghi hết nhận xét, sát sao dến từng quyển vở.
![]() |
Tham quan mô hình dạy học của trường. Ảnh: Lê Huyền |
Cũng đã có biện pháp tháo gỡ bằng cách trong mỗi tiết học giáo viên được cân nhắc nhận xét một tỉ lệ học sinh nhất định chứ không cần nhận xét hết. Tuy nhiên, việc nhận xét ít học sinh lại làm thầy cô không yên tâm, nên thường cố gắng nhận xét nhiều, nhận xét hết học sinh” – cô Thúy cho biết.
Cô Thúy cũng mong muốn Bộ, sở có chỉ đạo để thầy cô thực hiện TT30 được thuận tiện hơn.
Về TT30, ông Nhạ cho rằng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phải có cả đổi mới kiểm tra, đánh giá.
“Mục tiêu, ý nghĩa của TT 30 rất tốt, đánh giá mọi mặt để giúp trẻ hoàn thiện chứ không để lấy điểm thi hay gây ra áp lực so sánh. Đây là một phương thức nhiều nước đang dùng. Nhưng khi thực hiện, bên cạnh cái được, các thầy cô cũng phải thực tế, điểm gì tốt phải trân trọng”.
Những địa phương, thành phố có sĩ số lớp quá đông phải có cách như thế nào. Phải tuyên truyền, chuẩn bị tâm thế cho cả phụ huynh lẫn thầy cô. Có rất nhiều thứ phải làm, nhưng nên theo hướng thí điểm, mỗi trường lựa chọn một vài lớp, tập trung làm thí điểm trong 1, 2 năm hay 5 năm, rồi nhân rộng chứ không phải dàn hàng ngang ngay một lúc. “Cố gắng nhanh nhưng không phải vì nhanh mà hỏng” – ông Nhạ nhấn mạnh.Ông Nhạ bày tỏ mình cũng muốn nghe từ giáo viên những giải pháp để thực hiện hiệu quả TT30 chứ không phải chỉ là nghe về những khó khăn.
Về phần mình, người đứng đầu ngành giáo dục gợi ý một số giải pháp như tập huấn kỹ cho giáo viên, ứng dụng CNTT để lượng hóa việc đánh giá.
Cũng theo ông Nhạ, phụ huynh phải tham gia để tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện TT30.
“Có khung, có lộ trình và không thể thiếu được sự đầu tư. Với những lớp học có sĩ số học sinh lớn cần phải tăng cường thêm giáo viên. Và khi yêu cầu giáo viên đánh giá học sinh kỹ hơn, toàn diện hơn lương thưởng cũng phải thay đổi. Không tăng thu nhập khi công việc phát sinh là không công bằng đối với giáo viên” – ông Nhạ nhấn mạnh.
Ông cho biết thêm, nếu chỉ quan tâm tới khía cạnh khoa học của phương pháp mà quên đi lộ trình và các vấn đề liên quan thì hiệu quả thực hiện sẽ thấp.
Giáo dục không phải là phong trào Đề cập tới việc toàn trường có 1.800 học sinh nhưng chỉ có 130 cán bộ giáo viên, ông Nhạ đã đặt câu hỏi cho thầy cô Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Các thầy cô đã phấn đấu, nhưng có tiếp tục lâu dài được không?”. “Giáo dục không phải là phong trào mà là kết quả tự nhiên từ hướng đi đúng, việc làm đúng của thầy và trò, trong đó có sự tham gia tự nguyện của phụ huynh”. Ông Nhạ mong muốn giáo viên phải tranh thủ, cố gắng hơn nữa trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để đạt chuẩn mới. “Chuẩn giáo viên hiện nay là chuẩn của phương pháp truyền thụ kiến thức. Sắp tới chuyển sang phương thức phát triển năng lực học sinh, vì vậy chuẩn giáo viên cũng phải thay đổi. Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo các vụ, cục, cùng các chuyên gia trong và ngoài nước xây dựng chuẩn giáo viên phù hợp yêu cầu mới. Giáo viên bậc tiểu học sẽ có chuẩn mới, có sự thay đổi dù không nhiều nếu so với bậc THCS và THPT". Về mô hình "trường học mới", Bộ trưởng quan niệm: "Chỉ những gì đã chắc chắn thì mới nên làm trước, những gì chưa “chín” có thể chờ đợi để rút kinh nghiệm. “Giáo dục phải bền vững chứ không nóng vội. Khi đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy phải tính đến sự căn bản và lộ trình thực hiện. Chúng ta khuyến khích cái mới, nhưng đổi mới nếu không đồng bộ sẽ có mặt trái”. |