Thời điểm đó, tiêu chí này đã gây ra bao nhiêu tiếc nuối và tranh cãi trên mạng xã hội. Khi kỳ tuyển sinh lớp 6 vào trường Ams năm nay đang đến gần, câu chuyện này một lần nữa lại trở nên ồn ào. Mặc dù đã giảm 2 điểm so với mức điểm sơ tuyển năm ngoái (từ 139 xuống 137 điểm), nhưng học sinh vẫn phải đạt kết quả kiểm tra định kỳ cuối năm là 10 điểm ở hầu hết môn mới có thể được vào vòng dự tuyển.
Sân chơi của nhà giàu?
Nhiều ý kiến cho rằng, với chương trình tiểu học hiện nay, việc đạt điểm 10 là không khó. Song, chị Hằng (Ba Đình, Hà Nội) thì hoài nghi về tính trung thực của những điểm 10 này.
"Có cháu hàng xóm hồ sơ toàn điểm 10 mà năm ngoái thi vào trường Ams chỉ đạt 3 điểm toán" - chị Hằng nghi ngờ.
"Tại sao lại phải đưa ra những yêu cầu cao để sàng lọc khắt khe như vậy?"
"Trường chuyên là trường đào tạo giỏi hay chỉ là nơi tập trung những cá nhân giỏi sẵn?", nhiều người bày tỏ sự băn khoăn trên mạng xã hội.
 |
Phụ huynh thấp thỏm chờ con thi vào Trường THCS Ngoại ngữ (Ảnh: Thúy Nga) |
Có người cho rằng, yêu cầu về một bảng điểm đẹp như mơ chắc chắn sẽ khiến nhiều đứa trẻ phải gánh trên vai áp lực nặng nề. Đó còn là sự kỳ vọng và đầu tư của cha mẹ cả về công sức, thời gian lẫn tiền bạc.
“Cách thức tuyển sinh này sẽ tạo ra quá nhiều bất bình đẳng trong giáo dục. Chúng ta đều hiểu rằng để vượt qua được kỳ thi khốc liệt này, rất hiếm học sinh có đủ tự tin nếu chưa từng qua các lò luyện thi này, lớp học thêm khác.
Những đứa trẻ có điều kiện tốt sẽ lợi thế hơn rất nhiều so với những đứa trẻ kém điều kiện hơn. Xét cho cùng, với cách thức này, trường chuyên vẫn chỉ là sân chơi của những đứa trẻ nhà giàu”.
Không phủ nhận điều này, chị Hà My (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp có con học ở các trường chất lượng cao cho thấy, không thể không đồng hành và rèn giũa con từ khi còn nhỏ. Vì vậy, cháu Hoàng Anh con chị bắt đầu đi học Tiếng Anh từ lúc 4,5 tuổi, ngoài ra còn học thêm toán bàn tính. Từ lớp 3, ngoài học tiếng Anh ở các trung tâm có giáo viên nước ngoài, Hoàng Anh còn học toán nâng cao, học thêm tiếng Anh nặng về ngữ pháp theo hướng thi chuyên - chọn.
Chị My tính nhanh, chi phí học tiếng Anh khoảng 5 triệu đồng cho một khóa 12 tuần, thì mỗi năm chị đã hết hơn 20 triệu. Trong 6 năm qua, gia đình chị đã đầu tư cho con trên 120 triệu đồng tiền học tiếng Anh.
"Ngoài ra, còn tiền học toán và tiếng Việt, nếu cộng vào thì chắc đã tốn khoảng hơn 200 triệu, chưa kể các chi phí khác" - chị My nói.
Trong khi đó, chị Thu Hương, hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội, cho biết chị cũng là dân trường chuyên ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Trước cuộc đua vào các trường top đang diễn ra, chị nhìn nhận ở Hà Nội kỳ thi này dù gay cấn nhưng có lẽ còn “sòng phẳng”, chỉ là bé nào được đầu tư sớm, hay nổi trội hơn thì có lợi thế hơn.
“Trường tôi từng học trước đây là nơi nhiều con cái quan chức được “gửi gắm”. Dĩ nhiên có bạn học tốt, nhưng cũng có bạn chỉ học làng nhàng, thậm chí là kém” - chị Hương kể.
Cần đổi mới thay vì xoá bỏ
Từ câu chuyện chạy đua vào lớp 6 các trường top ở Hà Nội đã nảy ra những tranh cãi về mô hình trường chuyên, trường chất lượng cao ở các cấp học.
Trước ý kiến xóa bỏ trường chuyên, nhiều giáo viên và các cựu học sinh trường chuyên lại cho rằng việc phải có một hệ thống đào tạo học sinh tài năng, tinh hoa để “ươm mầm” đội ngũ dẫn dắt xã hội là cần thiết ở bất cứ hệ thống giáo dục nào.
Là cựu học sinh chuyên Hoá, Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, chị Lê Hải Anh cho rằng việc tồn tại trường chuyên là phù hợp.
“Giáo dục tài năng không phải là một đặc ân cho một bộ phận mà là việc đáp ứng nhu cầu được phát triển theo khả năng của những học sinh có năng lực và cố gắng vượt trội. Thực tế cho thấy, trường chuyên đào tạo người có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với các trường học khác”.
 |
Nụ cười của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam |
Có con từng học tại Trường THPT Lê Hồng Phong (Nam Định), chị Lê Thị Tuyết cho rằng, từ bao nhiêu năm nay các tỉnh/thành trong cả nước đều có trường chuyên. Chính những mái trường này đã đào tạo ra rất nhiều nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
“Hãy để cho những trò giỏi có cơ hội phát triển”, chị Tuyết nói.
Trong khi đó, chị Mai Hồng (cựu học sinh chuyên Bắc Giang), có con học lớp 8 ở một trường chất lượng cao của Hà Nội cho hay: "Thực tế là giờ các cháu giỏi được như thế thì đa số đi học thêm ở bên ngoài, trừ những lớp đội tuyển hoặc chuẩn bị cho các kì thi, chương trình học ở các trường chuyên, trường chất lượng cao không có gì đặc biệt. Ở lớp học thêm của những thầy cô nổi tiếng, thì đa số học sinh là của các trường chuyên, trường chất lượng cao".
Còn anh Trường Hùng, một cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam cho rằng quan điểm bỏ trường chuyên không có nghĩa là khiến trường chuyên ấy biến mất như dư luận đang lo lắng. Nó chỉ có nghĩa là “xóa” đi mô hình mỗi lớp học tập trung sâu, nghiêng lệch vào một môn. Thay vào đó, các lớp sẽ học đồng đều như nhau và đồng đều ở các môn.
“Tóm lại, trường vẫn là trường, thầy trò vẫn như thế, chỉ có cách tổ chức dạy và học là thay đổi theo hướng cân đối hơn giữa các môn học” - anh Hùng đề xuất.
Thúy Nga - Hồng Hạnh
Làm gì để trường chuyên, trường chất lượng cao thực sự trở thành nơi tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài? Ý kiến của độc giả vui lòng gửi về email: [email protected]

Nước Mỹ tuyển chọn học sinh năng khiếu như thế nào?
Yếu tố điểm số cũng có trong quá trình xét duyệt nhưng chỉ là một phần nhỏ, và không phải yếu tố tiên quyết trong việc chọn học sinh năng khiếu.
" alt=""/>Ồn ào chuyện trường chuyên, môi trường tinh hoa chỉ dành cho nhà giàu?
 là một trong những đại diện ưu tú nhất của thế hệ các nhà khoa học lớn lên và trưởng thành sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, sự nghiệp của ông gắn liền với những cái nôi hàng đầu của nền giáo dục và khoa học nước nhà.</p><table class=)
 |
|
Chiều 12/4, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức công bố cuốn sách: “GS,TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến”, với sự có mặt của TSKH Phan Xuân Dũng, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm Ủy Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, TSKH Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, cùng đại diện các cơ quan của Quốc hội, đại diện các cơ quan Khoa học, Công nghệ, các các nhà giáo, nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và đại diện gia đình của GS Vũ Đình Cự.
GS,TSKH Vũ Đình Cự (1936 – 2011) là một trong những đại diện ưu tú nhất của thế hệ các nhà khoa học lớn lên và trưởng thành sau cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cuộc đời giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị của ông gắn liền với những cái nôi hàng đầu của nền giáo dục và khoa học nước nhà: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Là một nhà giáo, nhà khoa học và nhà chính khách tên tuổi, ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn, những thành tựu rất đáng ghi nhận.
Để ghi nhớ những công lao, đóng góp của GS,TSKH Vũ Đình Cự đối với sự nghiệp giáo dục, khoa học và hoạt động của Quốc hội cũng như lưu giữ những ký ức tốt đẹp về ông, Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội phối hợp với Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) cùng một số bạn bè, học trò thân thiết của ông và gia đình đã biên soạn cuốn sách: "GS,TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến"(Nxb Gíao dục, tháng 1 năm 2018).
Cuốn sách, như tên gọi của nó, có thể coi như là một cuốn “biên niên sử” về cuộc đời của GS,TSKH Vũ Đình Cự với các phần nội dung khá đa dạng, phong phú.
Phần Mở đầu, sau Lời giới thiệu của GS,TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam là bài viết: Cuộc đời khoa học và cống hiến của GS,TSKH Vũ Đình Cự của PGS, NGND Nguyễn Xuân Chánh, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật (Trường ĐH Bách khoa HN), một người bạn thân thiết của GS Vũ Đình Cự, đồng thời là người góp công lớn trong việc biên soạn cuốn sách này.
Với tâm huyết và tình cảm của mình, NGND Nguyễn Xuân Chánh đã thực hiện một bài viết công phu, chi tiết, khái quát toàn bộ cuộc đời của Vũ Đình Cự, từ hoàn cảnh gia đình xuất thân, thời thơ ấu ở quê hương Đông Hưng, Thái Bình, những năm lặn lội vào Thanh Hóa học trung học trong kháng chiến chống Pháp.
 |
|
Những năm học khóa 1 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngay sau kháng chiến thành công năm 1954, những năm về đặt những “viên gạch” đầu tiên xây dựng bộ môn Vật lý của Trường ĐH Bách khoa HN, những năm đi Liên xô làm nghiên cứu sinh phó tiến sỹ, rồi tiến sỹ khoa học ở Trường ĐHTHQG Matxcơva mang tên Lômônôxốp, sau đó, về nước tiếp tục xây dựng ngành đào tạo Kỹ sư vật lý của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Sau thời gian ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, GS Vũ Đình Cự được biệt phái sang Bộ Giao thông Vận tải làm Tổ trưởng Tổ nghiên cứu cơ bản và thiết kế phương án để rà phá thủy lôi và bom từ trường (Tổ GK1) với công trình nghiên cứu ứng dụng thành công vào việc rà phá thủy lôi, bom từ trường do Mỹ rải xuống cảng Hải Phòng năm 1972.
Công trình này sau đó được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (tập thể) đợt đầu tiên. Tiếp đó là thời kỳ sau năm 1975, Vũ Đình Cự lại bước vào một chặng đường mới trong cuộc đời với việc được điều động và bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trở thành một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đặt nền móng xây dựng nên trung tâm nghiên cứu phát triên hàng đầu đất nước này.
Từ Viện Khoa học Việt Nam, Vũ Đình Cự bước vào hoạt động chính trị với vai trò Đại biểu QH các khóa VII, VIII, IX, X, Ủy viên BCHTW Đảng các khóa VII, VIII, làm Phó Chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội rồi trở thành Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X trước khi nghỉ hưu.
Bên cạnh những nội dung về sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị của GS Vũ Đình Cự, bài viết của NGND Nguyễn Xuân Chánh cũng dành một phần nói về đời sống riêng, sức khỏe, tình cảm của ông với những thông tin đầy xúc động.
Sau phần Mở đầu, nhóm biên soạn tập trung vào phần nội dung quan trọng nhất của cuốn sách với tiêu đề: Khoa học và cống hiến. Trong phần này, các tác giả tập trung làm nổi bật những thành tựu, đóng góp của Vũ Đình Cự trong các lĩnh vực khoa học công nghệ mà ông nghiên cứu hoặc tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu.
Qua nhiều cương vị khác nhau, từ vai trò một chuyên gia, một nhà nghiên cứu, đến vai trò người lãnh đạo, đứng đầu các tổ chức khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước, rồi đến vai trò một chính khách, một nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp, ở cương vị nào, Vũ Đình Cự cũng để lại những công trình, những tác phẩm rất có giá trị, có đóng góp đáng ghi nhận cho sự phát triển của khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác của đất nước nói chung.
Từ công trình đầu tiên và cũng là luận án phó tiến sỹ và luận án tiến sỹ khoa học trong lĩnh vực vật lý chất rắn, các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao như: CNTT, điện tử, tự động hóa… đến các công trình nghiên cứu về khoa học luận, về chiến lược, chính sách khoa học công nghệ, về phát triển công nghệ cao gắn liền với kinh tế tri thức, các báo cáo thẩm tra của Quốc hội đối với các dự án Luật của Chính phủ do ông chủ trì soạn thảo, những bài báo về khoa học – công nghệ, tất cả đều cho thấy một quá trình hoạt động sáng tạo đầy tâm huyết, với các lĩnh vực phong phú, đa dạng, với tài năng và niềm say mê, tinh thần trách nhiệm cao nhất của Vũ Đình Cự trên mỗi cương vị, mỗi vai trò mà mình đảm nhận.
Hai phần cuối của cuốn sách với tiêu đề: Tiễn biệt GS Vũ Đình Cự và GS Vũ Đình Cự sống trong lòng người thân và đồng nghiệp, lại cho thấy những những khía cạnh, những phần khác trong cuộc đời Vũ Đình Cự. Đó là một Vũ Đình Cự bản lĩnh, luôn nghiêm túc, khắt khe, nguyên tắc trong công việc nhưng lại hết sức giản dị, khiêm nhường, tình cảm trong cuộc sống; Một Vũ Đình Cự đã trở thành tấm gương hết mình vì sự nghiệp chung nhưng bản thân lại chọn cho mình cuộc sống độc thân thanh bạch, không màng tiền tài, danh lợi, một người thầy đáng kính, người đồng nghiệp quý mến của nhiều người.
Chính vì vậy, sự ra đi của ông đã để lại bao niềm tiếc thương cho gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã dành cho ông những sự đánh giá trân trọng, sự ghi nhận xứng đáng cho những công lao, đóng góp, cho di sản mà ông để lại cho đời sau.
Có thể nói rằng, cuốn sách: GS, TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến là một món quà tri ân, thể hiện sự tưởng nhớ sâu sắc của những người đi sau đối với một nhà giáo, nhà khoa học, một chính khách tài năng, đức độ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho khoa học và cho đất nước. Ông ra đi đã được 7 năm nhưng những dấu ấn ông để lại, những ký ức về ông vẫn còn sâu đậm trong những người còn sống. Ông xứng đáng là tấm gương sáng cả về lao động khoa học, cả về tinh thần và tâm huyết phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
(Theo Infonet)
" alt=""/>Công bố cuốn sách: GS.TSKH Vũ Đình Cự