Trong đơn, bị can Hằng trình bày, bản thân có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong đại dịch Covid-19.
Trước đó, con trai bà Hằng là ông Nguyễn Quang Tuấn (32 tuổi, ngụ quận 7, là con trai của bị can Nguyễn Phương Hằng) cũng có đơn gửi đến cơ quan tố tụng ở TP.HCM xin khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho mẹ mình.
Ông Tuấn viết trong đơn, “điều này được thể hiện qua hàng loạt thư cảm ơn, bằng khen, giấy khen, giấy tri ân …. của nhiều cơ quan, tổ chức xã hội trao tặng để ghi nhận mẹ tôi và Công ty cổ phần Đại Nam, quỹ Hằng Hữu do mẹ tôi là giám đốc điều hành có đóng góp công sức, ủng hộ, hoạt động nhân đạo”.
Đồng thời ông Tuấn cũng nêu rõ “thông qua luật sư được biết qua các buổi hỏi cung, mẹ tôi đã nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải và cam kết không tái diễn hành vi sai phạm. Mong các cơ quan tiến hành tố tụng khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt đến mức thấp nhất cho mẹ tôi và xin được bảo lãnh cho mẹ tôi tại ngoại để điều trị bệnh cho đến khi kết thúc vụ án".
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam từ 24/3 đến nay về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Lần kết luận điều tra gần đây, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho rằng, từ giai đoạn tháng 3/2021 đến khi bị khởi tố, bắt tạm giam (tháng 3/2022), bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng 12 kênh trên các nền tảng mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok… để thực hiện các buổi livestream. Bà Hằng bị cho là đề cập đến nhiều nội dung, nhiều vấn đề cá nhân của người khác.
Cơ quan điều tra xác định, các buổi livestream đó, bà Hằng đã xâm phạm đến bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của một số người, đơn cử như bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (tức ca sỹ Vy Oanh, ông Võ Nguyễn Hoài Linh (tức danh hài Hoài Linh), bà Đặng Thị Hàn Ni (tức nhà báo Hàn Ni)…
Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng có khai báo, những thông tin liên quan đến đời tư của những người khác, trong đó có các cá nhân như trên là bà tham khảo trên mạng, đọc báo và nằm… mơ. Bà Hằng cũng thừa nhận các thông tin này không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực.
Trước đó, khoảng 4h ngày 17/10, tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 kiểm tra tàu cá số hiệu CM-08710-TS, do Sang làm thuyền trưởng đang hoạt động cách đảo Hòn Khoai 28 hải lý.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên tàu đang vận chuyển 9 thiết bị giám sát hành trình của các tàu cá khác.
Toàn bộ hồ sơ, tang vật và phương tiện liên quan được Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 chuyển cho Công an huyện Ngọc Hiển xử lý theo quy định pháp luật.
Sang khai vận chuyển thuê các thiết bị giám sát hành trình với mức giá 5 triệu đồng/thiết bị/tháng. Tuy nhiên, đối tượng chưa thu được tiền vì chỉ mới nhận chở vài ngày thì bị bắt giữ.
Để qua mặt lực lượng chức năng, Sang sử dụng thùng xốp đựng các thiết bị giám sát hành trình rồi thả xuống biển. Trên mỗi thùng xốp được gắn một miếng vải đỏ khiến lực lượng tuần tra lầm tưởng là điểm làm dấu thả lưới của ngư dân.
Trong số 9 thiết bị giám sát hành trình có 6 thiết bị sử dụng điện mặt trời nên Sang dùng thùng xốp thả trên biển, 3 thiết bị còn lại dùng bình ắc quy, bị can để trên tàu.
Công an huyện Ngọc Hiển đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Trong đó, chỉ định Công ty MLC là đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận các lô hàng của Công ty AEV bằng vận tải đường biển, đường bộ, đường không, làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác có liên quan.
Lợi dụng công việc được giao, trong thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2020, Vũ Thị Thùy Dương là trưởng phòng xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty AEV đã thỏa thuận, thống nhất với Nguyễn Hoàng Giang là phụ trách bộ phận kế toán và Nguyễn Thị Điệu là nhân viên bộ phận chứng từ và chăm sóc khách hàng của Công ty MLC.
Với mục đích thực hiện chỉnh sửa, nâng khống phí dịch vụ, ghi tăng các dịch vụ, giá trị tiền thanh toán trong 1.921 giấy báo trả tiền và viết hóa đơn Công ty MLC theo số tiền ghi trong các giấy báo trả tiền chỉnh sửa để nâng giá trị tiền yêu cầu thanh toán so với giá trị thực tế giấy báo trả tiền gốc mà Công ty AEV phải thanh toán cho Công ty MLC với tổng số tiền chênh lệch là hơn 13 tỉ đồng.
Sau đó, các đối tượng viết ủy nhiệm chi, ký giả chữ ký của Giám đốc Công ty MLC rút, chuyển tiền chênh lệch ra khỏi tài khoản Công ty MLC rồi chiếm đoạt của Công ty AEV số tiền hơn 13 tỉ đồng chênh lệch này.
Thời điểm này, Cảnh sát điều tra Công an tỉnh ra lệnh bắt tạm giam Vũ Thị Thùy Dương (ngày 23/6/2021), Dương đang mang thai 8 tháng nên được tại ngoại. Tuy nhiên, trong thời gian tại ngoại, đối tượng không thành khẩn, có dấu hiệu tiêu hủy tài liệu, chứng cứ trong dữ liệu điện tử Zalo, email, Skype.
Đến ngày 31/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra lệnh bắt tạm giam đối với Vũ Thị Thùy Dương để phục vụ quá trình điều tra.
Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh đã làm rõ hành vi phạm tội của 3 bị can, ra kết luận điều tra và chuyển VKS ND tỉnh Hải Dương đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Bắt giữ 3 nữ quái chiếm đoạt hơn 13 tỉ của doanh nghiệp ở Hải Dương