1. Họ có kỹ năng đọc ngôn ngữ cơ thể
Những người giao tiếp giỏi biết rằng thái độ không phải lúc nào cũng nói lên cảm xúc của một người. Thay vào đó, họ học cách nhận biết những dấu hiệu tinh tế hơn. Một người giao tiếp xuất sắc biết đọc các dấu hiệu rất nhỏ trên khuôn mặt, có khi chỉ kéo dài khoảng một giây.
2. Họ trung thực
Các nhà lãnh đạo tuyệt vời biết rằng những thông tin chỉ chứa một nửa sự thật thường gây ra sự mất lòng tin. Họ trung thực với người khác. Khi họ không thể chia sẻ những thông tin mật, họ sẽ nói chính xác như vậy. Khi họ có thể cung cấp thông tin, họ sẽ đưa ra thông điệp ngắn gọn và rõ ràng.
3. Họ không quản lý vi mô
Những người giao tiếp giỏi không yêu cầu kiểm soát chi tiết. Họ ủy nhiệm một cách hiệu quả, trao quyền để người khác làm hết sức mình. Họ tích cực và đáng khích lệ. Họ cho phép người khác thể hiện thoải mái khả năng của mình để đạt được mục tiêu.
4. Họ không lãng phí thời gian của người khác
Người thành công không kéo dài các cuộc họp vì họ biết tôn trọng thời gian của người khác. Họ thông tin cho mọi người rõ ràng và cụ thể kế hoạch họp hành của mình.
5. Họ có trách nhiệm
Người lãnh đạo xuất sắc nhất biết rằng mình không hoàn hảo. Họ không chờ đợi mọi người vạch ra những sai lầm của mình, mà chủ động thừa nhận. Họ không che giấu khi phạm sai lầm. Những người giao tiếp giỏi luôn nói “tôi xin lỗi” hay “đó là lỗi của tôi”.
![]() |
6. Họ coi trọng giá trị của người khác
Họ biết tầm quan trọng của việc khiến người khác cảm thấy mình có giá trị và được đánh giá cao. Họ dành thời gian để cảm ơn mọi người kể cả cá nhân và công khai.
7. Họ tự tin khi nói chuyện
Họ biết cách chọn tông giọng thích hợp và ngừng nghỉ đúng lúc. Họ không khiến người nghe bị áp đảo vì một loạt thông điệp mà họ đưa ra. Họ cung cấp thông tin một cách mạnh mẽ và khéo léo.
8. Họ biết lắng nghe
Họ rất tích cực tham gia cuộc trò chuyện. Họ không mất tập trung khi người khác đang nói. Họ tập trung để hiểu người khác đang nói gì, thay vì nghĩ về việc mình sẽ nói gì tiếp theo.
9. Họ đặt câu hỏi
Những người giao tiếp tốt nhất luôn đặt câu hỏi để đảm bảo rằng họ tiếp thu thông điệp một cách chính xác. Họ nhận ra những thông tin liên quan có thể bị mất nếu không được hiểu đầy đủ, vì thế họ sẽ đặt câu hỏi nếu cần. Họ cũng biết rằng họ không thể trả lời mọi câu hỏi về mọi lĩnh vực, nên họ cần chuyên môn của những người khác, và họ nhờ đến sự giúp đỡ thích hợp.
10. Họ đầu tư vào người khác
Họ đầu tư thời gian và năng lượng vào việc học tập những ưu điểm của người khác. Họ biết rằng khi phát huy được điểm mạnh và đam mê của mỗi người, công việc chung cũng sẽ phát triển. Những người giao tiếp thành công luôn tạo ra môi trường để người khác phát huy tối đa khả năng của mình.
Xem thêm:
9 điểm chung của phụ huynh có con thành công" alt=""/>10 cách giao tiếp hiệu quả của người thành côngCổ phiếu Twitter giảm hơn 8%, đóng cửa ở mức 37,39 USD, do các nhà đầu tư lo ngại Musk sẽ điều chỉnh lại thỏa thuận mua công ty truyền thông xã hội với mức giá 44 tỷ USD.
Cổ phiếu Twitter cũng đã xóa sạch mọi khoản lợi nhuận có được kể từ khi Musk tiết lộ khoản đầu tư của mình vào công ty hồi đầu tháng 4, một phần là do đợt bán tháo cuối tuần trước. Vào ngày 13/5, Elon Musk thông báo rằng thỏa thuận mua lại Twitter sẽ tạm hoãn cho đến khi ông nhận được con số chính xác về số lượng tài khoản giả mạo có trên nền tảng.
Elon Musk đã cam kết thay đổi các hoạt động kiểm duyệt nội dung của Twitter, chống lại các lệnh cấm tài khoản vĩnh viễn và tuyên bố một trong những ưu tiên của ông là xóa "chương trình thư rác" khỏi nền tảng này.
Musk cho biết nhóm của ông đã chạy thử ngẫu nhiên 100 tài khoản Twitter để thử nghiệm thuật toán phát hiện tài khoản bot và spam và cho biết ông vẫn chưa thấy bất kỳ phân tích nào cho thấy các tài khoản spam chỉ chiếm dưới 5%.
Trước đó, ngày 25/4, Twitter thông báo sẽ bán mình cho Elon Musk. Theo thỏa thuận, Musk sẽ mua lại Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu, tương đương 44 tỷ USD. Musk sẽ phải trả khoản phí chia tay trị giá 1 tỷ USD nếu dừng thỏa thuận mua Twitter.
Hương Dung(Theo CNBC, Reuters)
" alt=""/>Elon Musk có thể mua lại Twitter với giá thấp hơnCụ thể, nhóm đã sử dụng một hệ thống gồm 17 tín hiệu cảnh báo dựa trên thuật toán chạy qua 35.000 tài khoản giả được SparkToro mua cùng với 50.000 tài khoản được đánh dấu là “thật”.
Các tài khoản theo dõi của Musk bị gắn cờ vì có dấu hiệu spam sẽ được nhóm phân loại vào hàng chất lượng thấp hoặc giả mạo.
Khi phân tích các tài khoản không hoạt động, căn cứ vào thời gian họ không tweet trong 90 ngày, nhóm xác định có khoảng 70,23% người dùng không thật sự tương tác với Elon Musk trên Twitter.
Khi kiểm tra tất cả gần 100 triệu người theo dõi của Musk, họ phát hiện ra 73% có các từ khóa tương quan với thư rác trên hồ sơ của họ và 71% sử dụng các vị trí giả mạo. 41% trong số những tài khoản này sử dụng tên hiển thị phù hợp với các mẫu rác. Đáng chú ý, có tới 69% tài khoản không hoạt động trong hơn 120 ngày. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra 83% tài khoản theo dõi Musk có số lượng người theo dõi rất khiêm tốn và 78% theo dõi rất ít tài khoản khác.
Các chỉ số khác mà nhóm đã sử dụng bao gồm tuổi của tài khoản Twitter, số lượng tweet được tạo trong một khoảng thời gian dài và tài khoản có sử dụng ảnh hồ sơ mặc định của Twitter hay không.
Do đó, SparkToro cho biết họ quan niệm các tài khoản giả mạo là "những tài khoản không thường xuyên có người dùng tự soạn nội dung tweet, tham gia vào hệ sinh thái Twitter”.
Trái lại, Twitter định nghĩa người dùng hoạt động hàng ngày có thể kiếm tiền là những người, tổ chức hoặc tài khoản khác đã đăng nhập hoặc được xác thực và truy cập Twitter vào bất kỳ ngày nào.
Mới đây, CEO Tesla thừa nhận rằng số tài khoản Twitter theo dõi ông có thể bị thổi phồng. Do đó, Musk yêu cầu Twitter chứng minh lượng người dùng giả mạo phải dưới 5% mới tiếp tục thỏa thuận mua lại mạng xã hội này.
Thái Hoàng(Theo Insider)
" alt=""/>Hơn 23% tài khoản theo dõi Twitter của Elon Musk là giả mạo