 đã xảy ra vụ việc cán bộ coi thi ký nhầm vào ô dành cho cán bộ chấm thi.</p><p>Cụ thể, khi thời gian làm bài thi môn Ngữ văn (120 phút) trôi qua hơn nửa thì 2 giám thị coi thi của phòng thi số 25 mới phát hiện ra sự nhầm lẫn này.</p><table class=)
 |
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp |
Khi đó, 2 giám thị đã yêu cầu 24 thí sinh của phòng thi làm lại bài trên tờ giấy thi mới.
Do thời gian đã trôi qua khá nhiều, phải lại phải làm lại từ đầu nên nhiều sĩ tử đã òa khóc ngay tại phòng thi.
Kết thúc buổi thi, thí sinh H.T, trú tại huyện Quảng Ninh buồn bã cho biết, không hoàn thành được tốt nhất bài thi vì thời gian chép lại những câu đã làm mất quá nhiều thời gian.
Trong khi đó, em T.T, học sinh Trường THCS số 1 Nam Lý nói: “Thời gian làm bài trôi qua một nửa, chúng em được thông báo phải làm lại vì giám thị ký nhầm. Mặc dù rất hoang mang, nhưng chúng em đành phải làm. Em thấy bài thi của mình chưa hoàn chỉnh lắm”.
 |
Sở GD-ĐT Quảng Bình họp khẩn. Ảnh: Hải Sâm |
Đến chiều tối cùng ngày, Sở GD-ĐT Quảng Bình đã tổ chức một cuộc họp khẩn với tất cả phụ huynh và thí sinh thuộc phòng thi số 25, điểm thi Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp để bàn phương án xử lý, đồng thời nói lời xin lỗi với phụ huynh và các thí sinh.
Phía Sở cũng đã cho đình chỉ công tác coi thi đối với 2 giám thị tắc trách, gây ảnh hưởng đến các thí sinh dự thi.
Trong cuộc họp, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở đã đưa ra phương án sẽ tổ chức cho các thí sinh phòng thi số 25 thi lại bài thi môn Ngữ văn (tùy nguyện vọng thí sinh), nếu điểm nào cao hơn sẽ lấy.
Tuy nhiên, một số phụ huynh và học sinh vẫn tỏ ra không hài lòng với phương án mà Sở đưa ra.
Thay vào đó, nhiều phụ huynh đã đề xuất sẽ nâng điểm cho các thí sinh. Được biết 2 giám thị coi thi này hiện đang là giáo viên của Trường THPT Trần Phú, huyện Bố Trạch.
Hải Sâm

Xôn xao đề thi môn văn vào lớp 10 giống hơn 80% đề kiểm tra học kỳ lớp 9
Sau khi kết thúc bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 của tỉnh Quảng Bình, nhiều học sinh và phụ huynh phát hiện đề bài giống trên 80% đề thi Học kỳ II lớp 9 của toàn TP Đồng Hới diễn ra mới vài tuần trước đó.
" alt=""/>Giám thị ký nhầm, 24 thí sinh phải làm lại môn văn khi hơn nửa thời gian đã trôi qua
 tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ <strong>dữ liệu cá nhân</strong>trên không gian mạng, tập trung vào nhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam”.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Bà Audrey-Anne Rochellemagne, đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nhận định, chuyển đổi số cũng đặt ra những thách thức mới về phương diện quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân. |
Bà Audrey-Anne Rochellemagne, đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nhìn nhận: Quá trình chuyển đổi số đặt ra những thách thức mới về phương diện quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Tại châu Âu, một khảo sát đặc biệt về bảo vệ dữ liệu đã chỉ ra: Hầu hết các công dân không cho rằng, họ đang kiểm soát được những gì xảy ra với dữ liệu của họ. “Trong bối cảnh đó, một khung pháp lý mạnh mẽ về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu là cần thiết để đảm bảo các quyền riêng tư của người dân”, bà Audrey-Anne Rochellemagne chia sẻ.
Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an nhận định: Bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng. Song đây vẫn còn là vấn đề mới và khó đối với Việt Nam, cần nghiên cứu toàn diện, tổng thể các vấn đề lý luận, thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm quốc tế.
Một trong những vấn đề đặt nền móng cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân là xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này để từng bước góp phần thực hiện đầy đủ và hiệu quả công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, hạn chế tối đa tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân và sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích vi phạm pháp luật.
 |
Theo đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhận thức và thực tiễn công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. |
Đến nay, đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Việt Nam cũng có nhiều chủ trương, chính sách tạo nền tảng, tạo cơ sở cho nước ta tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thúc đẩy kinh tế số thông qua quá trình chuyển đổi số hiệu quả, an toàn.
Tuy nhiên, nhận thức và thực tiễn công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có các biện pháp bảo mật thông tin đồng bộ, hiệu quả; hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin cá nhân còn tồn tại những lỗ hổng bảo mật dễ bị tin tặc khai thác, tấn công, gây thiệt hại lớn.
Nhiều thông tin cá nhân "nhạy cảm" như thông tin sinh trắc học, lý lịch cá nhân, mối quan hệ, tình trạng sức khỏe, tài chính được người sử dụng đăng tải công khai, tạo điều kiện cho các chương trình tự động thu thập thông tin.
Cùng với đó, tình trạng lộ, lọt, đánh cắp, buôn bán thông tin cá nhân trên không gian mạng cũng thường xuyên diễn ra; ngày càng nhiều chủ thể thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu cá nhân cho mục đích khác nhau nhưng không thông báo cho khách hàng hoặc để xảy ra hành vi vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân…
“Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân cần ý thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, cùng tham gia nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân để bảo đảm quyền công dân, giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và đặc biệt là tạo niềm tin cho nhân dân khi tham gia sử dụng các dịch vụ trên mạng”, ông Lâm nói.
Đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
TS Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nhận định, Việt Nam hiện đã có khung pháp lý cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hiến pháp năm 2013 cùng các hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung đã tạo ra nền tảng cần thiết để bảo vệ các quyền đối với dữ liệu của cá nhân.
Qua rà soát sơ bộ, hiện còn một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp với thực tiễn; phát hiện những khoảng trống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được quan tâm đầu tư, xây dựng trong thời gian tới.
 |
Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đề xuất cần xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. |
Trên cơ sở những phát hiện từ kết quả rà soát pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam, bà Hoa đề xuất cần có sự thay đổi trong tư duy pháp lý - từ quan niệm truyền thống coi quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền nhân thân thuần túy, chuyển sang cách tiếp cận quyền đối với dữ liệu cá nhân sẽ có bóng dáng của quyền đối với một loại tài sản mới – tài sản phi truyền thống.
Vị Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý cũng đề xuất nghiên cứu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới để khắc phục những khoảng trống pháp lý, cụ thể như: xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ đối với dữ liệu cá nhân trong Bộ luật Hình sự.
Chia sẻ kinh nghiệm của EU, bà Audrey-Anne Rochellemagne cho hay, Liên minh đã thông qua Quy định về bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) có hiệu lực từ năm 2018, áp dụng tại tất cả các quốc gia thành viên. GDPR đưa ra các nguyên tắc rõ ràng liên quan đến dữ liệu như: tính hợp pháp, công bằng và minh bạch của dữ liệu; giới hạn mục đích sử dụng dữ liệu; độ chính xác của dữ liệu; tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu…
“GDPR là một trong những nỗ lực toàn diện và mạnh mẽ nhất trên phạm vi toàn cầu nhằm điều chỉnh việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân bởi cả các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân. Nếu được triển khai thực thi đúng cách, nó sẽ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư ở châu Âu và trao cho người dân quyền được thông báo và kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ”, bà Audrey-Anne nhấn mạnh.
Vân Anh

Hai ứng dụng Baidu làm lộ dữ liệu ‘nhạy cảm’ trên 1,4 tỷ điện thoại Android
Các chuyên gia bảo mật cảnh báo 2 ứng dụng của Baidu làm lộ dữ liệu ‘nhạy cảm’ trên 1,4 tỷ thiết bị, khiến họ có nguy cơ bị giám sát hay tấn công mạng.
" alt=""/>Người dùng Internet Việt Nam vẫn đăng công khai nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm