Ông Trung cũng khẳng định người Việt Nam với những đặc điểm nhanh nhạy trong xử lý thông tin, nắm bắt công nghệ mới đã ghi tên mình trên bản đồ Blockchain thế giới, khi có chỉ số chấp nhận tiền điện tử và số người sở hữu ví điện tử có tỷ lệ lớn nhất. “Việt Nam nổi lên như 1 hiện tượng mới của giới công nghệ Blockchain trên thế giới. Có vài dự án, sản phẩm của Việt Nam được đầu tư bài bản đã trở thành hiện tượng trên toàn cầu”, ông Trung nói.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang tạo được chỗ đứng trên thị trường Blockchain quốc tế, nhưng ông Trung cũng nhận định, các doanh nghiệp này thường hoạt động độc lập và ít có sự kết nối.
Việt Nam có thể sánh vai với các nền kinh tế lớn
Sự thay đổi dễ nhận thấy hiện nay, theo ông Nguyễn Thành Trung đó là các khái niệm mới như Blockchain hay NFT (hình thức tài sản số) đã có tác động nhận thức mạnh mẽ đến mọi người Việt Nam trong thời gian gần đây.
Cùng với việc thay đổi nhận thức này, ông Nguyễn Thành Trung cho rằng, các công nghệ mới như Blockchain, NFT sẽ mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam đuổi kịp với các nền kinh tế lớn trên thế giới. “Trước đây, Việt Nam khó cạnh tranh với các doanh nghiệp công nghệ khác trên thế giới nhưng trong thế giới Blockchain thì xuất phát điểm các quốc gia là như nhau, vì thế Việt Nam có vị thế lớn để đuổi kịp các nước khác về công nghệ này”.
Tuy nhiên, hiện nay các nước vẫn chưa kiện toàn được các khung pháp luật đầy đủ nhất về Blockchain, vì vậy người tham gia phải trang bị cho mình các kiến thức kỹ càng, điểm hiểu biết cốt lõi.
Từ thực tế phát triển, ông Trung đề xuất, Chính phủ cần phải có khung chính sách ổn định với lĩnh vực công nghệ mới như Blockchain hay tài sản số. Hiện nay, nhiều quốc gia cũng chưa kiện toàn các khung pháp luật đầy đủ cho các công nghệ mới này.
“Việc chuyển dịch từ tài sản hiện hữu lên tài sản số, tài sản điện tử sẽ giúp ích cho quá trình trao đổi, giao dịch mua bán diễn ra dễ dàng hơn nhiều nhưng nó đòi hỏi rất lớn về khung pháp lý, làm sao có thể hỗ trợ cho các loại hình kinh tế mới như vậy”, ông Trung nói. Ông Trung cũng khẳng định khung pháp lý ổn định sẽ tạo nền tảng và bệ phóng vững chắc cho các loại hình mới.
Một khía cạnh khác đó là cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về tài sản số, trò chơi điện tử ở Việt Nam, bởi đây là loại hình có yếu tố sáng tạo cao và có thể đem lại sự phát triển cho Việt Nam. Do dó, cần có cái nhìn khác, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này có thêm các lợi thế đó ở chính sân nhà.
Dưới góc độ giáo dục, CEO trẻ Nguyễn Thành Trung cho rằng, cần tiếp cận công nghệ mới này ở cả hai góc độ công nghệ và tài chính. Nên đưa vào chương trình giáo dục phổ thông để có thể chuẩn bị tốt hơn cho lớp trẻ tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới.
Duy Vũ
Trong năm 2021, Việt Nam đã có thêm 5.600 doanh nghiệp công nghệ số được thành lập mới, xuất phát từ nhu cầu làm việc, bán hàng và giao tiếp online trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng tăng.
" alt=""/>Việt Nam là hiện tượng mới của Blockchain thế giớiĐại diện VNPT chia sẻ, ngay khi triển khai, chương trình đã dành được sự quan tâm, đăng ký, trải nghiệm, mua và sử dụng dịch vụ của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trên cả nước. Trong thời gian diễn ra chương trình từ 18/10 - 30/11/2021, đã có hàng nghìn đơn hàng được thực hiện thành công trên https://onesme.vn của VNPT, với loạt mã dự thưởng để tham dự chương trình bốc thăm.
![]() |
Tối ngày 10/12/2021, trên fanpage chính thức VNPT VinaPhone, Youtube VNPT VinaPhone và MyTV (kênh 801- 804) diễn ra livestream bốc thăm may mắn trực tiếp, để tìm ra các chủ nhân may mắn của những phần quà như: điện thoại iPhone 12 Pro Max 128GB, Samsung Galaxy S21 5G 128GB, Samsung Galaxy A52S 5G, Máy in HP kết nối wifi. VNPT sẽ liên hệ trực tiếp với những doanh nghiệp trúng giải để trao thưởng theo đúng quy định.
Cụ thể, giải Đặc biệt thuộc về hợp tác xã Minh Thuỷ (Đắk Lắk). Giải Nhất dành cho hợp tác xã Nông nghiệp Châu Hưng (Bến Tre). Giải Nhì tìm thấy các chủ nhân là: Công ty TNHH Văn Yên Marble (Yên Bái) và quầy thuốc tây Phương Thy (Vĩnh Long). Trong khi đó, 5 đơn vị nhận giải Khuyến khích là: Viện nghiên cứu thanh tra và phòng, chống tham nhũng (Hà Nội); Trường THCS Phường 5 (Tiền Giang); Trường Tiểu học Quỳnh Trang (Nghệ An); doanh nghiệp tư nhân Quý Điều (Đắk Lắk) và Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Hoàng Ngân Sơn (Phú Yên).
![]() |
OneSME là nền tảng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu kết nối và phát huy sức mạnh cộng đồng, cùng xây dựng hệ sinh thái dịch vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME. Được nghiên cứu, thiết kế và phát triển bởi các kỹ sư hàng đầu của VNPT, hội tụ nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại như: kiến trúc dịch vụ nhỏ (microservices), học máy (machine learning), mã hoá dữ liệu, bảo mật đường truyền SSL…; oneSME là giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi cách thức quản trị, cải tiến phương thức tiếp cận khách hàng doanh nghiệp với môi trường kinh doanh số.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp SME vẫn đang đối mặt những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, hệ sinh thái số do VNPT cung cấp trên nền tảng oneSME hứa hẹn mang tới lời giải cho “bài toán” chuyển đổi số, tạo cơ hội để các đơn vị chuyển mình và bứt sau thời kì khủng hoảng.
Ngọc Minh
" alt=""/>Tham gia nền tảng oneSME, nhiều doanh nghiệp nhận quà từ VNPTTờ Bangkok Post cho biết, Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) đang lo ngại làn sóng thứ hai của đại dịch có thể bùng phát và tác động đến ngành công nghiệp ô tô, bao gồm cả các doanh nghiệp phụ tùng ô tô và điện tử.
Ông Surapong Paisitpatanapong, Phát ngôn viên của FTI cho biết, đại dịch là nhân tố chính ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này của Thái Lan.
Theo báo cáo của FTI, tổng sản lượng xe hơi của quốc gia này trong tháng 9 giảm 11,3% xuống 150.345 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng xuất khẩu cũng giảm 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 67.964 chiếc, trong khi sản xuất cho thị trường nội địa giảm tới 40,1% xuống còn 82.381 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái.
FTI duy trì triển vọng sản xuất ô tô đạt 1,3-1,4 triệu chiếc trong năm nay, khi kinh doanh tăng trưởng trở lại sau khi lệnh cấm được dở bỏ và nhiều nhà máy ô tô đã nối lại hoạt động. Trong nửa cuối năm 2020, các hãng xe hơi sẽ tiếp tục tung ra thị trường những mẫu xe hơi mới với hy vọng thúc đẩy thị trường ô tô.
Theo ông Surapong: “Các nhà sản xuất ô tô sẽ sử dụng nhiều chiến dịch tiếp thị khác nhau để kích cầu và cung cấp cho người mua nhiều loại ô tô từ xe điện, xe thể thao đa dụng đến xe bán tải.
Theo FTI, doanh số bán xe trong nước trong tháng 9 đã tăng 4,1% lên 77.433 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 9, doanh số bán hàng tại nước này giảm 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 534.219 chiếc.
Trong khi đó, xuất khẩu ô tô nguyên chiếc của Thái Lan đạt 63.941 xe, giảm 34,45% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm ở tất cả các thị trường. Nguyên nhân là do doanh số bán xe ô tô ở các nước đối tác sụt giảm do dịch Covid-19 bùng phát và chưa phục hồi như trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 36,7 tỷ Bạt, giảm 28,90% so với tháng 9/2019. Tuy nhiên, xuất khẩu ô tô trong tháng 9 năm 2020 tăng 11,39% so với tháng 8/2020,
9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu ô tô nguyên chiếc là 521.457, giảm 36,49% và giá trị xuất khẩu là 288,2 tỉ Bạt, giảm 31,85% so với cùng kỳ năm 2019. Trước khi dịch Covid bùng phát, Thái Lan ước xuất khẩu cả năm đạt khoảng 700.000 xe.
Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2020, bao gồm cả xuất khẩu ô tô nguyên chiếc, động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy là 455,5 tỉ Bạt, giảm 31,20% so với cùng kỳ năm 2019.
Hoàng Nam
Những chiếc xe buýt điện do Việt Nam sản xuất dự kiến sắp lăn bánh tại Hà Nội, TP.HCM và Phú Quốc. Các mẫu xe buýt điện này cũng vừa chạy thử thành công tại nhà máy VinFast.
" alt=""/>Sản lượng và xuất khẩu ô tô tại Thái Lan giảm sút