Kobelkoff viết bằng cùi tay và má. Ảnh: RBTH
Theo trang RBTH (Nga), Nikolai Kobelkoff sinh năm 1851, không có cả tay lẫn chân, rất có thể là do hội chứng vòng thắt, một rối loạn bẩm sinh không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, cậu con trai thứ 14 trong gia đình giàu có của thị trưởng Voznesensk, thành phố ở vùng núi Ural, Nga, đã thể hiện một sức sống mãnh liệt. Mặc dù chỉ có thể sử dụng một mẩu xương ở vị trí của cánh tay phải, Nikolai Kobelkoff đã sớm học được cách tự ăn uống và mặc quần áo.
Vào những năm 1880, nhà sản xuất tay chân giả James Gillingham gặp Nikolai ở châu Âu và đã ghi lại nhiều mô tả về ông. Gillingham lưu ý rằng Nikolai có “những vết rạn ở chân - một bên đùi dài 13cm, đùi kia dài 5cm, còn cánh tay phải chỉ là một cái chồi hình nón và cánh tay trái là một cục xương tròn”.
Bất chấp ngoại hình “dị nhân” của mình, Nikolai là một người tháo vát từ khi còn nhỏ. Cậu bé Nikolai học viết bằng cách kẹp bút giữa “chồi tay” và đầu. Ở tuổi 18, Nikolai đã có thể xin đi làm với vai trò thư ký. “Anh ấy ngồi bên bàn, kẹp cây bút giữa má và mẩu tay, rồi viết những dòng chữ rất đẹp và rõ ràng. Nhờ sự phối hợp tương tự giữa má và vai, anh có thể làm được hầu hết những việc khác, kể cả việc khó khăn nhất là tự nuôi sống mình trong cả cuộc đời”, ông Gillingham viết về Nikolai Kobelkoff.
![]() |
Nếu không nhờ thái độ và quan điểm cực kỳ tích cực về cuộc sống, Nikolai khó có thể tạo dựng một sự nghiệp đáng kinh ngạc như ông đã đạt được. Tuy không có chân tay, Nikolai được ban cho một cơ thể khỏe mạnh, cho phép ông tự đứng dậy khi ngã lăn ra đất mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, ông cũng có thể tự đi lại trên mẩu chân của mình, thậm chí còn nâng được tạ! Đặc biệt, phong thái vui vẻ và lối cư xử quý tộc hoàn hảo cũng là những đặc điểm khiến Nikolai trở nên hấp dẫn, bất chấp hình hài khuyết tật của mình.
Năm 1870, một sự kiện dấu mốc với cuộc đời Nikolai Kobelkoff đã xảy ra. Một doanh nhân mời ông tham gia chuyến đi tới St. Petersburg. Tại đây, Nikolai đã thực hiện màn trình diễn chỉ bằng những hành động đơn giản nhưng lại rất thu hút công chúng. Ông xâu kim bằng miệng rồi khâu lên áo khoác. Nikolai còn nạp đạn một khẩu súng lục, nhắm nó vào một ngọn nến đang thắp và bắn tắt ngọn lửa. Kể từ đó, cuộc đời ông gắn với các chuyến lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới.
Trong một chuyến lưu diễn ở Vienna (Áo), Nikolai đã gặp Anna Wilfert, người họ hàng của một chủ cửa hiệu trong Công viên Prater ở Vienna nơi ông biểu diễn. Hai người nên duyên vợ chồng vào năm 1876. Từ đó Anna trở thành nữ trợ lý trong các buổi biểu diễn của chồng.
![]() |
"Dị nhân" và vợ. Ảnh: RBTH |
Vào thập niên 1880, Nilolai Kobelkoff trở nên nổi tiếng khắp thế giới với chương trình “Rumpfmensch” – một màn biểu diễn ngoạn mục nơi “dị nhân” tìm cách thoát khỏi chuồng sư tử. Ông lưu diễn khắp châu Âu và từ năm 1882 bắt đầu tới Mỹ.
![]() |
Kobelkoff biểu diễn tại rạp giải trí của mình ở Vienna. Ảnh: RBTH |
Trong các chuyến đi, Nikolai không để một chút thời gian nào trôi đi lãng phí. Ông học thêm tiếng Ý, Anh, tiếng Hungary, Séc, mặc dù đã thành thạo tiếng Pháp và Đức. Nikolai từng có vinh dự nhiều lần biểu diễn tại các hoàng gia châu Âu, trong đó có diễn phục vụ Sa hoàng Alexander III, Hoàng đế Phổ Kaiser Wilhelm II, Nữ hoàng Hà Lan Wilhelmina và Thái tử Áo Rudolf.
Tới năm 1901, Nikolai Kobelkoff tiết kiệm đủ tiền để mua một mảnh đất trong Công viên Prater tại Vienna. Ông cho xây dựng một trung tâm biểu diễn mái vòm và kiếm thêm nhiều tiền tại đây, nhưng vẫn tiếp tục đi diễn ở nhiều nơi.
Năm 1912, bà Anna qua đời vì đột quỵ, kể từ đó Nikolai ngừng lưu diễn. “Dị nhân” sống những năm tháng còn lại cùng với các con cháu và tiếp tục điều hành trung tâm giải trí của mình. Thu nhập từ trung tâm giải trí trong Công viên Prater còn hỗ trợ con cháu của ông đến tận những năm 1970. Nikolai Kobelkoff qua đời năm 1933 ở tuổi 81.
Theo baotintuc.vn
" alt=""/>'Dị nhân' Nga không tay không chân chinh phục cả thế giớiTheo tờ Yomiuri Shimbun, khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của bạo lực học đường tại các quốc gia, Nhật Bản là nước đứng đầu về bạo lực học đường, tiếp đến là Thái Lan. Cả hai đều là các quốc gia châu Á.
Nhật Bản dùng AI, khảo sát để phát hiện vấn đề
Tại trường học Nhật Bản, các vụ bắt nạt tại trường học đã tăng lên con số cao kỷ lục.
![]() |
Nhật Bản là nơi bạo lực học đường nghiêm trọng nhất. Ảnh: DW |
Theo khảo sát mới công bố của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản ngày 25/10/2018, các vụ bắt nạt trong trường công và tư ở nước này trong năm học kết thúc ngày 31/3/2018 lên tới 414.378, tăng hơn 91.000 vụ so với năm học trước.
Trong đó, 474 vụ bị coi là nghiêm trọng và 55 vụ bị coi là đe dọa tính mạng. Ít nhất có 10 học sinh đã tự tử vì bị bắt nạt, bạo lực ở trường học.
Bà Mieko Nakabayashi, giáo sư khoa nghiên cứu xã hội tại Đại học Waseda, phân tích: "Nhật Bản luôn có vấn đề với tình trạng bắt nạt trong trường học, nhưng tôi thấy dường như ngày càng có nhiều trẻ em tự tử do bị bắt nạt. Tôi cho rằng điều đó làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn với trường học, với giới chức giáo dục và chính phủ. Bắt nạt phổ biến ở nhiều nước nhưng tôi cảm thấy ở Nhật có sự khác biệt. Trong trường học ở đây, một học sinh khác biệt sẽ trở thành mục tiêu… Nếu bạn là người có tài trong lớp, nếu bạn là một cô gái quá xinh đẹp hoặc nếu bạn chơi giỏi một nhạc cụ, hoặc chỉ cần bạn hành động khác lạ, bạn sẽ là mục tiêu".
Thái độ này quá phổ biến trong xã hội Nhật Bản tới mức có câu nói tổng kết rằng bất kỳ ai nổi bật trong đám đông đều sẽ bị búa đập như một cái đinh.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, giới chức giáo dục Nhật Bản đã nỗ lực tìm cách phát hiện sớm tình trạng bắt nạt, bạo lực. Tại trường trung học Miyagino ở Sendai, học sinh phải điền bảng khảo sát hàng tháng về hành vi thường nhật của mình, trong đó có những câu hỏi như có biết ai bị bắt nạt không.
Giáo viên sẽ dựa theo câu trả lời của từng học sinh để xử lý vụ việc một cách phù hợp với các cá nhân có liên quan.
Chính quyền thành phố Sendai cũng tăng số tư vấn viên trong trường học từ năm học 2019. Ở Sendai, số lượng học sinh trong mỗi lớp 1-2 và lớp đầu cấp 2 chỉ tối đa là 35 em. Mục đích là để có thể theo dõi thay đổi hành vi của học sinh.
Chính quyền thành phố Niigata còn thực hiện khảo sát bắt buộc dưới dạng bảng hỏi ít nhất 3 lần mỗi năm tại toàn bộ trường học để phát hiện các vụ bắt nạt, bạo lực học đường. Khi phát hiện một vụ việc, chính quyền thành phố yêu cầu các trường học họp nội bộ để giải quyết.
Theo Giáo sư Chieko Saku-rai chuyên ngành sư phạm học tại Đại học Kwansei Gakuin, tại trường học hiện nay, giáo viện quá bận đến mức không có đủ thời gian cho học sinh. Do đó, cần tạo môi trường mà trẻ có thể dễ dàng hỏi ý kiến thầy cô và tạo một hệ thống mà cả trường chung tay đối phó với nạn bắt nạt, bạo lực.
Từ tháng 4, thành phố Otsu sẽ là thành phố đầu tiên dùng trí thông minh nhân tạo (AI) để giúp giáo viên phát hiện dấu hiệu các vụ bắt nạt nghiêm trọng trong trường học. AI sẽ được sử dụng để phân tích 9.000 vụ bắt nạt trong 6 năm qua nhằm cung cấp dữ liệu về dấu hiệu bắt nạt để giúp giáo viên phát hiện hiện tượng trong lớp học.
Thái Lan nhức nhối đại dịch bạo lực học đường
Ai xem video cũng cảm thấy đau lòng. Một nhóm nữ sinh bao vây một bạn học ngồi trên sàn, giật bím tóc cô bé cho tới khi nạn nhân khóc thét lên, rồi liên tiếp đấm và đá nạn nhân. Vụ bạo lực học đường trên xảy ra ở trường Ban Dong, tỉnh Phayao, Thái Lan năm 2018 đã khiến cả nước rúng động, kích hoạt một làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội. Dư luận càng bức xúc hơn khi biết cô bé bị tự kỷ và vụ tấn công đã khiến cô bé tổn thương nặng nề.
![]() |
Vụ học sinh tự kỷ bị bạn đánh. Ảnh chụp từ màn hình (Nguồn: Nationalmultimedia) |
Mạng nationalmultimedia của Thái Lan đưa tin, sau vụ việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Thái Lan Tawatchai Thaikyo cho rằng các học sinh bắt nạt bạn trong clip buộc phải trải qua quá trình "điều chỉnh hành vi".
Ông nói: "Trường học đó cần liên lạc với một trung tâm giám sát trẻ vị thành niên để nhờ giúp đỡ". Ông cho rằng vụ việc không được kết thúc chỉ bằng lời xin lỗi từ những học sinh đã hành hung bạn hoặc chỉ bằng mức phạt nhẹ là đình chỉ học tạm thời.
Hiệu trưởng trường đã bị triệu tập tới một cuộc họp với Phó tỉnh trưởng Phayao sau vụ việc. Trường Ban Dong đã họp với phụ huynh các học sinh có liên quan và họ nhất trí bồi thường cho cha mẹ nạn nhân để khép lại vụ việc. Trường cũng cảnh cáo các học sinh liên quan và quản thúc các em này theo quy định của Bộ Giáo dục. Nếu tái phạm, các em sẽ bị hạ hạnh kiểm và bị đuổi khỏi lớp.
Theo một số người, học sinh hành hạ bạn học nói trên cần bị phạt làm lao động công ích hoặc phải làm việc với trẻ tự kỷ để họ nhận thức được hành vi của mình làm hại nạn nhân ra sao và làm thế nào để khắc phục tổn hại.
Dữ liệu gần đây nhất từ một khảo sát quy mô lớn ở Thái Lan do Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện cho thấy 33,2% học sinh bị bắt nạt trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát.
Theo trang Nationalmultimedia, khảo sát của Cơ quan Sức khỏe Tâm thần cho thấy khoảng 600.000 trẻ em Thái Lan bị bạo lực ở trường học, khiến đất nước này đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản về vấn đề bạo lực học đường.
Sau khi có khảo sát đáng giật mình trên, Văn phòng Ủy ban Giáo dục Cơ bản (OBEC) Thái Lan đã phải chuẩn bị một kế hoạch để ngăn chặn tình trạng bắt nạt trong trường học để trình Bộ Giáo dục xem xét.
Cha mẹ Hàn Quốc thuê "ông chú" xăm trổ bảo vệ con
Hàn Quốc là một quốc gia châu Á khác mà nạn bạo lực trường học nghiêm trọng không kém. Nghiêm trọng tới mức các phụ huynh buộc phải thuê đàn ông cơ bắp, xăm trổ để đóng giả làm các "ông chú" bảo vệ con họ khỏi bạn bè bạo lực.
Với giá 450 USD tới 1.790 USD/ngày, các "ông chú" này sẽ hộ tống học sinh tới trường và về nhà, đồng thời cảnh báo những kẻ bắt nạt tránh xa. Họ thậm chí còn chụp ảnh, ghi hình làm bằng chứng để gửi cho trường học.
Dịch vụ bảo vệ khác thường này xuất hiện trong bối cảnh các băng nhóm du côn học sinh trong trường học xuất hiện này càng nhiều ở Hàn Quốc. Tình trạng này không được kiểm soát chặt chẽ và khiến một số học sinh cùng quẫn tới mức tự tử.
![]() |
Áp lực học hành là nguyên nhân khiến học sinh coi nhau là đối thủ ở trường học Hàn Quốc. Ảnh: Economist |
Theo ông Noh Yoon-ho, luật sư chuyên phụ trách các vụ bạo lực học đường, cho biết Hàn Quốc đã thắt chặt biện pháp pháp lý với hành vi bắt nạt từ năm 2012. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ người lớn có xu hướng phớt lờ vấn đề, họ chỉ nghĩ đơn giản là trẻ con đánh lộn.
Theo khảo sát năm 2013 của Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, cứ 10 học sinh trường tiểu học và trung học Hàn Quốc thì có gần 1 em bị bạn bè sử dụng bạo lực. Vấn đề này lần đầu tiên khiến dư luận rúng động là năm 2011 khi một học sinh 12 tuổi nhảy lầu tự tử, để lại lá thư tuyệt mệnh nói rằng bị bắt nạt ở trường.
Theo khảo sát hàng năm của Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul công bố tháng 11/2018, số học sinh ở Seoul cho biết bị bắt nạt ở trường đã tăng 25,4%. Nguyên nhân được cho là cạnh tranh khốc liệt trong môi trường giáo dục và sự thờ ơ, bưng bít để giữ thể diện của các trường học.
Sau những vụ học sinh tự tử vì bị bắt nạt, Chính phủ Hàn Quốc thường tăng cường lắp camera giám sát và tăng số nhân viên an ninh trong trường học. Có khoảng 18.000 camera trong trường học quanh Seoul.
Tiến sĩ Bae Joo-mi, chuyên gia Viện Tư vấn Thanh niên Hàn Quốc phát biểu với kênh CNN: "Tại trường, học sinh không coi bạn cùng lớp là bạn bè mà là đối thủ cạnh tranh và cho rằng chúng cần phải đánh người khác".
Theo các chuyên gia, cần làm nhiều hơn là chỉ tăng cường theo dõi bạo lực học đường bằng camera. Điều học sinh cần là môi trường lành mạnh hơn để học kỹ năng xã hội và biết cách giải quyết vấn đề không dùng bạo lực.
Theo Báo Tin tức
" alt=""/>Châu Á căng mình đối phó nạn bạo lực học đường