Q&A: Uống nhiều nước trước bữa ăn có giúp giảm cân không?
2025-04-26 07:20:11 Nguồn:NEWS Tác Giả:Kinh doanh View:800lượt xem
Xin chào bác sĩ,ốngnhiềunướctrướcbữaăncógiúpgiảmcânkhôbxh anh 2023 tôi đang muốn giảm cân. Tôi đã áp dụng không ăn cơm vào bữa tối mà chỉ ăn rau và thịt nhưng cân nặng không giảm. Tôi thấy có nhiều mẹo giảm cân như uống thật nhiều nước trước khi ăn. Tôi có uống thử một tuần nay. Tuy nhiên, tôi chưa thấy có kết quả hay vì tôi uống chưa đủ nước? Xin nhờ bác sĩ tư vấn. (Lê Thị Giang, 29 tuổi, Tân Bình, TP.HCM)
Bác sĩ chuyên khoa Ngô Cao Ngọc Điệp, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động của cơ thể.
Việc uống nhiều nước trước khi ăn để giảm cân đã trở thành xu hướng. Người ta cho rằng uống 1 ly nước đầy trước khi ăn để có cảm giác no, pha loãng dịch tiêu hóa. Khoa học cũng chứng minh, người già nếu uống một ly nước trước ăn tạo cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn, năng lượng đưa vào ít hơn.
Uống nước trước khi ăn có giảm cân nhanh hơn không? Ảnh: Prevention
Tuy nhiên, người trẻ uống ly nước đầy trước khi ăn thì nước sẽ nhanh chóng xuống ruột non nên cách này cũng ít hiệu quả hơn.
Vì vậy, nếu thừa cân, béo phì, bạn có thể uống nước trước bữa ăn để giảm hấp thụ các thực phẩm khác. Bạn có thể ăn ít hơn, giảm ăn vặt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống lượng vừa đủ. Hiện nay, khoa học chưa có bằng chứng nếu bạn uống quá nhiều nước (3-4 lít) mỗi ngày có tác dụng giảm mỡ hay không.
Thay vì uống thật nhiều nước để no bụng, giảm nạp thêm đồ ăn vào, bạn có thể chọn cách nạp chất xơ trước bữa ăn. Bạn tạo thói quen ăn rau trước sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như cách cơ thể hấp thụ thức ăn. Cách ăn này đã được khoa học chứng minh giúp bạn giảm lượng thức ăn đưa vào bụng và làm chậm quá trình chuyển hóa đường. Chất xơ trong rau cũng làm chậm hấp thu chất béo. Cách ăn này sẽ giúp người thừa cân, béo phì có thể giảm cân.
Ngoài ra, bạn muốn giảm cân bền vững cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý như: hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối, các món xào, rán, thức ăn chế biến sẵn. Bạn lựa chọn cách chế biến tốt như luộc hay hấp. Bạn cần giữ thói quen ăn tối đúng giờ, không nên ăn tối quá muộn.
Việc duy trì lối sống lành mạnh cùng với tích cực hoạt động thể dục thể thao trong vòng 6 tháng. Bạn có thể chọn những môn dễ như đi bộ, chạy, tăng cường vận động để quá trình giảm cân hiệu quả.
Uống cà phê nhiều có giảm cân không?
Caffeine trong cà phê có tác dụng tăng cường hiệu suất tập luyện sức bền và tăng lượng calo bạn đốt cháy, dẫn đến giảm cân.
Đình Hoành Sơn hướng ra bãi bồi sông Lam, đang được trùng tu, sửa chữa. Ảnh: Quốc Huy
Theo ghi nhận từ phóng viên, vài tháng qua, đình Hoành Sơn đang được UBND tỉnh Nghệ An cho phép trùng tu, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật. Dự án có tổng mức đầu tư 24 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn.
Người trông coi ngôi đền, ông Nguyễn Thiện Chính (79 tuổi) cho biết anh trai ông là thương binh hạng 2/4 Nguyễn Thiện Tư đã có công bảo vệ và giữ gìn đình Hoành Sơn suốt 35 năm qua. Khi đó, ngôi đình cổ xuống cấp nghiêm trọng. Ông Tư nhiều lần viết đơn gửi chính quyền xã, huyện kêu cứu cần được sớm trùng tu, sửa chữa.
Ông Nguyễn Thiện Chính người kế nhiệm trông coi ngôi đền cổ Hoành Sơn. Ảnh: Quốc Huy
"Ông Tư làm bảo vệ mỗi tháng chỉ được 50 ngàn đồng, sau đó nâng lên 100 ngàn đồng. Ông vẫn làm vì tâm và đức, chứ không phải vì mục đích kinh tế", ông Chính cho biết. Ông nhấn mạnh đây là ngôi đình rất linh thiêng với kiến trúc độc đáo.
Theo ông Chính, nhiều người dân, gia đình, dòng họ và chính quyền địa phương gần đình Hoành Sơn phấn khởi và tự hào khi ngôi đình đang được nhiều nhóm thợ trùng tu, sửa chữa và nâng cấp.
“Đền có kiến trúc đặc biệt, hiếm nơi nào có được. Các hoa văn long, ly, quy, phượng và lưỡng long chầu nguyệt được chạm trổ rất tinh xảo. Các hoạt động như cày bừa, vui chơi giải trí, chèo thuyền, thưởng trà, chơi cờ và rước kiệu cũng diễn ra tại đây. Toàn bộ ngói của ngôi đình đã được tháo gỡ để lau chùi sạch sẽ trước khi lợp lại. Tinh thần chỉ đạo của Bộ và Cục Di sản Văn hóa là hạn chế sửa chữa và thay thế mới”, ông Chính chia sẻ.
Đình Hoành Sơn được xây dựng và hoàn thành năm 1763, thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ và là vị Tri châu đầu tiên của xứ Nghệ. Ngài đã có nhiều cống hiến to lớn cho vùng đất này về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
Trước đây, đình Hoành Sơn thường diễn ra 2 lễ lớn là lễ kỳ phúc vào tháng 2 và lễ rước thần vào Rằm tháng 6 Âm lịch. Ngày nay, các lễ hội này đã mai một, nhưng đình Hoành Sơn vẫn là một trong những địa chỉ văn hóa tâm linh của nhân dân xã Khánh Sơn và vùng phụ cận.
Đình Hoành Sơn được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 25/12/2017.
Hình ảnh đình Hoành Sơn đang được trùng tu, sửa chữa:
Ngôi đình được dựng hệ thống sắt thép, tôn bảo vệ trước khi thực hiện trùng tu, sửa chữa. Ảnh: Quốc HuyThợ mộc đang lắp ráp phần mái để chuẩn bị lợp ngói. Ảnh: Quốc HuyPhần mái hướng Bắc cơ bản đã được thay thế bằng gỗ lim nhập khẩu. Ảnh: Quốc HuyHình người mô tả đời sống sinh hoạt được chạm khắc trên xà gỗ. Ảnh: Quốc HuyKiệu voi cùng binh lính đi phía sau được đục tinh xảo cách đây hàng trăm năm. Ảnh: Quốc HuyHình ảnh đời sống sinh hoạt đua thuyền trên sông. Ảnh: Quốc HuyCác vị ẩn cư trên núi thưởng trà. Ảnh: Quốc HuyHoa văn được chạm khắc hết sức tinh tế trải qua hàng trăm năm. Ảnh: Quốc HuyĐình Hoành Sơn có quy mô lớn và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Quốc Huy5 chữ phía trên là Hoàng thượng vạn vạn tuế. Dòng bên dưới là Càn, Nguyên, Hanh, Khang, Trinh (Quẻ Càn, mở nghiệp lớn, có bốn đức. Nguyên là có sức sáng tạo lớn. Hanh là thông suốt và thuận tiện. Khang là mạnh khoẻ, vững mạnh. Trinh là ngay thẳng, bền vững) được đặt trang trọng giữa chính điện ngôi đình Hoành Sơn. Ảnh: Quốc HuyCác vì kèo liên kết theo cấu trúc “chồng diêm”, có những bức chạm khắc “lưỡng long chầu nguyệt” rất đẹp. Ảnh: Quốc HuyĐình Hoành Sơn (mái tôn xanh lớn) nhìn từ trên cao đang được sửa chữa. Ảnh: Quốc HuyĐình cổ 550 tuổi lớn nhất Quảng Nam qua nhiều lần tu sửaDù đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng ngôi đình cổ Chiên Đàn hơn 550 tuổi tại Quảng Nam vẫn giữ được kiến trúc cổ kính." alt=""/>Chi 24 tỷ đồng trùng tu ngôi đình cổ gần 300 năm bên bờ sông Lam
7 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện làm việc. Ảnh: NVCC
Những người nước ngoài đi qua ông, ai cũng gật đầu chào. Có người dừng lại xin chụp hình làm kỷ niệm. Khuôn mặt hốc hác, hai mắt thâm quầng vì mệt và tuổi già, ông Ngộ vẫn mỉm cười chào lại, tạo dáng chụp hình với mọi người.
‘Khách du lịch ai biết cũng chào, xin chụp hình với tôi. Có hôm, tôi xách cặp ra về đến ngoài cổng, họ chạy theo xin chụp. Mệt lắm, nhưng tôi vẫn vui vẻ nhận lời. Làm công việc này là phải làm sao mọi người biết và quý mình’, cụ ông sinh năm 1930 tâm sự.
Ông Ngộ năm nay 89 tuổi. Tính đến nay, ông đã làm việc ở bưu điện hơn 70 năm. Công việc dịch và viết thư thuê, ông làm lúc nghỉ hưu năm 1990. Từ lúc làm công việc này, ông Ngộ thành người nổi tiếng, không chỉ ở bưu điện, mà còn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nhiều phóng viên ở các nước: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản… đã viết bài về ông cho tờ báo của đất nước mình.
Từ những lá thư bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, ông Ngộ dịch sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Ảnh: NVCC
Lục lại những tấm ảnh về mình do du khách, bạn bè quốc tế và các phóng viên gửi tặng, ông Ngộ nói về lý do mình được ngồi ở một góc trong bưu điện làm nghề viết và dịch thư thuê.
30 năm trước, đã có 2-3 người làm công việc như ông nhưng không được lâu. Vì ông là người thạo hai ngôn ngữ - Anh, Pháp, nên khi ông nghỉ hưu, lãnh đạo bưu điện mời ông đến làm. Ngoài truyền tải lại những câu chuyện của khách từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, ông phải giữ hình ảnh đẹp, hướng dẫn, chỉ đường, kể những câu chuyện về Sài Gòn xưa và nay cho khách khi đến thăm bưu điện.
Mỗi ngày, 7 giờ sáng, ông đạp xe đến chỗ làm. 3 giờ 30 phút chiều, ông thu dọn đồ dùng rồi đạp xe ra về. Hai ngày cuối tuần, ông nghỉ.
Nhiều người thấy ông lưng đã còng, tóc bạc trắng mà vẫn đi làm nên thắc mắc. Ông Ngộ cười lớn: ‘Các con tôi nó dư sức nuôi tôi. Nhưng ở nhà không cũng buồn, tôi đi làm cho vui, đỡ nhớ nghề và quảng bá cho đất nước. Tôi sẽ làm đến khi nào không còn sức khỏe nữa mới thôi’. Nói rồi, ông cầm chiếc kính hiển vi được một vị khách nước ngoài gửi tặng trong dịp sinh nhật mình ra khoe: ‘Cái này tôi được một người Pháp tặng đó. Chú ấy viết bằng tiếng Việt, để trong bưu thiếp tặng cho tôi’.
Lưng đã còng, tóc bạc, da nhăn nheo vì tuổi già, ông Ngộ vẫn thích đi làm. Ảnh: NVCC
Ngồi chờ khách đến 3 giờ chiều, ông Ngộ thu dọn đồ dùng cho vào cặp chuẩn bị ra về. ‘Hôm nay, tôi bị ế khách. Có một cô gái người Pháp đến nhờ viết bưu phẩm giúp thôi. Tôi viết có mấy dòng, cô ấy trả 200 ngàn đồng. Nhưng tôi lấy 15 ngàn đồng. Phần còn lại, trả cho cô ấy’, ông Ngộ nói, tay vuốt thẳng từng lá thư, bức ảnh, cuốn sách cẩn thận cho vào cặp mang đi gửi rồi ra nhà xe lấy xe đạp về.
Ông Ngộ cho biết, gần 30 năm làm nghề, ông không nhớ mình đã tiếp xúc với bao nhiêu vị khách, đọc và dịch bao nhiêu câu chuyện khác nhau. Ông chỉ biết, công việc của mình buộc phải quên hết mọi chuyện, không được tiết lộ với ai, vì đó là bí mật, đời tư của khách. Nhưng có hai câu chuyện liên quan đến tình mẫu tử làm ông nhớ mãi.
Đó là câu chuyện của người phụ nữ quê Bình Phước lấy chồng người Pháp. Sau kháng chiến, con trai bà theo cha về Pháp sống. Khi lớn lên, người con trở lại Việt Nam tìm mẹ. Họ gặp lại nhau và viết thư qua lại cho nhau 3-4 tháng một lần.
Hơn năm nay, ông Ngộ được chị tạp vụ cho mượn chiếc ghế có tựa để ngồi mỗi khi không làm việc. Sợ ai đó cầm nhầm, ông phải cột cẩn thận vào những chiếc ghế đã gắn cố định.
Mỗi lần viết thư cho con, người mẹ viết bằng tiếng Việt rồi bắt xe từ Bình Phước đến bưu điện nhờ ông Ngộ dịch sang tiếng Pháp gửi cho con. ‘Hơn năm nay, không thấy bà ấy đến nhờ tôi dịch thư nữa. Không biết, bà ấy có khỏe không’, ông Ngộ lo lắng. Vì không dùng điện thoại và không biết địa chỉ của người mẹ nên ông không biết làm thế nào để hỏi thăm.
Câu chuyện thứ hai là về mẹ con người đàn ông Pháp lạc nhau trong chiến tranh. Khi qua Việt Nam tìm mẹ, người con tìm đến ông Ngộ nhờ dịch địa chỉ trong hồ sơ tìm mẹ. Qua những thông tin anh cung cấp, ông Ngộ nhờ công an xác minh địa chỉ giúp. Chỉ mất thời gian ngắn, người đàn ông Pháp cũng tìm được mẹ.
Những thông tin về mình, hình ảnh, món quà, lá thư khách gửi tặng, ông lưu giữ lại cẩn thận.
‘Hôm anh ấy đến địa chỉ người mẹ đang ở, người mẹ đang nằm nghỉ trong căn chòi rách nát. Bà ấy chỉ nằm đó cho mát, còn bà được người con gái nuôi. Nhìn mẹ vậy, anh ấy đã khóc. Chứng kiến mẹ con họ gặp nhau sau bao năm xa cách, tôi vừa vui vừa xúc đồng’, cụ ông kể.
Ông Ngộ cho biết, mỗi khi làm cầu nối cho khách thành công, ông rất vui. Những người được ông giúp ai cũng viết thư cảm ơn. Có khách còn tặng ông quà, nhưng ông không nhận. ‘Tôi làm việc này không phải vì tiền, vì quà, mà muốn giúp đỡ người khác thôi’, cụ ông nói.
Ông Ngộ cho biết, ông đi làm là để vui, quảng bá hình ảnh đất nước chứ không phải vì kinh tế.
Anh Ngô Minh Đạt, bảo vệ ở bưu điện này cho biết, nhắc đến ông Ngộ, ai cũng thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng vì ông tuổi cao vẫn miệt mài làm việc và là chứng nhân của những lá thư tay trong thời kỳ công nghệ đang lấn áp.
Anh Đạt cũng cho biết, trước ông Ngộ đã có 2-3 người làm công việc này. Khi ông Ngộ nghỉ hưu, lãnh đạo bưu điện thấy ông giỏi nhiều thứ tiếng nên mời ông đến làm.
Ám ảnh nơi 'đi mây về gió' của giang hồ khét tiếng Sài Gòn xưa
Trước 1975, xóm Cây Da Sà là một khu vực khét tiếng về tệ nạn. Nơi đây là ổ thuốc phiện, cũng là nơi phát xuất ra số đề và là khu vực an toàn cho những tay anh chị giang hồ.
" alt=""/>Cụ ông 89 tuổi gần 30 năm đạp xe đi viết thư thuê ở bưu điện Sài Gòn
Với Chạy đi chờ chi, Thúy Ngân tự tin vào sự mạnh mẽ của mình. Thay vì ‘lươn lẹo’, cô sẽ chơi với 100% năng lượng và đôi khi sẵn sàng ăn gian.
Trái ngược với Thúy Ngân, Ngô Kiến Huy là một trong những nghệ sĩ quen thuộc và được yêu thích ở mùa trước. Giờ đây, anh chính thức quay lại cuộc đua Chạy đi chờ chi mùa 2.
Ở mùa trước, Ngô Kiến Huy được biết đến là “tay thối”, “thánh nhọ” thì lần trở lại này, anh quyết tâm sẽ mạnh mẽ và may mắn hơn xưa. Ngô Kiến Huy khẳng định giờ đây mình đã sở hữu một thân hình khỏe mạnh và lực lưỡng.
Ngô Kiến Huy quyết tâm không trở thành “thánh nhọ” trong Chạy đi chờ chi mùa 2.
Ngô Kiến Huy cho biết sẵn sàng về cả thể lực lẫn tinh thần. Anh gửi gắm tới các nghệ sĩ còn lại trong đội hình: “Hãy coi chừng! Chúng tôi không còn là thỏ nhà nữa, mà đã thành thỏ rừng rồi!”
Là đôi bạn thân thường xuyên gặp xui xẻo ở mùa trước nhưng Ngô Kiến Huy và Jun Phạm tự tin vì có kinh nghiệm. Thỏ Đen và Thỏ Trắng không ngần ngại va chạm với các nghệ sĩ mới. Đặc biệt, cả hai cùng thống nhất hợp sức cho Trường Giang và Karik “nghỉ sớm” trong trò chơi xé bảng tên.
Cặp đôi Thỏ Đen và Thỏ Trắng khẳng định trở thành “thỏ rừng” ở mùa mới.
Như vậy, Chạy đi chờ chimùa 2 đã hội tụ 8 thành viên với 8 màu sắc khác nhau: Trường Giang, Ninh Dương Lan Ngọc, Karik, Jun Phạm, Liên Bỉnh Phát, Trương Thế Vinh, Thuý Ngân và Ngô Kiến Huy. Tuy nhiên, ê-kíp chương trình mới thông báo về thành viên thứ 9 nhưng chưa chính thức tiết lộ danh tính.
Tâm Như
Trường Giang tham gia 'Chạy đi chờ chi' mùa 2
Chào mừng "Mười Khó" Trường Giang là thành viên đầu tiên gia nhập "gia đình" Running Man mùa 2.
" alt=""/>Chạy đi chờ chi bất ngờ thông báo sẽ có thêm thành viên thứ 9