
Huawei hiện là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới tính về số lượng sản phẩm xuất xưởng. |
Gặp khó khăn như điện thoại Windows
Tại thời điểm ra mắt, smartphone của Microsoft thể hiện sự vượt trội về sức mạnh phần cứng và hệ thống máy ảnh ấn tượng. Tuy nhiên, số lượng ứng dụng có thể hoạt động trên Windows Phone là rất ít.
Để giải quyết vấn đề, Microsoft đã chi rất nhiều tiền để thuyết phục các nhà phát triển mở rộng ứng dụng của họ trên điện thoại Windows. Các nhà phát triển sau đó cũng đồng ý, nhưng kết quả là người dùng chỉ được trải nghiệm một phiên bản nửa vời, hạn chế nhiều chức năng so với iOS hoặc Android.
Điện thoại của Huawei từng được biết tới với những công nghệ AI đặc biệt và camera kết hợp với Leica. Nhưng sau khi lệnh cấm vận có hiệu lực, người dùng mới gần như không thể sử dụng những ứng dụng của Mỹ như Facebook, Instagram...
 |
Huawei đang phải tự phát triển kho ứng dụng riêng sau lệnh cấm vận. Ảnh: Android Authority. |
Một năm sau khi bị cấm, Huawei cho biết họ đã phát triển gấp đôi lực lượng nhân sự để phát triển ứng dụng riêng cho Huawei Mobile Services (HMS) nhằm thay thế cho hệ sinh thái của Google (GMS).
"Huawei hiện có 1,6 triệu nhà phát triển ứng dụng, tăng 76% so với năm trước. Chúng tôi cũng đã có hơn 80.000 ứng dụng mới trên HMS", Jaime Gonzalo, Phó chủ tịch Mảng Di động của Huawei tại thị trường châu Âu cho biết.
"Tôi biết 80.000 ứng dụng là một con số khiêm tốn so với 3 triệu ứng dụng ngoài kia, nhưng chúng tôi đang tập trung vào những ứng dụng quan trọng và hữu ích với người dùng nhất", Gonzalo nói thêm.
Theo số liệu từ Counterpoint, 60% doanh thu của Huawei đến từ thị trường Trung Quốc, nơi mà người dùng thường ưu tiên sử dụng ứng dụng nội địa. Với điểm tựa là nguồn doanh thu ổn định từ thị trường trong nước, Huawei đang đi theo định hướng phát triển chất lượng của mỗi ứng dụng hơn là số lượng để giải quyết bài toán cho người dùng quốc tế.
Huawei cần tăng tốc ở thị trường quốc tế
Nếu người dùng quốc tế muốn mua smartphone mới của Huawei, họ sẽ phải cân nhắc rằng chiếc điện thoại này sẽ rất khó truy cập vào hàng loạt ứng dụng phổ biến như WhatsApp, Instagram, Uber, AirBnb, Facebook, Google Maps, YouTube, Netflix, Twitter, Tinder, Dropbox, Slack, Amazon Prime, Spotify...
Gần đây, Huawei giới thiệu một dịch vụ có tên Petal Search, cho phép người dùng tìm kiếm file .APK để tự cài đặt những ứng dụng Android nằm ngoài kho ứng dụng mà HMS phát triển.
Tuy nhiên, giải pháp này rất khó thực hiện đối với đa số người dùng. Ngoài ra, khi các ứng dụng có bản cập nhật mới hoặc vá lỗi, người dùng Huawei cũng phải chờ một thời gian mới có thể trải nghiệm.
 |
Petal Search cho phép người dùng tìm kiếm và cài đặt ứng dụng bên ngoài hệ sinh thái HMS dễ dàng hơn. Ảnh: Huawei Central. |
Nhìn từ cách công ty công nghệ Trung Quốc thích nghi với lệnh cấm vận và nhanh chóng phát triển hàng loạt ứng dụng tương tự như trên hệ sinh thái Google, không thể phủ định Huawei vẫn là một chiếc điện thoại Android.
Đây có thể là sự khác biệt lớn nhất so với tình thế của Microsoft lúc trước. Huawei đang xây dựng hệ sinh thái HMS mới trên nền tảng đã có sẵn của điện thoại Android, trong khi một thập kỷ trước, Microsoft phải đặt những viên gạch đầu tiên cho ứng dụng Windows Phone.
Ngoài ra, Microsoft trước đây là công ty chuyên sản xuất phần mềm và các sản phẩm liên quan tới máy tính. Họ không có lượng người dùng lớn khi tham gia vào lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh.
Huawei ở thời điểm trước lệnh cấm vận có một tình thế hoàn toàn khác. Cụ thể, Huawei đã bán hơn 205 triệu smartphone trong năm 2018, 240 triệu smartphone trong năm 2019 và trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 toàn cầu, số liệu từ Forbes.
Tuy vậy, trong giai đoạn tiếp theo, nếu một người dùng cũ của Huawei bên ngoài Trung Quốc muốn mua một điện thoại mới, liệu họ sẽ mua một chiếc điện thoại Android khác hay tiếp tục sống chung với khó khăn cùng Huawei.
Một thập kỷ trước, nhiều người tiêu dùng bị thuyết phục bởi camera của Windows Phone, sau đó họ đã gặp vô vàn khó khăn khi sử dụng những ứng dụng mà bạn bè họ có trên Android hoặc iOS.
Gần đây, các nhà bán lẻ cũng phải cảnh báo khách mua hàng là điện thoại của Huawei sẽ có những hạn chế nhất định khi sử dụng, sau nhiều phản hồi của người dùng là điện thoại Huawei rất khó cài đặt các ứng dụng phổ biến như WhatsApp, Instagram và Uber.
Cuối cùng thì người dùng sẽ cảm thấy thoải mái với chiếc điện thoại có những ứng dụng phổ biến mà họ cần, hơn là sở hữu một thiết bị có nhiều công nghệ AI tiên tiến hoặc camera chụp hình rất đẹp. Đó là bài học đau đớn mà Microsoft và Nokia đã từng trải qua trong những năm trước.
Theo Zing

Huawei đoạt ngôi vương smartphone của Samsung
Huawei vượt Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý II/2020 nhờ vào thị trường Trung Quốc.
" alt=""/>Huawei đang đi vào vết xe đổ của Windows Phone?
Theo Ban quản lý phố cổ Hà Nội, hiện có 180 công trình xuống cấp, có yếu tố nguy hiểm. Tuy nhiên việc di dời, sửa chữa rất khó khăn vì có những căn hộ có tới 2-3 người sở hữu hoặc có những nhà sập xệ nhưng nghèo quá không có tiền sửa...Trước cảnh tượng nhiều ngôi nhà trên các tuyến phố cổ Hà Nội xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đổ sập, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Tiến, Phó Trưởng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội xung quanh vấn đề này.
- Thưa ông, theo thống kê của Ban Quản lý thì hiện nay có bao nhiêu nhà phố cổ trong diện xuống cấp, nguy hiểm?
Thực hiện chỉ đạo của UBND quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã phối hợp với UBND 10 phường trong khu phố cổ tiến hành rà soát, thống kê các công trình xuống cấp, nguy hiểm. Qua rà soát hiện có 180 công trình xuống cấp, có yếu tố nguy hiểm.
 |
Theo Ban quản lý phố cổ Hà Nội, qua rà soát hiện có 180 công trình xuống cấp, có yếu tố nguy hiểm. (Ảnh: Minh Thư)
|
- Vừa qua đã xảy ra một số sự cố về sập nhà ở Cửa Bắc, Trần Hưng Đạo... khiến người dân sống ở những căn nhà xuống cấp lo lắng, vậy công tác duy tu, sửa chữa các căn nhà xuống cấp trên các tuyến phố cổ được thực hiện thế nào để đảm bảo an toàn, thưa ông?
Việc duy tu, sửa chữa các căn nhà xuống cấp phụ thuộc ý thức của chủ sở hữu, quản lý, sử dụng công trình và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.
Cụ thể, đối với nhà thuộc sở hữu tư nhân thì chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý phải chủ động trong việc duy tu, sửa chữa công trình của mình để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng; khi phát hiện căn nhà có dấu hiệu nguy hiểm, phải có trách nhiệm tổ chức kiểm định công trình để đánh giá cấp độ nguy hiểm của công trình, từ đó lập phương án cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước thì tổ chức được giao quản lý có trách nhiệm lập kế hoạch duy tu, sửa chữa chống xuống cấp cho các công trình hàng năm.
Đồng thời, UBND quận Hoàn Kiếm chỉ đạo các đơn vị thuộc quận tiến hành rà soát, đánh giá sơ bộ các công trình xuống cấp để đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là trong mùa mưa bão.
- Có những căn nhà xuống cấp đã được người dân sửa chữa bằng cách che hoặc quây tôn, thậm chí có những căn còn cơi nới bằng các khung sắt kín, khá nguy hiểm nếu có sự cố cháy nổ. Vậy, Ban quản lý có ý kiến gì về những vấn đề này?
Đặc điểm trong khu phố cổ có mật độ dân cư cao dẫn đến không gian sinh hoạt ngày càng chật hẹp, nhu cầu ở ngày càng tăng dẫn đến việc một số hộ dân đã cơi nới để tăng diện tích ở. Tuy nhiên, các vật liệu sử dụng mang tính chất tạm bợ không đảm bảo mỹ quan, phương pháp cải tạo ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Do vậy, cần có phương án chỉnh trang các tuyến phố nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị. Đối với các công trình không đảm bảo an toàn về kết cấu cần khảo sát, đánh giá chất lượng công trình và có phương án phù hợp.
Ngoài ra, Ban quản lý phối hợp với UBND 10 phường và các cơ quan liên quan tổ chức rà soát, vận động các hộ dân thực hiện theo Quy chế quản lý Quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội và tổ chức tập huấn về phòng cháy chữa cháy cho nhân dân trên địa bàn hàng năm.
- Công tác quản lý các căn nhà phố cổ xuống cấp, nguy hiểm hiện có những khó khăn gì, thưa ông?
Các công trình trong khu phố cổ phần lớn có niên đại khá lâu đời nhưng chưa được khảo sát đánh giá một cách khoa học để có biện pháp quản lý một cách hữu hiệu.
Các công trình rất đa dạng về sở hữu nên gặp khó khăn trong công tác quản lý cũng như cảnh báo đối với chủ sở hữu, quản lý, sử dụng công trình về tình trạng xuống cấp của công trình.
- Vậy, để đảm bảo an toàn cho người dân ở những ngôi nhà xuống cấp, Ban quản lý có những giải pháp, khuyến cáo gì?
Để đảm bảo an toàn cho người dân ở những ngôi nhà xuống cấp, theo chúng tôi cần thực tổ chức rà soát, đánh giá niên hạn sử dụng các công trình để đưa ra cảnh báo đối với chủ sở hữu, người quản lý hoặc người đang sử dụng công trình.
Đồng thời, tổ chức kiểm định đánh giá cấp độ nguy hiểm đối với các công trình xuống cấp theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2016 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình.
Căn cứ kết quả kiểm định công trình để đưa ra khuyến cáo đối với chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng công trình như: lập phương án cải tạo, sửa chữa công trình để đảm bảo an toàn hoặc buộc di dời người và tài sản ra khỏi công trình nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với PV Infonet, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nhà xuống cấp uy hiếp đến tính mạng và tài sản của người dân. Nên trước tiên phải xác định trách nhiệm, ai là chủ sở hữu thì phải có trách nhiệm chăm lo đến tài sản của mình. Có những căn hộ có tới 2-3 người làm chủ sở hữu hoặc có những nhà sập xệ nhưng nghèo quá không có tiền sửa chữa… những trường hợp này cần có sự can thiệp, giúp đỡ của chính quyền. Trường hợp những hộ nghèo quá, nhà sắp sập đến nơi rồi thì Chính phủ có thể giúp đỡ. Phố cổ có rất nhiều nhà xuống cấp cần có chương trình cụ thể, nhà nào hư hỏng nhất, nguy hiểm nhất thì sửa trước. UBND phường cùng UBND quận cần phối hợp với các chuyên gia để xác định mức độ nguy hiểm của từng căn nhà. “Tôi đã từng đề xuất làm một hệ thống phố xá ngầm dưới đất khu phố cổ để ô tô có thể đi dưới đó chứ không đi trên mặt đường, đồng thời nối các nhà phố cổ ra tuyến đường ngầm đó để nếu chẳng may xảy ra sự cố hỏa hoạn hay sự cố nào đó thì có thể thoát ra bằng tuyến đường đó. Tuy nhiên, đề xuất này của tôi chưa được quan tâm lắm vì còn liên quan đến vấn đề quy hoạch”, ông Liêm nói. |
TheoInfonet
" alt=""/>HN: 180 căn nhà cổ chờ sập uy hiếp tính mạng người dân