
 |
Luật An ninh mạng nghiêm cấm nhiều hành vi trên không gian mạng |
"Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác".
Hành vi dùng không gian mạng để "hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng" hay "xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội" cũng bị nghiêm cấm.
Ngoài ra, Luật An ninh mạng cũng nghiêm cấm các hành vi "tấn công mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia".
"Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác".
 |
Luật An ninh mạng cũng nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng... |
"Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng".
"Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi".
Ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, gỡ bỏ thông tin
Điều 16 Luật An ninh mạng cũng quy định việc "Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung vi phạm trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng".
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm thì ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến.
 |
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý các hành vi vi phạm |
Đồng thời, yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý các hành vi vi phạm.
Doanh nghiệp có trách nhiệm gì?
Điều 26 của Luật An ninh mạng gồm các quy định về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng.
Theo đó, Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
Chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xoá bỏ các thông tin có nội dung vi phạm.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp nước ngoài phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
H.P. - Đỗ Hồng Khanh - Ngọc Ánh
" alt=""/>Những hành vi, nội dung thông tin nào bị cấm theo Luật An ninh mạng?
Giáo sư tại Viện Khoa học Máy tính Quốc tế Barkeley (Mỹ), ông Nicholas Weaver phải thốt lên rằng, đây là phương pháp hack tối thượng nhất mà ông từng thấy.Nicholas Weaver đã sốc khi đọc được tin này trên Bloomberg. "Đây là phương pháp hack tối thượng nhất mà tôi từng thấy!", theo The Verge.
Cũng theo The Verge, nước Mỹ chưa sẵn sàng đối phó với phương pháp hack bằng phần cứng.
 |
Thông tin về Chip gián điệp đầu bút khiến nhiều chuyên gia công nghệ sốc |
Ý tưởng cấy một con chip nguy hiểm vào phần cứng máy chủ của Trung Quốc đã khiến các chuyên gia bảo mật trên khắp thế giới bị sốc. Từ trước tới nay, họ chỉ tập trung vào những cuộc tấn công bằng phần mềm, chưa từng để tâm hoặc nghĩ đến việc hack bởi phần cứng.
Những con chip này dù rất nhỏ nhưng sẽ giúp các hacker có thể bí mật sửa đổi cấu hình máy chủ, vượt qua những kiểm tra bảo mật bằng phần mềm một cách dễ dàng.
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia bảo mật cũng đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ an ninh trong chuỗi cung ứng linh kiện phần cứng, đặc biệt là khi Trung Quốc độc quyền việc sản xuất và cung cấp linh kiện.
Các chuyên gia bảo mật đều đồng ý rằng, chưa có phương thức khả thi nào để ngăn chặn những cuộc tấn công bằng phần cứng như thế này.
Theo Katie Moussouris - người sáng lập kiêm CEO của hãng bảo mật Luta Security, với phương thức cấy phần cứng vào các bo mạch chủ, hacker có thể vượt qua mọi phương thức bảo vệ bằng phần mềm.
Moussouris khẳng định, khi một phần cứng nguy hiểm được cấy vào hệ thống nó không những khó bị phát hiện mà còn có thể vượt qua cả những biện pháp bảo mật phần mềm tinh vi nhất.
 |
Chip gián điệp dấy lên làn sóng về sự bất an cả trong an ninh mạng lẫn bí mật công nghệ |
Chuyên gia bảo mật Jake Williams - người sáng lập ra Rendition Infosec, cho rằng sau vụ việc này, các nhóm bảo mật cần có một cách tiếp cận hoàn toàn mới. Thay vì kiểm tra code và săn tìm mã độc trong phần mềm, chúng ta cần kiểm tra những can thiệp vật lý ở mức độ phần cứng.
Một số chuyên gia cho rằng, ở một chiều hướng nào đó, kiểu tấn công bằng phần cứng này đã "vay mượn kỹ thuật" từ phương thức jailbreak, phá vỡ chuỗi xác thực giữa phần cứng và phần mềm thay vì tấn công phần mềm.
Các công ty như Apple và Amazon chưa rõ sẽ thích ứng với nguy cơ mới này như thế nào. Họ vẫn đang bác bỏ những tin tức liên quan.
Ngay cả các chuyên gia chuyên "săn lỗi - nhận thưởng" cũng không giúp được gì nhiều, bởi nếu nhận được linh kiện từ Supermicro, các chuyên gia săn lỗi vẫn cần có đủ tiền và lượng phần cứng nhất định để tiến hành thử nghiệm. Và khi gặp sự cố hoặc làm hỏng một phần cứng, bạn không thể bắt đầu lại một lần nữa. Điều này khiến chương trình săn lỗi nhận thưởng thông thường khó có thể được triển khai.
H.N. - Thùy Linh - Thu Trang (tổng hợp)
" alt=""/>Chip gián điệp đầu bút khiến nhiều chuyên gia công nghệ sốc