Camera hành trình của một ô tô ghi lại hình ảnh người phụ nữ mải nghe điện thoại lúc sang đường và suýt nữa cô đã phải trả giá.

Camera hành trình của một ô tô ghi lại hình ảnh người phụ nữ mải nghe điện thoại lúc sang đường và suýt nữa cô đã phải trả giá.
Ngày 10/6, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do bị bắt giam oan giữa nguyên đơn là ông Lê Văn Lực (SN 1955, Trà Vinh) với bị đơn là Công an TP Trà Vinh và Viện kiểm sát nhân dân TP Trà Vinh.
Theo nội dung vụ án, ngày 11/6/1993, Công an thị xã Trà Vinh (nay là TP Trà Vinh) khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Văn Lực và bà Bùi Ngọc Lan (SN 1957, Trà Vinh) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”. Sau đó, cả ông Lực và bà Lan đều bị bắt tạm giam.
Trải qua quá trình điều tra, các cơ quan tố tụng không chứng minh được họ phạm tội nên buộc phải đình chỉ vụ án, trả tự do cho cả hai người. Từ đó đến nay, bà Lan liên tục khiếu nại về việc Công an thị xã Trà Vinh làm thất thoát tài sản của bà trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ.
Từ đó, bà khởi kiện yêu cầu cơ quan này công khai xin lỗi tại nơi cư trú và trên báo, bồi thường thiệt hại hơn 4,96 tỷ đồng.
![]() |
Ông Lực sau phiên tòa. |
Ngoài bà Lan, ông Lực cũng đứng đơn khởi kiện Công an và VKSND TP Trà Vinh ra tòa. Ông Lực yêu cầu Công an TP Trà Vinh bồi thường thiệt hại về tài sản do quá trình kê biên gây thất thoát, thiệt hại tổng cộng là 1,94 tỷ đồng.
Ông Lực "tố" rằng quá trình kê biên, tạm giữ tài sản của công an đã gây thất thoát nhiều tài sản của ông, trong đó chủ yếu là gỗ. Sau khi mới kê biên tài sản, cơ quan công an đã giao cho một người đàn ông quản lý và người này đem bán tài sản, hiện nay họ đã chết. Điều này gây thiệt hại cho ông tổng cộng 1,94 tỷ đồng.
Đối với VKSND TP Trà Vinh, ông Lực yêu cầu cơ quan này bồi thường thiệt hại về tinh thần do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm là 250 triệu đồng, tiền mất thu nhập do bị bắt giam oan…tổng cộng hơn 3,5 tỷ đồng.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Trà Vinh chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lan và ông Lực; buộc VKSND TP Trà Vinh bồi thường cho bà Lan tổng cộng 37 triệu đồng, bồi thường cho ông Lực tổng cộng 46,03 triệu đồng bao gồm tiền thiệt hại do tổn thất về tinh thần, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất.
VKSND TP Trà Vinh có nghĩa vụ xin lỗi công khai bà Lan và ông Lực tại nơi cư trú, đăng thông tin cải chính công khai trên 3 số liên tiếp của một tờ báo. .
Về thiệt hại tài sản do các Công an TP Trà Vinh gây ra, tòa chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của ông Lực và bà Lan, buộc cơ quan này bồi thường cho ông Lực 56,1 triệu đồng, bồi thường cho bà Lan 27,5 triệu đồng.
Sau khi bản án được tuyên, ông Lực làm đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét. Đơn kháng cáo của bà Lan do quá hạn nên không được chấp nhận.
Tại phiên tòa hôm nay, sau khi xem xét, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của ông Lực, buộc Công an TP Trà Vinh phải bồi thường thêm cho ông Lực 92 triệu đồng.
Sau 23 năm ròng theo đuổi vụ việc, người đàn ông tỏ ra mệt mỏi và cho rằng số tiền trên quá ít so với những gì ông bị thiệt hại trong thời gian vướng vòng lao lý.
M.Phượng
Được biết, bệnh nhân mang thai IVF, chuyển phôi ngày 23/12/2019, phôi ngày 3.
Kết quả khám lâm sàng và siêu âm cho thấy: trong buồng tử cung bệnh nhân có 1 thai tương đương 7 tuần 2 ngày, tim thai 154 lần/ phút. Cạnh buồng trứng trái có khối chửa kích thước 26x24 mm, bên trong có phôi thai, tim thai 137 lần/ phút. Ổ bụng có nhiều dịch tự do không đồng nhất.
Các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị vỡ chửa ngoài tử cung bên trái và chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu, cắt khối chửa, vòi trứng trái.
Tiên lượng bệnh nhân nguy kịch với tình trạng toàn thân mệt, da niêm mạc nhợt, mạch 100lần/phút, huyết áp 110/60 mmHg.
![]() |
![]() |
Ca phẫu thuật cứu sản phụ vỡ thai ngoài tử cung - Ảnh: BVCC |
Bệnh nhân nhanh chóng được khởi mê, đặt nội khí quản để tiến hành phẫu thuật cấp cứu.
Trong phòng mổ, kíp bác sĩ quan sát thấy ổ bụng bệnh nhân có khoảng 1500ml máu cục lẫn máu loãng, khối chửa sát vòi tử cung trái, kt 3 x 3 cm, đang rỉ máu. Các bác sĩ đã tiến hành cắt khối chửa và vòi tử cung trái, hút rửa ổ bụng. Bệnh nhân được truyền truyền 4 đơn vị máu trong quá trình phẫu thuật.
Sau khoảng 1 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định, da môi hồng, huyết động ổn định, có thể tự thở, không có dấu hiệu bất thường, tiếp tục được theo dõi đặc biệt tại Khoa Gây mê hồi tỉnh của bệnh viện.
Bác sĩ Bùi Minh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết: Thai ngoài tử cung có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ sẽ có tình trạng máu chảy ồ ạt vào trong ổ bụng dẫn đến ngất xỉu, tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Dấu hiệu thường thấy của bệnh là đau bụng dữ dội, khát nước, bủn rủn tay chân, ra máu âm đạo, ngất xỉu, mặt nhợt nhạt, khó thở... Bệnh nhân cần phát hiện sớm lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ để điều trị kịp thời.
“Phụ nữ độ tuổi sinh sản nên quan tâm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, tình trạng kinh nguyệt. Khi rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, chị em cần thử thai và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và theo dõi sức khỏe sinh sản kịp thời”, bác sĩ Cường nhấn mạnh.
Nguyễn Liên
- Gia đình pha sữa non với sữa mẹ cho cho con uống, vừa được 80ml, cháu bé xuất hiện ban rồi tím tái toàn thân, khó thở.
" alt=""/>Cứu sản phụ nguy kịch do vỡ thai ngoài tử cungLượng máu nhóm A tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu cấp cứu và điều trị
Chị Giáp Thị Lý, bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Thalassemia dự định nằm viện khoảng 2 ngày nhưng đúng vào thời điểm thiếu máu nhóm A nên chị sẽ phải ở lại viện thêm vài ngày nữa mới đủ máu để truyền. Trong khi đó, chị mới sinh con được 2 tháng, đứa bé ở nhà phải đi bú nhờ, khóc ngằn ngặt vì nhớ mẹ.
TS Khánh cho biết, những ngày vừa qua, Viện đã nỗ lực để có được nền tảng dự trữ máu ít nhất trong 1 tuần, tuy nhiên, sắp tới dự kiến vẫn thiếu nhóm máu O và A vì nhu cầu sử dụng rất cao. Tình trạng này cũng đã xảy ra vài năm trở lại đây, có lúc kho máu của Viện cạn kiệt chỉ còn 200 đơn vị máu nhóm A.
Trong cộng đồng, có khoảng 42% dân số mang nhóm máu O, 30% nhóm máu B, 20% nhóm máu A.
TS Khánh chia sẻ, hiện tại Việt Nam vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu vì hiến máu vẫn theo tự nhiên, tỉ lệ hiến máu thường xuyên chỉ đạt 30% trong khi để có lượng máu ổn định cần đạt 70-80% người hiến máu nhắc lại đều đặn. Vì hiến máu tự nhiên nên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu cân bằng giữa các nhóm máu.
“Khi thiếu như vậy kéo dài, nếu không can thiệp sớm sẽ gây mất cân bằng và ảnh hưởng đến an toàn truyền máu”, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương lo lắng.
Do đó, kế hoạch của Viện sắp tới là tổ chức đợt cao điểm tập trung vào nhóm máu A để giải quyết nhu cầu máu cho cấp cứu và sẽ vận hành ứng dụng hiến máu để nhắc lịch hiến máu cho người dân.
Cũng để giải quyết tình trạng thiếu máu trong tình hình dịch viêm phổi cấp do Covid-19 diễn biến phức tạp, Lễ hội Xuân hồng năm nay đã kéo dài gấp 4 lần năm trước, lên 11 ngày, phân bố ở 7 điểm khác nhau trên địa bàn Hà Nội.
Người dân tại Hà Nội có thể tham gia hiến máu tại 7 điểm: