Trường hợp trên là nam (63 tuổi, cư trú tại phường 8, quận Gò Vấp). Người này có biểu hiện sốt, ho, khó thở nên đi kiểm tra sức khỏe tại một phòng khám tư nhân phường 14, quận Gò Vấp. Phòng khám đã chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
![]() |
Lực lượng chức năng phong tỏa hẻm 954/4 đường Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp nơi ca nghi nhiễm Covid-19 lưu trú |
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã triển khai các biện pháp khám sàng lọc, phòng lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnh, lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho kết quả nghi nhiễm.
Thành phố đã triển khai khẩn các biện pháp phòng chống dịch mà không cần đợi kết quả khẳng định.
Theo đó, nơi lưu trú của bệnh nhân ở hẻm 954/4 đường Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp đã được phong tỏa. Khu vực này có 46 hộ dân sinh sống. Lấy mẫy xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần và lấy mẫu rộng giám sát các gia đình xung quanh.
Ngoài ra, ngành chức năng cũng cho tạm dừng hoạt động phòng khám Y khoa nơi ca nghi nhiễm đến khám và đưa 11 người ở và làm việc tại đây đi cách ly tập trung.
![]() |
Phòng khám Y khoa bị tạm dừng hoạt động, 11 người được đưa đi cách ly |
Hiện nay, 32 người tiếp xúc gần với ca nghi nhiễm đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Bệnh nhân vẫn đang đợi kết quả khẳng định của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
HCDC cho biết để giám sát, đánh giá nguy cơ dịch bệnh, ngay tối 20/5, thành phố triển khai cho các quận, huyện, TP Thủ Đức triển khai lấy mẫu tất cả những người về từ Đà Nẵng, các tỉnh có dịch phía Bắc trở về thành phố sau kỳ nghỉ lễ vừa qua.
HCDC khuyến cáo, người dân thuộc các đối tượng trên liên hệ khai báo y tế địa phương để được sắp xếp lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Hạn chế tiếp xúc trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm.
Ngành chức năng TP.HCM tiến hành các biện pháp xử lý y tế đối với phòng khám Y khoa Quang Trung do có liên quan tới ca nghi nhiễm Covid-19.
" alt=""/>32 người tiếp xúc gần ca nghi nhiễm Covid
Căn bếp nhỏ gọn nhưng ấm cúng. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Vợ chồng tôi đều quê Nam Định, cưới nhau năm 2015 khi cả hai vừa tốt nghiệp đại học, chưa tích lũy được nhiều. Tôi làm chuyên viên truyền thông cho công ty thành viên của Tập đoàn Sơn Hà. Chồng tôi làm nhân viên kỹ thuật cho Công ty thiết bị đo lường. Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ khoảng 20 triệu một tháng. Kinh tế của cả gia đình bố mẹ đẻ và gia đình chồng đều không khá giả, chúng tôi xác định thuê trọ vài năm để tiết kiệm tiền mua nhà ở Hà Nội.
Có lẽ, với nhiều cặp vợ chồng khác, thu nhập 20 triệu đồng mà phải thuê trọ, chi tiêu sinh hoạt ở Hà Nội thì tiền dư ra chẳng còn được mấy đồng. Thế nhưng vì đã có kế hoạch mua nhà ngay từ đầu nên vợ chồng tôi chi tiêu rất hợp lý. Chúng tôi sống gần giống như thời sinh viên, không đi ăn nhà hàng, hạn chế đi du lịch, không mua sắm hoang phí,… Cuối tháng có lương là tôi để riêng từng khoản, khoản nào là tiền tiết kiệm, khoản nào dùng để chi tiêu. Hai vợ chồng cũng tích cực làm thêm để gia tăng thu nhập.
Một góc phòng khách. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Sau khi kết hôn được khoảng 1 năm thì tôi sinh bé trai đầu lòng nhưng trộm vía bé nhà tôi dễ nuôi, ít ốm đau vặt, lại ăn sữa mẹ hoàn toàn nên cũng không tốn kém quá nhiều chi phí. Đều đặn mỗi tháng tôi đều gửi vào tài khoản tiết kiệm từ 8-9 triệu đồng. Sau 3 năm chúng tôi đã có 1 quyển sổ tiết kiệm khoảng 300 triệu đồng. Lúc này tôi mang bầu và chuẩn bị sinh bé thứ hai nên hai vợ chồng bàn với nhau vay mượn thêm để mua nhà vì nếu 4 người sống trong căn nhà trọ hơn 20m2 thì rất chật chội và bất tiện. Con trai đầu của tôi cũng đã lớn, ngày một hiếu động nên cần có không gian rộng rãi hơn để chơi đùa.
Sau một thời gian tìm hiểu khắp các dự án, vợ chồng tôi chọn được một căn hộ ở Hà Đông. Căn hộ này là căn góc, diện tích hơn 70m2, 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh. Tổng chi phí mua căn hộ và làm nội thất hết 1 tỷ đồng.
Vợ chồng tôi vay mượn được bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ mỗi bên 100 triệu đồng. Còn lại vay ngân hàng hơn 500 triệu đồng trong vòng 15 năm. Hiện tại, trung bình mỗi tháng vợ chồng tôi phải trả nợ khoảng 5- 6 triệu đồng, vừa sức so với thu nhập của gia đình. So với ngày chưa mua nhà, mỗi tháng chúng tôi cũng phải bỏ ra 3 triệu để trả tiền thuê nhà mà không gian chật chội hơn, cũ hơn và đặc biệt mãi mãi không phải thuộc sở hữu của mình. Chưa kể, các hộ gia đình trong chung cư tôi sống rất đoàn kết, gắn bó, môi trường sống lành mạnh, vui vẻ.
Các con có không gian sinh hoạt rộng rãi để vui chơi. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Khi tôi mua nhà, hầu hết bạn bè đều ngạc nhiên, đặc biệt là những bạn ra trường đi làm có thu nhập tốt hơn tôi. Họ không thể tin được 2 vợ chồng tôi lại có thể mua được nhà chung cư tại Hà Nội. Thật sự tôi nghĩ nếu hai vợ chồng cùng quyết tâm thì không gì là không thể. Tuy nhiên, có một nguyên tắc là đừng chọn những thứ quá xa vời mà bản thân khó lòng chi trả được. Tôi chọn căn nhà 1 tỷ đồng và biết rằng mình có thể, chứ nếu chọn căn nhà 2 tỷ thì hẳn nhiên mọi sự sẽ quá sức và gánh nặng tài chính sẽ rất nặng nề. Các cụ ta xưa đã đúc kết bài học kinh nghiệm “liệu cơm gắp mắm” quả không sai.
Tôi nghĩ rằng, một chút tính toán cho cuộc sống, chi tiêu hợp lý, một chút quyết tâm và bản lĩnh “cày cuốc” cho mục tiêu đặt ra thì bất cứ ai cũng có thể đạt được ước mơ của mình.
Chúng tôi, từ hai đứa tỉnh lẻ với hai bàn tay trắng, ở tuổi 27 đã có căn nhà của riêng mình theo cách như vậy đó. Đúng là có những giấc mơ, hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Theo batdongsan
10 năm ở nhà thuê không những không mất đồng tiền nào, hai vợ chồng trẻ còn mua được căn hộ chung cư ở Hà Nội với giá hơn 1,2 tỷ đồng bằng chính số tiền tiết kiệm của mình.
" alt=""/>Vợ chồng tỉnh lẻ và bí quyết mua nhà Hà Nội từ hai bàn tay trắng