Diễn tập về điều phối ứng cứu mạng máy tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APCERT) là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm kiểm tra khả năng phản ứng trước sự cố mạng và máy tính của các quốc gia, nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thông tin từ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT (Bộ TT&TT) vừa cho hay, được tổ chức vào ngày 7/3/2018, chương trình diễn tập quốc tế APCERT năm nay có chủ đề “Lộ lọt dữ liệu do mã độc trên IoT (Data Breach via malware on IoT)”. Đây là chủ đề được xây dựng dựa trên các nghiên cứu phân tích xu hướng tấn công mạng trong 5 năm qua xảy ra ở hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Chương trình diễn tập quốc tế APCERT năm 2018 sẽ có sự góp mặt của 28 CERT đến từ 20 quốc gia, nền kinh tế thuộc tổ chức APCERT (Hiệp hội các Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính châu Á - Thái Bình Dương).
" alt=""/>Việt Nam sẽ tham gia diễn tập ứng cứu sự cố lộ dữ liệu do mã độc trên IoTSau khi bị tố đã "thao túng" 50 triệu tài khoản người dùng tham gia vào cuộc bầu cử Tổng thống Trump, Facebook đã ngay lập tức khóa tài khoản Christopher Wylie - chuyên gia phân tích dữ liệu đã tố cáo mạng xã hội này. Bất chấp làn sóng phản đối mạnh mẽ về việc làm của mình, các nhà lãnh đạo bao gồm CEO Mark Zuckerberg vẫn tiếp tục giữ im lặng cho đến giây phút này.
Sự im lặng khiến giá cổ phiếu của Facebook giảm xuống 6% kể từ thứ 6 tuần trước. Thậm chí chỉ trong 2 ngày vừa giá cổ phiếu đã gây ra thất thoát gần 50 tỷ USD cho công ty, đồng giá trị ròng mà Zuckerberg sở hữu cũng giảm khoảng 9 tỷ USD.
![]() |
Trị giá 1 đồng cổ phiếu giảm từ 183 USD xuống còn 168,15 USD trong vòng 5 ngày. |
Tuy nhiên, vào thứ 3 vừa qua tạp chí Wired lại đăng tin 2 nhà lãnh đạo chủ chốt bao gồm CEO Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg của Facebook đã ý thức được vấn đề và đang tranh luận để đưa ra câu trả lời đúng đắn. Thậm chí 2 nhà lãnh đạo và đội của mình đã phải làm việc "vào đêm muộn" để giải quyết vụ việc.
![]() |
Hoạt động truyền hình trực tiếp gameplay trên Twitch (hay nói nôm na là streaming) đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới bởi tính tương tác cao và phương thức thực hiện tương đối đơn gian. Thế nhưng các game thủ ở Đức đang có nguy cơ bị gây khó dễ trong hoạt động streaming tại quê nhà. Mới đây, cơ quan quản lý truyền hình của CHLB Đức đã phân loại việc stream game lên Twitch là một loại hình “dịch vụ phát sóng”. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả những game thủ tham gia streaming buộc phải xin cấp “giấy phép phát sóng” tương đương một kênh truyền hình với giá từ 1000 EUR đến 10000 EUR (tùy theo quy mô khán giả).
Kể cả khi đã sở hữu được giấy phép, game thủ Đức sẽ còn phải tuân thủ những quy định quản lý phát sóng tương tự như truyền hình mặt đất truyền thống. Các quy định trên bao gồm lệnh cấm lên sóng những nội dung bạo lực trước 10 giờ tối, cũng như các chương trình stream game buộc phải thông qua sự kiểm duyệt của Ủy ban Bảo vệ Tuổi trẻ CHLB Đức. Với từng đấy điều kiện, hầu hết các streamer ở Đức dễ dàng bị loại ngay từ vòng gửi xe vì các game được coi là nổi trội trên Twitch đều gần như có yếu tố bạo lực. Cùng với đó, những streamer tiếp tục phát sóng trên Twitch mà không tuân thủ các quy định trên thì sẽ bị coi là vi phạm hình sự và có thể bị bỏ tù.
Ngay sau khi những quyết định này được ban bố, cộng đồng game tại Đức đã có phản ứng trái chiều khi cho rằng các quy định trên quá cứng nhắc và gò bó so với phương thức hoạt động streaming thông thường. Đáp lại những thắc mắc của game thủ, các cơ quan quản lý tại Đức cho biết sẽ cân nhắc việc điều chỉnh lại một số đề mục được coi là lỗi thời và có thể gây hiểu nhầm theo những nghĩa khác nhau. Cho đến khi những điều luật này được thay đổi thì các quy định quản lý streaming sẽ vẫn có hiệu lực. Ngay lúc này, nhiều streamer đã bắt đầu nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng yêu cầu phải đăng ký “giấy phép phát sóng” trước ngày 30/04/2017. Game4V sẽ tiếp tục cập nhật những diễn biến mới xung quanh câu chuyện đầy hy hữu này tại Đức.
Theo Game4V
" alt=""/>Bị gắn mác “dịch vụ phát sóng”, các streamer Đức có nguy cơ buộc phải xin “giấy phép phát sóng”