Mới đây,àsảnxuấtVìyêumàđếngỡbỏtậpphátsóngcủđa banh nhà sản xuất vừa quyết định gỡ tập 9 game show "Vì yêu mà đến" có sự tham gia của MC Cao Vy và MC Quang Bảo trên kênh youtube chính thức của chương trình.
Mới đây,àsảnxuấtVìyêumàđếngỡbỏtậpphátsóngcủđa banh nhà sản xuất vừa quyết định gỡ tập 9 game show "Vì yêu mà đến" có sự tham gia của MC Cao Vy và MC Quang Bảo trên kênh youtube chính thức của chương trình.
HKU Việt Nam với sứ mệnh “Connecting Vietnam”: Kết nối giáo dục và kinh tế Việt
Kể từ khi thành lập vào năm 2022, Văn phòng đại diện Đại học Hồng Kông tại Việt Nam (HKU Việt Nam) đã thực hiện sứ mệnh cung cấp mô hình giáo dục "glocal" (kết hợp giữa “global - toàn cầu” và “local - địa phương hóa”). Với ba trụ cột chính là Nghiên cứu, Giáo dục và Tác động cộng đồng, HKU Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.
PGS.TS Phan Quang Tuấn - Trưởng Đại diện của HKU Việt Nam cho biết: “HKU đã tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam, hỗ trợ trong các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, tài chính và kinh doanh, đồng thời xây dựng kết nối mạnh mẽ giữa hai bên.”
Sứ mệnh “Connecting Vietnam” (kết nối Việt Nam) của HKU Việt Nam không chỉ tạo cơ hội cho sinh viên và chuyên gia Việt Nam tiếp cận thị trường 7 triệu dân của Hồng Kông (Trung Quốc) mà còn mở rộng khắp Trung Quốc, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Macau và Đài Loan, nơi có hơn 1,5 tỷ người. Hồng Kông - với vai trò là một trong số các trung tâm tài chính toàn cầu, hiện đang là nơi tập trung của hơn 9.000 công ty quốc tế và các trụ sở khu vực. Điều này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và kết nối mạng lưới cho sinh viên và chuyên gia Việt Nam.
Trung Quốc là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất toàn cầu với GDP kết hợp vượt quá 15 nghìn tỷ USD. Đến năm 2025, hệ thống giáo dục đại học toàn khu vực dự kiến sẽ đào tạo 50 triệu sinh viên, mang lại nhiều cơ hội hợp tác và nghiên cứu cho các học giả Việt Nam. Sáng kiến Greater Bay Area, bao gồm hai đặc khu kinh tế Hồng Kông, Macau và 9 thành phố ở tỉnh Quảng Đông, hứa hẹn sẽ trở thành một cụm đô thị hàng đầu thế giới, thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi bật như một ngôi sao sáng tại Đông Nam Á, đặc biệt trong các lĩnh vực như kinh tế, công nghệ và sản xuất. Những thành tựu này đã giúp Việt Nam ghi dấu ấn trên bản đồ quốc tế. Tuy nhiên, thông tin và sức hấp dẫn của Việt Nam vẫn chưa thực sự được lan tỏa đến các nhà đầu tư quốc tế tại Hồng Kông. Trong bối cảnh đó, HKU Việt Nam kỳ vọng là cầu nối quan trọng, giúp các nhà đầu tư và doanh nhân tại Hồng Kông hiểu rõ hơn về những cơ hội và tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam.
Hàng loạt cơ hội đào tạo nhân tài Việt, hợp tác nghiên cứu và đổi mới
HKU Việt Nam không ngừng phát triển các chương trình học bổng nhằm hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam. Trong hai năm qua, HKU Việt Nam đã cấp hơn 2 triệu USD (tương đương 50 tỷ đồng Việt Nam) để tài trợ học bổng Cử nhân và Thạc sĩ cho các sinh viên xuất sắc. Trong buổi lễ kỷ niệm 2 năm thành lập, đại diện HKU Việt Nam cũng công bố chương trình học bổng thạc sĩ HKU Business School - Optimas Capital với hơn 10 suất học bổng trị giá lên đến 10 tỷ đồng mỗi năm, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam tiếp cận nền giáo dục tiên tiến tại Hồng Kông.
HKU Việt Nam đã tổ chức thành công hơn 10 hội thảo quốc tế, tọa đàm doanh nghiệp và sự kiện khoa học, thu hút sự tham gia của hơn 1.000 học giả và lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Năm 2024, HKU Việt Nam tổ chức hai hội thảo khoa học quy mô quốc tế: Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ II về Kinh tế châu Á và tăng trưởng toàn cầu (ACAGE) và Hội thảo khoa học châu Á - Thái Bình Dương về Hệ thống thông tin (PACIS), thu hút hàng trăm công trình nghiên cứu và nhà khoa học đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong tương lai, HKU Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hội thảo khoa học và tọa đàm doanh nghiệp khác, nhằm tạo sự giao lưu và kết nối giữa các chuyên gia trong nước với các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và hợp tác quốc tế.
Vừa qua, HKU Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) và Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (HUB). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mở rộng hợp tác với các trường đại học uy tín trong nước mà còn thúc đẩy các chương trình học bổng thạc sĩ theo diện đề cử các sinh viên ưu tú.
Đơn vị cũng đang triển khai các chương trình Trao đổi và Giao lưu (Immersion Trip) nhằm giúp sinh viên và cựu sinh viên HKU khám phá văn hóa Việt Nam và tìm hiểu môi trường kinh doanh thông qua các buổi tham quan các tập đoàn và công ty khởi nghiệp tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ từ HKU, HKU Việt Nam đang hướng tới việc mở rộng các chương trình đào tạo chất lượng cao ngay tại Việt Nam, bao gồm chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh toàn cầu (Global MBA) và chương trình Đào tạo Lãnh đạo (Executive Education).
Đại học Hồng Kông - hiện đang xếp hạng 17 thế giới trong QS 2024 - khai trương Văn phòng đại diện tại Việt Nam vào tháng 7/2022 nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên Việt Nam. Sứ mệnh của đơn vị thể hiện qua ba trụ cột: Nghiên cứu, Giáo dục và Tạo tác động, từ đó, thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với Hồng Kông (Trung Quốc), châu Á và toàn thế giới. Địa chỉ: Lầu 19, Bitexco Financial Tower, 45 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM Số điện thoại: 028 6686 8605 Email : [email protected] Website: https://hku-vn.org/ |
Bích Đào
" alt=""/>HKU Việt Nam mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nhân tài ViệtAustralia cũng là một trong những đối tác hàng đầu hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, cung cấp học bổng cho sinh viên các nước ASEAN, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật giúp tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển và phát triển tiểu vùng Mekong...
Hai bên nhất trí cần nỗ lực tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thông qua triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand mới được nâng cấp và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, thương mại điện tử, kết nối… trở thành động lực tăng trưởng mới cho quan hệ kinh tế.
ASEAN hoan nghênh Australia công bố bổ sung 222,5 triệu đô la Australia cho hợp tác với các nước tiểu vùng Mekong, lập Quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ đô la Australia và sáng kiến khác nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư với các nước ASEAN thời gian tới.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác chính trị-an ninh, quốc phòng, hợp tác biển, an ninh mạng, nhất là trong khuôn khổ cơ chế, diễn đàn do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt...
Australia cũng công bố bổ sung 40 triệu đô la Australia cho Chương trình Đối tác biển Đông Nam Á, nâng tổng số tài trợ thành 64 triệu đô la cho 4 năm tới; cấp 55 học bổng thạc sĩ và 55 học bổng nghiên cứu sinh thuộc khuôn khổ Sáng kiến “Australia vì Tương lai ASEAN”; lập Trung tâm ASEAN-Australia để thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục giữa hai bên…
Nhận định tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, hai bên nhất trí hơn bao giờ hết cần đề cao văn hóa đối thoại và hợp tác, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột, vai trò của luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương trong ứng xử và trong hợp tác cùng đối phó với thách thức chung.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ gần gũi và lâu đời giữa ASEAN và Australia và sự hợp tác, hỗ trợ của Australia đối với ASEAN 50 năm qua.
"Khoảng cách địa lý giữa Australia và Đông Nam Á không thay đổi, nhưng quan hệ ASEAN-Australia hiện đang gần gũi và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Australia giờ đây không chỉ là láng giềng mà còn là 1 trong 5 Đối tác chiến lược toàn diện của ASEAN, tin cậy về chính trị, gắn kết về an ninh và chia sẻ về thịnh vượng", Thủ tướng chia sẻ.
Thủ tướng đề xuất 3 đột phá và 3 tăng cường cho quan ASEAN-Australia thời gian tới.
Hai bên cần đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại trong 10 năm tới; đột phá trong hợp tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và hợp tác lao động. Thủ tướng đề nghị ASEAN và Australia sớm lập cơ chế tham khảo để trao đổi biện pháp cụ thể.
Đột phá trong hợp tác về khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó tập trung phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và những ngành, lĩnh vực mới nổi như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; đề xuất nghiên cứu khả năng đàm phán Hiệp định kinh tế số ASEAN-Australia.
Hai bên cần tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, đề cao văn hóa đối thoại và hợp tác, thúc đẩy xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, khuyến khích các nước lớn đóng góp có trách nhiệm với khu vực; tăng cường hợp tác tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển vì phát triển bao trùm, bền vững. Tăng cường hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân, phát huy thế mạnh của hơn 1 triệu người gốc ASEAN, trong đó có hơn 350 nghìn người gốc Việt tại Australia...
Tại phiên họp hẹp, trên tinh thần chia sẻ tầm nhìn, cộng hưởng nguồn lực và cùng nhau hành động vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững trong tương lai, Thủ tướng đề xuất 3 cùng giữa ASEAN và Australia để thúc đẩy tầm nhìn khu vực với 3 khía cạnh là:
Cùng xây dựng một khu vực đoàn kết và tự cường, có khả năng chống chịu trước những cú sốc, biến động từ cả bên trong và bên ngoài và tận dụng hiệu quả xu thế mới, đột phá như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, trí tuệ nhân tạo…
Cùng thúc đẩy một khu vực tôn trọng luật pháp quốc tế và hành xử dựa trên luật lệ, trong đó các nước tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực ứng xử của ASEAN và thúc đẩy xây dựng quy tắc và chuẩn mực ứng xử mới, trong đó có COC...
Cùng xây dựng, định hình cấu trúc khu vực mở, bao trùm, đề cao chủ nghĩa đa phương với ASEAN đóng vai trò trung tâm, là nhân tố nòng cốt giúp quy tụ và hài hòa lợi ích giữa các nước lớn.
Kết thúc hội nghị, các lãnh đạo hai bên thông qua “Tuyên bố Tầm nhìn của Lãnh đạo ASEAN-Australia - Đối tác vì hòa bình và thịnh vượng” và “Tuyên bố Melbourne - Đối tác vì tương lai”.
Ảnh: Nhật Bắc, Dương Giang
" alt=""/>Thủ tướng: Quan hệ ASEANTại các cuộc gặp, hai bên đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai Đảng, hai nước từ sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11/2022), Thủ tướng Phạm Minh Chính (6/2023).
Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp, điều phối thúc đẩy cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị tốt cho hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao trong thời gian tới.
Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại, kết nối giao thông, du lịch, giao lưu nhân dân; phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hợp tác.
Thứ trưởng Ngoại giao đề nghị hai bên phối hợp thúc đẩy phục hồi kinh tế, nhất là tiện lợi hóa thông quan, tạo thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cũng đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện sớm thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Thành Đô (Tứ Xuyên) và Hải Khẩu (Hải Nam); mở rộng hợp tác đi đôi với tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kéo dài tại một số dự án hợp tác như mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc....
Hai bên còn trao đổi hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao; tăng cường hợp tác tại diễn đàn đa phương, chia sẻ kinh nghiệm về ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa.
Thứ trưởng Ngoại giao đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi để sớm mở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh.
Hai bên trao đổi cởi mở, thẳng thắn về vấn đề biên giới lãnh thổ; đề xuất biện pháp phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền, kịp thời trao đổi, xử lý vấn đề nảy sinh trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các văn kiện chung về biên giới trên đất liền, thúc đẩy mở/nâng cấp/công nhận một số cặp cửa khẩu nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân...
Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh yêu cầu tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển trên tinh thần phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.