Điểm trường Khe Pụt (thôn Khe Lò, xã Thanh Sơn, Ba Chẽ) được đưa vào sử dụng từ năm 2012 với 2 dãy nhà cấp 4. Điểm trường này trước đây có hơn 20 học sinh theo học.
Năm 2022, thực hiện việc dồn ghép toàn bộ số học sinh này chuyển sang điểm trường chính học bán trú. Hiện tại, một dãy nhà được sơn sửa cho một đơn vị trồng rừng thuê làm văn phòng. Dãy nhà còn lại đã xuống cấp nghiêm trọng, trần nhà đã không còn, mái nhà dột, tường nứt mốc ẩm.
Phó Bí thư Đảng uỷ xã Thanh Sơn - ông Đoàn Văn Tằng, cho biết trên địa bàn xã còn 6 điểm trường dôi dư, do không còn hoạt động nên cơ sở vật chất cũng dần xuống cấp.
"Thời gian tới, chúng tôi mong tỉnh, huyện sớm quan tâm thực hiện việc chuyển đổi mục đích của các điểm trường này, có thể giao cho xã quản lý sử dụng thành các thiết chế văn hoá phục vụ nhân dân" - ông Tằng đề nghị.
Cách xã Thanh Sơn không xa, điểm Trường Mầm non Khe Sâu, xã Nam Sơn từng được đầu tư xây dựng khá khang trang. Nhưng sau nhiều năm để không, nơi đây nay cũng rơi vào tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm và các hạng mục bắt đầu xuống cấp...
Nhiều thôn, khu đề xuất xin làm khu vui chơi, hay mở rộng khuôn viên nhà văn hoá liền kề nhưng hiện các điểm trường trên vẫn bị bỏ hoang do những vướng mắc về pháp lý.
Để xử lý vấn đề này, ngày 2/6/2022, UBND huyện Ba Chẽ đã có văn bản gửi Sở Tài chính Quảng Ninh về việc đề xuất phương án sắp xếp, xử lý nhà đất tại các điểm trường dôi dư không còn nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, câu trả lời chính thức vẫn chưa có.
Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ba Chẽ - bà Hoàng Thị Oanh, cho biết thời gian qua đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn rà soát và thực hiện quy trình thanh lý các tài sản trên đất khi đủ quy định.
Những tài sản chưa được thanh lý sẽ tiếp tục duy trì bảo vệ. Cùng với đó, sẽ chuẩn bị các hồ sơ để sẵn sàng cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi có sự chỉ đạo tỉnh, huyện.
Mới đây, trong cuộc họp báo trước thềm trận giao hữu giữa đội tuyển Pháp và Luxembourg (2h ngày 6/6), nhằm chuẩn bị cho EURO 2024, Mbappe có những chia sẻ về CLB mới.
"Bây giờ mọi chuyện đã chính thức. Tôi sẽ là cầu thủ của Real Madrid trong 5 mùa giải tới", Mbappephát biểu trước giới báo chí.
Đội trưởng đội tuyển Pháp cho biết: "Đó là niềm vui lớn vô cùng. Một giấc mơ trở thành sự thật. Tôi được giải phóng. Tôi sắp đến một CLB mà mình luôn mơ ước được khoác áo".
Trong cuộc họp báo có sự tham dự của Didier Deschamps, Mbappe không muốn trả lời nhiều những câu hỏi xung quanh Real Madrid, vì anh đang hướng về EURO 2024.
Dù vậy, cầu thủ 25 tuổi thừa nhận: "Tôi rất vui mừng được đến CLB. Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã gửi tin nhắn chúc mừng.
Tôi chưa có thời gian để xem hết. Tôi cảm ơn các bạn vì những tin nhắn. Tôi cũng cảm ơn tất cả những người ở Real Madrid đã làm việc, đặc biệt là Florentino Perez, người cho tôi sự tự tin ngay từ giây phút đầu tiên".
Mbappe cũng đề cập đến sự căng thẳng với PSG trong những tháng cuối mùa giải, sau khi anh thông báo không gia hạn và ra đi trong mùa hè.
Lời chia tay của Mbappe khiến PSGchơi xấu. Các quan chức ở Công viên các Hoàng tử không muốn cho anh thi đấu.
"Bạn có thể thấy trên khuôn mặt tôi rằng tôi rất hạnh phúc", Mbappe có cảm giác được giải thoát, khi việc thi đấu trong mùa 2023-24 ít khiến anh gặp vấn đề về thể lực.
"Tôi thi đấu ít hơn vào cuối mùa giải, các bạn đều biết tại sao, nhưng tôi sẽ cùng toàn đội chuẩn bị để lấy lại phong độ tốt nhất và mang chiếc cúp EURO về nhà".
Mbappe giải thích kỹ hơn: "Họ(quan chức PSG) nói với một cách tàn nhẫn rằng tôi sẽ không thi đấu. Tôi bị cảnh cáo nhiều rồi.
HLV Luis Enrique và GĐTT Luis Campos đã cứu tôi. Nếu không có họ thì tôi không được đứng lên mặt cỏ bất kỳ phút nào.
Tôi ở rất xa trình độ của mình. Tôi biết mình có thể còn tệ hơn. Tôi cố gắng ở đó vì các đồng đội của mình, nhưng tôi không mong đợi mùa giải tới sẽ như thế này".
Mbappe kết luận: "Sẽ không công bằng nếu nói rằng tôi không hạnh phúc ở Paris. Đúng là có những điều khiến tôi không vui. Tôi rời đi với nhiều điều tích cực".
Đúng vào lúc này, lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu đổ bộ lên Pusan, qua đó, giúp đảo ngược thế trận đang gây bất lợi cho quân Hàn Quốc.
Sau khi xem xét tình hình, tướng MacActhur quyết định xây dựng vành đai phòng thủ dài 225km quanh Pusan nhằm ngăn chặn bước tiến của đối phương. Vành đai Pusan kéo dài từ eo biển Triều Tiên đến biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông), bao quanh thành phố cảng Pusan và một vài đô thị khác; phần lớn độ dài của nó trùng với dòng chảy của con sông Nakdong. Xung quanh vành đai có nhiều ngọn núi hiểm trở rất khó vượt qua, có thể biến thành tuyến phòng thủ tự nhiên.
Tham gia trận đánh có 140.000 binh lính liên quân nòng cốt là các đơn vị Mỹ và Hàn Quốc, đối đầu với khoảng 98.000 lính Triều Tiên.
Vị trí tự nhiên thuận lợi của vành đai Pusan khiến quân Triều Tiên với lực lượng chủ yếu là lục quân không thực hiện được lối đánh trực diện kết hợp vu hồi mà họ đã áp dụng rất thành công trước đó. Trong tháng 8/1950, họ liên tiếp mở các cuộc tấn công dữ dội theo 4 mũi khác nhau đều hướng về phía cảng Pusan: Mũi thứ nhất đi qua Masan ở phía nam nơi hai con sông Nam và sông Nakdong nhập vào nhau; Mũi thứ hai đánh qua khu "vòng cung Nakdong" đến các trục giao thông ở khu vực Mirang; Mũi thứ ba qua Kyonggju xuống hành lang duyên hải phía đông; mũi thứ tư qua Taegu. Tuy nhiên, quân Triều Tiên không phá vỡ được phòng tuyến được xây dựng rất kiên cố này.
Về phía liên quân, sau thời gian đầu cầm cự, với ưu thế về không quân và hải quân, họ cũng bắt đầu tổ chức trận phản công đầu tiên. Tuy nhiên, đà phản công bị chững lại ngay sau đó. Sau ba ngày giao tranh ác liệt ở khu vực gần Chindong-ni, lực lượng liên quân buộc phải rút lui. Trên đường rút lui, một sư đoàn bộ binh Mỹ bị mắc kẹt trong bùn lầy và bất ngờ bị quân Triều Tiên tập kích. Binh sĩ Triều Tiên ở địa hình cao hơn chiếm lợi thế toàn diện, khiến hai tiểu đoàn Mỹ bị xóa sổ và mất sạch trang thiết bị. Dù được tăng cường tiếp viện, quân Mỹ không thể giành lại khu vực này.
Tuy nhiên, sau nhiều vụ đụng độ như vậy, lực lượng quân đội Triều Tiên suy mòn đáng kể.
Nhận thấy không thể đánh thọc sườn vì các vùng biển đều bị hải quân Mỹ kiểm soát, phía Triều Tiên quyết định tung đòn đánh trực diện nhằm chiếm được Pusan. Đầu tháng 9/1950, mặc dù lực lượng bị hao mòn và gặp khó khăn về hậu cần, Triều Tiên vẫn dốc toàn lực mở cuộc tấn công đồng loạt, đại quy mô vào phòng tuyến Pusan. Binh lính Triều Tiên gây bất ngờ lớn cho đối phương, nhưng một lần nữa đã không dứt điểm được các mục tiêu. Hơn thế, sau nhiều đợt giao tranh, quân Triều Tiên bị tiêu hao sinh lực đáng kể, rơi vào tình trạng thiếu thốn hậu cần và lực lượng.
Trong khi đó, lợi thế nghiêng dần về liên quân do họ có ưu thế hải quân, không quân và được tiếp tế, tăng viện không ngừng qua cảng Pusan. Đến lúc này, liên quân áp đảo về số lượng so với Triều Tiên trên chiến trường. Phía Triều Tiên chỉ còn chưa đến 100 xe tăng, trong khi riêng quân Mỹ có hơn 600 xe tăng.
Đúng vào thời gian này, ngày 15/9/1950, liên quân bất ngờ mở cuộc đổ bộ đường biển thành công lên thành phố Incheon nằm ở cực tây bắc của lãnh thổ Hàn Quốc - thành phố này khi ấy gần như không được phòng thủ do Triều Tiên đang dồn lực công kích khu vực Pusan.
Cuộc đổ bộ đã góp phần kéo lực lượng Triều Tiên ngược về phía bắc, qua đó giảm áp lực lên quân Hàn Quốc ở Pusan, tạo điều kiện cho liên quân phản công. Vài ngày sau, thế vây hãm bị phá vỡ, liên quân lật ngược thế cờ và bắt đầu đẩy quân Triều Tiên ngược trở lại đến vĩ tuyến 38.
Trong trận đánh kéo dài 6 tuần này, hơn 44.000 lính liên quân thiệt mạng, trong đó chủ yếu là binh sĩ Hàn Quốc. Triều Tiên mất hơn 60.000 người.
Nguyên Phong
" alt=""/>Trận đánh đảo ngược thế cờ trong chiến tranh Triều Tiên