Với 276.000 đơn đặt hàng và doanh thu ước tính hơn 10 tỉ USD chỉ sau hơn 2 ngày kể từ thời điểm ra mắt, chiếc Tesla Model 3 mới ra mắt làm người ta liên tưởng tới những "cơn bão" mỗi khi Apple cho ra mắt một sản phẩm mới.
Eugene Groysman, một chuyên gia đầu tư với nhiều năm nghiên cứu thị trường (đặc biệt là về Apple) tại Marketocracy mới đây đã gọi Tesla là "Apple của ngành công nghiệp ô tô". Và khi cổ phiếu Tesla rớt giá, vị chuyên gia này đã không ngần ngại mua vì tin rằng thương hiệu xe điện này có những đặc điểm của một chiếc Ford Model T, chiếc xe đã làm thay đổi nền công nghiệp xe hơi thế giới.
![]() |
![]() |
Ford Model T, chiếc xe thay đổi nền công nghiệp ô tô thế giới trước đây. Nhờ vào Model T, xe hơi đã không còn là một món hàng xa xỉ mà trở thành một phương tiện đi lại hàng ngày, như ngày nay. |
Con số lợi nhuận 18,4% của Eugene Groysman so với mức giảm điểm S&P 500 là 8.9% trong cùng 1 năm có thể coi như một minh chứng khá rõ ràng cho khả năng đưa ra quyết định của ông.
Nói một chút về chiếc Model S, mẫu sedan cỡ lớn được Tesla cho ra mắt thị trường vào năm 2012. Đây có thể coi là mẫu xe bắt đầu làm nên tên tuổi của Tesla. Tuy nhiên, với mức giá khởi điểm 70.000 USD, Tesla Model S không phải là lựa chọn của đại bộ phận người dùng.
Chiếc Model 3 lại làm nên chuyện. Với mức giá khởi điểm 35.000 USD, việc sở hữu một chiếc xe mang logo Tesla không còn quá xa vời. Mức giá của Model 3 chỉ nhỉnh hơn chiếc Toyota Camry XLE Hybrid tại thị trường Mỹ khoảng 4.000 USD.
![]() |
Model S, chiếc xe làm nên tên tuổi của Tesla. |
Và hãy nhìn vào sự phổ biến của Camry để thấy phổ biến của Model 3 đang mở rộng tới thế nào. Nên nhớ, Tesla là một thương hiệu hạng sang. Còn Toyota, chỉ là thương hiệu bình dân tại thị trường Mỹ.
Với công nghệ cao, con số 346 km cho mỗi lần sạc của Tesla Model 3 hoàn toàn có thể thuyết phục các khách hàng đang sử dụng xe hơi với nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, vấn đề còn nằm ở thời gian sạc. Rõ ràng, thời gian 5 - 6 tiếng để sạc đầy, hay thậm chí là 20 phút để sạc đầy một nửa (với Model S) vẫn còn quá bất tiện so với việc đổ xăng chưa tới 5 phút.
Giá thành của pin, bộ sạc cũng là những trăn trở của người dùng khi tiếp cận xe điện. Và có lẽ Elon Musk đã đoán trước được điều này và đã nhanh tay bắt đầu kế hoạch xây dựng nhà máy pin khổng lồ Gigafactory nhằm đáp ứng pin cho khách hàng với giá thành dự kiến giảm 30% so với hiện tại.
Hơn thế nữa, với sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, việc Tesla chuẩn bị phổ biến các trạm sạc công suất lớn trên toàn nước Mỹ không còn xa. Với giá thành dễ tiếp cận, giá thay thế pin, bộ sạc rẻ hơn và mạng lưới trạm sạc rộng khắp, Tesla đang đe dọa trực tiếp tới những nhà sản xuất xe hơi truyền thống, dù không cung cấp cùng một loại sản phẩm.
![]() |
Với các trạm sạc đang ngày càng phổ biến, những mẫu xe điện của Tesla đang đe dọa lên ngành công nghiệp ô tô truyền thống. |
Giống như Apple với các sản phẩm đột phá về công nghệ, khai thác những góc cạnh mà các nhà sản xuất khác chưa thể làm tốt nhất và đưa tới tay người dùng những "tác phẩm" với mức giá có thể chấp nhận được, Tesla cũng đang mang ô tô điện đến với thế giới một cách gần gũi hơn bao giờ hết.
Và hãy tưởng tượng trong một tương lai không xa, khi mà thời gian sạc có thể rút ngắn về 15, 10, thậm chí là 5 phút, viễn cảnh phá sản của các hãng xe hơi truyền thống có lẽ khoogn còn xa.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Công nghệ thợ săn 200 con chim sẻ mỗi ngày bằng điện thoại di động" alt=""/>'Iron man' Elon Musk có thể sắp đẩy Toyota, Ford hay Volkswagen tới bờ vực phá sảnCông ty cổ phần VinID có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, được thành lập tháng 7/2018, do Vingroup sở hữu 80% cổ phần. Bên cạnh Vingroup, VinID còn 2 cổ đông sáng lập khác là Công ty cổ phần VICARE, nắm giữ 19% cổ phần và bà Nguyễn Minh Hồng nắm giữ 1% cổ phần.
![]() |
Hệ sinh thái Vingroup theo giới thiệu của tập đoàn trước khi chia tay VinCommerce, VinEco, đóng cửa VinPro và sáp nhập Adayroi về VinID. |
![]() |
Đây là doanh nghiệp mới được thành lập ngày 19/9 năm nay. Cơ cấu cổ đông của One Mount Group gồm có 51% cổ phần thuộc về Vingroup, gần 1,6% cổ phần thuộc về 2 cá nhân, phần hơn 47% cổ phần còn lại không được công bố. Doanh nghiệp này khi mới thành lập do bà Nguyễn Mai Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật.
Vốn được biết đến là ứng dụng tích điểm cho Vinmart, tuy nhiên, hiện tại VinID đang đi theo một hướng mới, với tư cách hệ sinh thái số của tập đoàn.
Theo giới thiệu từ VinGroup, VinID khởi nguồn là chương trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp này. "Tới nay VinID đã triển khai mô hình và những chức năng mới để trở thành công cụ giúp kết nối khách hàng với toàn hệ sinh thái Vingroup", trang chủ của doanh nghiệp viết.
VinID được giới thiệu vừa là ứng dụng tiêu dùng thông minh, ứng dụng thanh toán, tài chính, vừa thu thập, nghiên cứu và phân tích tiêu dùng và có tính năng tiếp thị bán hàng, hỗ trợ và phản hồi cho toàn bộ hệ sinh thái Vingroup.
Cũng theo tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinID hiện là công ty tài chính công nghệ (fintech) mở ra một hệ sinh thái trực tuyến.
Từ những ngày đầu, ứng dụng VinID đơn giản chỉ có vai trò thay thế tấm thẻ tích điểm của VinGroup. Sau quá trình cải thiện, đầu tư lớn, hiện ứng dụng này vừa là ví điện tử, vừa là sàn thương mại điện tử thu nhỏ thiên về dịch vụ trực tuyến, phân phối vé các sự kiện giải trí, thể thao.
![]() |
Từng là ứng dụng phụ trợ cho mảng bán lẻ của VinGroup, VinID đang dần độc lập và là tham vọng của tập đoàn này để có miếng bánh trong thị trường trung gian thanh toán. Ảnh: VIC. |
Để "vũ trang" thêm cho VinID những tính năng như hiện tại, giới chủ đã phải chi không nhỏ để thâu tóm, hợp tác với các doanh nghiệp fintech khác.
Nỗ lực cải thiện VinID có thể kể đến cú thâu tóm mạnh tay của Vingroup mua lại ví điện tử Monpay. Trước khi về tay VinID, Monpay gần như không có thị phần đáng kể và điều Vingroup quan tâm nhất trong thương vụ này là giấy phép trung gian thanh toán để tích hợp ví điện tử vào VinID.
Để đưa ví điện tử vào VinID, tập đoàn của ông Vượng đã mua đứt Công ty cổ phần People Care, chủ quản của ví Monpay. Từ cuối năm 2018, ban lãnh đạo của People Care cũng đã được thay mới hoàn toàn với sự xuất hiện của những nhân sự chủ chốt từ VinID.
Trước khi về tay Vingroup, chủ quản của ví Monpay có vốn điều lệ là 68 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi thâu tóm doanh nghiệp này, VinID đã nâng vốn điều lệ lên 138 tỷ đồng.
Cú chơi lớn tiếp theo của VinID là tích hợp thêm dịch vụ thanh toán qua mã QR của VNPAY. Đây là dịch vụ tương đối phổ biến trên ứng dụng di động của các ngân hàng những với ví điện tử thì còn hiếm.
Trong thông báo mới nhất về việc sáp nhập Adayroi vào VinID, đại diện tập đoàn cho biết việc này "không chỉ giúp dữ liệu hóa hành vi người dùng mà còn tạo ra nền tảng mới, trong đó khách hàng là trọng tâm với mục tiêu dự đoán đúng nhu cầu, đáp ứng chính xác và kịp thời hơn mong muốn của khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất".
" alt=""/>Vingroup sang nhượng mảng bán lẻ, số phận VinID ra sao?