Có những người vợ thường xuyên bị chồng bạo hành, họ chịu đựng, nín nhịn... nhưng những màn thượng cẳng chân hạ cẳng tay cứ tiếp tục cho đến khi họ không còn kiềm chế được. Trong lúc xô xát, hành động phản kháng bột phát của người vợ lại gây ra nỗi đau lớn hơn tất cả những gì họ chịu đựng: tước đoạt mạng sống của người chồng. Người chết, kẻ vào tù, con cái bơ vơ là kết cục đau đớn của những màn bạo hành gia đình khi bị đẩy lên đến đỉnh điểm.Siết cổ chồng bằng dây sạc điện thoại
Khoảng 23h20 ngày 19/9/2014, sau khi đi uống rượu về, sẵn có hơi men trong người, Phan Văn Khang (32 tuổi, trú tại thôn Cát Dương, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã chửi mắng vợ con thậm tệ dẫn đến việc hai vợ chồng xảy ra xô xát. Trong lúc hai vợ chồng giằng co nhau, Thêu đã dùng hai tay bóp cổ chồng. Chưa dừng lại ở đó, Thêu còn dùng dây sạc điện thoại siết cổ chồng đến khi bất động. Ngay sau đó, người dân đã đưa Khang đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Phù Cừ nhưng đã tử vong.
 |
Dây sạc điện thoại, vật Thắm dùng để siết cổ chồng đến chết. |
Được biết, trong quá trình sinh sống, vợ chồng Khang thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xô xát do Khang hay đi uống rượu và về nhà đánh chửi vợ con.
Đánh chết chồng vì bị ép làm "chuyện ấy"
Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 9/4/2014, giữa hai vợ chồng bà bà Nguyễn Thị Liên (ở Nam Hưng, Nam Đàn, Nghệ An) có xảy ra mâu thuẫn, cãi vã do bà không chịu "chiều chồng". Ông Vừa đã lôi bà ra sân và dùng thanh thép đánh vào người. Bà Liên đã đoạt được thanh thép từ tay chồng và cầm vụt vào người ông Vừa.
Không dừng lại đó, bà Liên đã cầm cây cuốc đánh mạnh 2 nhát vào đầu và cổ chồng. Khi ông Vừa gục ngã, bà Liên vào nhà lên giường ngủ. Sáng mai tỉnh dậy bà Liên thấy chồng nằm chết ở sân nên vờ hô hoán với mọi người chồng đột tử do bị trúng gió.
Đây không phải là lần duy nhất bà Liên đánh chồng. Năm 1987, lúc vừa sinh người con thứ được 2 tháng, ông Vừa đi uống rượu về và hai vợ chồng xảy ra xích mích, bà Liên cũng cầm dao chém ông Vừa 7 nhát. Tuy nhiên, lúc đó bà Liên vừa sinh con nhỏ, ông Vừa cũng không khiếu kiện gì nên bà ta không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trước đó, tại Cẩm Khê, Phú Thọ cũng xảy ra một vụ án khiến dư luận xôn xao. Nguyễn Thị Hương Lan (31 tuổi) đã dùng gậy gỗ đánh chồng phải đi cấp cứu tại bệnh viện sau đó tử vong.
Bị chồng bắt ép phải quan hệ theo “các tư thế lạ, khó chịu”, trong khi trước đó mới 1 tiếng Lan đã "chiều chồng' 1 lần. Do bản thân Lan đang phải điều trị phụ khoa, theo chỉ định của bác sĩ phải kiêng quan hệ tình dục nên liên tục từ chối và nói: “Tôi là vợ anh chứ không phải là con vật!”. Anh chồng vẫn thực hiện và bóp cổ vợ ép phải quan hệ. Lan không đồng ý, cố gắng vùng vẫy để chạy ra ngoài. Lan vớ được ngay bên cạnh một chiếc gậy gỗ mà hàng ngày chồng cô thường mang theo để phòng thân. Sẵn những mâu thuẫn tình cảm vợ chồng từ trước, cộng thêm cơn đau đớn về thể xác, Lan vung gậy lên và đập liên tục vào đầu, mặt chồng cho đến khi nạn nhân nằm gục xuống nền nhà. Anh Bản (chồng Lan) được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Chết vì đánh vợ tới tấp
Đêm 21/1/2014, về nhà khi cơ thể nồng nặc mùi rượu, ông Đặng Công Toàn (53 tuổi, ở Nghĩa Đàn, Nghệ An) đánh đuổi và bắt vợ là bà Trương Thị Bài (54 tuổi) và con xuống ngủ nhà dưới (nơi từng dùng để nhốt gà). Sáng hôm sau, ông Toàn tiếp tục chửi bới vợ. Thấy vợ đang rang cơm cho con út ăn, ông ta xông vào rồi dùng thanh củi đánh tới tấp. Không chịu nổi nỗi uất ức, người phụ nữ bạc phận tìm cách chạy thoát thân, mặc cho chồng đứng chửi. Tưởng sự việc đã nguôi, một giờ sau bà Bài quay về chuẩn bị đồ đi làm. Vừa bước vào nhà, ông Toàn túm cổ áo vật vợ ngã xuống sàn nhà. Theo bản năng, người phụ nữ này vớ được con dao gần đó liền chém liên tiếp nhiều nhát vào chồng khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
 |
Bà Bài khóc ngất vì hối hận trước tòa. |
Tại phiên xử ngày 17/7, khi nghe tòa đọc bản cáo trạng nói về cuộc sống khổ cực của mình, bị cáo 54 tuổi không kìm nén được cảm xúc đã ngất lên ngất xuống nhiều lần. Trước những câu hỏi mà chủ tọa đặt ra, nữ bị cáo khai nhận thành khẩn, tỏ ra ăn năn hối cải tội lỗi mình. Phía dưới, những đứa con của bị cáo liên tục van xin tòa hãy giảm nhẹ hình phạt cho mẹ mình để sớm được trở về với gia đình, cho chúng có nơi nương tựa. Trong khi đó, đại diện người bị hại cho rằng cần xử nghiêm vụ việc. Xem xét những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo như trình độ văn hóa kém (5/12), giết người trong trạng thái bị kích động, đầu thú ... kết thúc phiên xử tòa tuyên phạt Trương Thị Bài 4 năm tù.
Đâm chết chồng vì bị ép sống chung với vợ bé
Ngày 15/2/2013, Nguyễn Thanh Tuấn (29 tuổi, ngụ tại H. Bình Chánh, TP.HCM) đưa một người phụ nữ về nhà và giới thiệu với vợ là “vợ bé” của Tuấn. Đồng thời yêu cầu chị Ngô Thị Hồng Thắm phải chấp nhận sống chung một nhà với “vợ bé”. Ngay sau đó, Tuấn và Thắm đã xảy ra cãi nhau. Đến 10g sáng 16/2, Thắm và Tuấn tiếp tục cãi nhau, sau đó Thắm lặng lẽ xuống nhà bếp lấy con dao, thừa lúc Tuấn không để ý, Thắm dùng dao chém nhiều nhát vào cổ khiến Tuấn gục ngã xuống nền nhà. Thấy chồng đã chết, Thắm ẵm con bỏ đi. Sau đó, Thắm đến Công an phường 14, Q.6 đầu thú.
Bi kịch xảy ra vào sáng ngày 29/7/2012. Hôm đó, bà Đỗ Thị Minh (Thanh Oai, Hà Nội) đi chợ bán chuối, đến 12h cùng ngày mới về đến nhà. Vừa thấy bóng vợ, ông Hòa (chồng bà Minh) đã buông lời chửi bới, đuổi đi. Vốn đã quá quen với cảnh này nên bà Minh cố nín nhịn. Bà bỏ cơm, trải chiếu ra nền nhà ngủ. Đến khoảng 15h cùng ngày, ông Hòa tiếp tục chửi bới vợ, khiến bà Minh phải lánh sang nhà cô ruột ở gần đó.
 |
Ảnh minh họa. |
Khoảng 20 phút sau, nghe thấy có tiếng đập phá đồ đạc ở nhà mình, bà Minh tất tả chạy về. Cảnh tượng trước mắt bà lúc đó là người chồng trong cơn điên loạn đang cầm búa đinh đập phá cây phơi quần áo ở ngoài sân, làm quần áo rơi hết xuống đất. Nhẫn nhịn nhặt đồ lên, bà Minh cố van xin chồng không đập phá nữa. Vậy nhưng ông Hòa không chịu dừng tay. Rồi ông ta vào nhà, lấy chiếc đèn dầu trên bàn thờ đem ra sân, đổ dầu vào đống quần áo và châm lửa đốt. Bao nhiêu vậy chưa đủ, người chồng vũ phu còn lao vào đánh đập vợ. Bị chồng đánh, bà Minh chỉ biết ôm bụng kêu khóc.
Và khi những nín nhịn đã đến tận cùng, đột nhiên, bà Minh chạy xuống nhà ngang, vớ chiếc kéo, vung lên đâm chồng nhiều nhát vào ngực. Khi chồng bỏ chạy ra cổng, bà Minh vẫn tiếp tục cầm kéo đuổi theo chồng. Thấy ông Hòa ngã gục, miệng vẫn không ngừng chửi bới vợ bằng những lời lẽ khó nghe, bà Minh lao đến đâm thêm nhiều nhát vào người chồng. Thấy chồng gục bên vũng máu, bà Minh sực tỉnh, dừng tay, nhưng tất cả đã quá muộn. Bà thất thểu cầm kéo đi về nhà, vứt hung khí vào đống quần áo mà chồng đốt đang cháy ở sân, rồi đến cơ quan công an đầu thú. Về phần ông Hòa, dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, bị thủng gan, mất máu cấp nên đã tử vong.
M. Thư(tổng hợp)
" alt=""/>Vợ giết chồng vì những đau khổ dồn nén đến tột cùng

 |
Ảnh mang tính minh họa - Ảnh Jcomp |
Xong việc rồi nhậu
Những ngày đầu về làm dâu, tôi không sao hiểu được nhà chị Út Cam - cách nhà chồng tôi vài căn - ngày nào cũng có mâm nhậu 5-7 người. Trong lúc chồng và các “chiến hữu” cụng ly khí thế thì chị Út tất bật lo cho bầy heo hơn 50 con ăn, rồi tắm rửa, dọn chuồng heo. Thỉnh thoảng có việc chạy vào nhà, chồng hoặc các “chiến hữu” đưa ly rượu đế cho chị. Chị ực một ngụm, nhón một miếng “mồi” rồi cười hề hề ra cho heo ăn tiếp.
Tôi lạ bởi quê tôi không có cảnh ăn nhậu như vậy, càng không có chuyện chồng ngồi nhậu, vợ vất vả cày cuốc mà vẫn vui vẻ. Sau, tôi mới biết vợ chồng chị Út có thỏa thuận: Chồng nhậu thì nhậu, nhưng vẫn phải xong việc. Việc của anh là nấu cám heo và nấu lò rượu. Vì vậy, dù có nhậu, nhưng anh vẫn hoàn thành sự phân công lao động, nên không ảnh hưởng đến gia đình.
Làm dâu xứ này 5 năm, tôi dần xem chuyện nhậu của các ông chồng là “một phần tất yếu của cuộc sống”. Tôi rất nể các bà vợ. Tuy chấp nhận “sống chung với… nhậu”, nhưng các bà đều có bí kíp và cao tay để quản chồng nhậu.
 |
Ảnh mang tính minh họa |
Nhậu xong, xúm lại rửa chén, lau nhà
Người có “số má” về chuyện nhậu trong xóm tôi là anh Tám Vị. Mọi người hay đùa là anh không bao giờ “thiếu nước chân” (rượu trong người), và luôn uống “gối đầu”.
Anh nhậu ngày 2-3 cữ, có bạn cũng nhậu, mà không có bạn thì cũng uống vài chung rượu trong bữa cơm. Tháng 3/2020, anh bị xuất huyết bao tử, người gầy guộc, xanh xao. Bác sĩ dặn anh không được uống rượu. Vợ anh ra tối hậu thư “cấm rượu”, nếu không chị bỏ đi. Anh sợ chết, tuân thủ triệt để.
Gần bảy tháng sau, bệnh ổn, anh thuyết phục vợ nới lỏng cho anh “nhậu một lần/tuần”. Thấy chồng buồn vì thiếu rượu nên chị động lòng. Nhưng qua tuần thứ hai thì anh Vị nhậu hai bữa liên tục. Chị thắc mắc, anh tỉnh queo “tui nhậu ứng cho tuần sau”.
Đến tuần sau, anh nhậu bốn bữa, chị lại truy vấn. Anh Vị cười “tụi ứng hết tháng sau”. Vậy là vỡ trận. Không quản được thời gian nhậu của chồng, chị quay qua khống chế “tửu lượng” và không gian: Không được say bét nhè, chỉ được nhậu tại nhà và không được bày bừa.
Từ đó, mỗi sáng chị đi bán xôi ở chợ thì chồng gầy độ nhậu với bạn tại nhà. Đến 10 giờ chị về thì nhà chị như có cô Tấm từ trong quả thị bước ra: Rửa chén, quét nhà, quét sân tinh tươm. Chuyện thật như đùa này đến từ thông báo của chồng chị với “chiến hữu”: “Tụi bây muốn nhậu ở nhà tao thì phải dọn dẹp sạch sẽ, bày ra bả về chửi chết”.
Do chị trước đó ra giao kèo: “Ông nhậu thì nhậu, mà phải dọn dẹp sạch sẽ nghen”. Vậy nên, trước khi nhậu, hoặc nhậu xong là mấy ông xúm lại rửa chén, lau nhà, quét sân.
Trong số “chiến hữu” đó có anh Út Chiếu, làm nghề cào cá. Nhìn anh cặm cụi quét sân bóng loáng, tôi và má chồng thắc mắc: “Không biết ở nhà ổng có chịu dọn vậy hông?”. Chị Tám Vị giải thích: “Không làm dễ gì vợ ổng cho đi nhậu. Vợ ổng bán khoai mì kế tui nè, bả nói việc trong nhà một tay ổng làm đó”.
Vợ hóa… sư tử
Một lần, nhà tôi có giỗ. An - người cháu rể của tôi - vừa sà xuống đã xí ngay chai rượu, rót lia lịa và hối mọi người uống và trò chuyện, An giữ vai trò là cây hài đinh. Tuy nhiên, tôi vẫn không mấy thiện cảm với An, vì sự vồ vập của An với rượu.
Sau này khi quen thân, tôi ngồi cùng mâm với chồng và những người họ hàng. Tôi hỏi An về lý do những lần vội vã. An cười: “Vợ con cho đi nhậu chỉ một tiếng đồng hồ. Con không hối anh em nhậu nhanh thì… lỗ. Đơn ly hôn vợ viết sẵn, về trễ là hôm sau lên huyện liền”.
Tưởng chỉ là câu chuyện hài hước của An, nhưng khi tôi hỏi Quyên - vợ An - Quyên gật đầu: “Con cho nhậu thoải mái… trong một tiếng. Phải có giới hạn mới kìm được mấy ông”.
 |
“Nhậu thì nhậu, làm thì làm”, ngoài lúc cụng ly, anh An siêng năng phụ vợ làm bánh tráng để bỏ mối. |
An không phải dạng sợ vợ. Tôi từng chứng kiến cảnh Quyên cơm bưng nước rót cho chồng khi An đi nhậu về. Nhưng An là người tôn trọng thỏa thuận vợ chồng. Cậu ta từng có lần vi phạm thỏa thuận, hôm đó hết “tăng một” ở đám cưới, An đi tăng hai ở đám giỗ đến 7 giờ tối chưa về. Sau nhiều cuộc gọi có lời hứa “anh về liền” vẫn không thấy bóng chồng, Quyên phi tới chỗ nhậu, gọi chồng ra ngoài.
An vừa ra cửa, Quyên nhào tới như con sư tử vồ mồi: Cào cấu, túm đầu, tay đập bình bịch vào chồng. Cậu em của Quyên ra giải cứu anh rể cũng bị dính một chưởng xước mặt.
Về nhà, em Quyên mách mẹ: “Bà Quyên bị ai nhập, dữ như quỷ”. Câu chuyện này nhanh chóng loan truyền khắp xóm Cái Hố, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
“Anh về em nói chuyện này xíu”
Cao thủ trong quản chồng nhậu của xóm tôi là cô giáo Trang. Chồng chị có một hội bạn thân, cứ 2-3 ngày lại tổ chức nhậu, mỗi lần nhậu lai rai từ sáng đến chiều, hoặc từ chiều đến khuya lơ khuya lắc.
Ngày nào, mấy ông nhậu cũng có hết đứa trẻ này đến đứa trẻ khác réo ba về. Các ông hứa “chút ba về”, nhưng con vừa khuất dạng thì bay mất lời hứa. Chị Trang không sai con đi, mà chính chị đi. Chị không vào nhà, mà đứng ngoài ngõ. Chị cất tiếng: “Anh về nhà xíu đi, em nói chuyện xíu hà”. Anh Hưng - chồng chị - nhẹ nhàng: “Em về trước đi, chút chút anh về liền”.
Chị Trang vẫn đứng đó, mặc trời nắng hay mưa, giọng ngọt như rót mật: “Anh về xíu đi, em nói chuyện xíu rồi anh quay lại”. Chỉ một câu, chị kiên nhẫn lặp lại vài chục đến cả trăm lần trong mỗi lần gọi chồng, với cùng âm lượng, sắc độ.
Nói thật, đó là câu nói dịu dàng nhất tôi từng được nghe. Anh Hưng cũng kiên trì trả lời đúng một câu: “Em về trước đi, chút chút anh về liền” và tiếp tục cuộc nhậu. Nhưng không còn cảnh cụng ly rôm rốp, vỗ đùi đen đét và tiếng khà sảng khoái của mấy ông. Mấy ông đều trở nên căng thẳng, vẻ như rón rén uống. Có lần chồng tôi tham gia, anh nói lúc đó ly rượu đắng nghét thật sự. Ai cũng trông anh Hưng về nhà để đỡ căng thẳng, còn anh Hưng có lẽ sợ đứng lên theo vợ về thì quê với hội bạn nên cũng ngồi lì.
Tôi nhớ những cảnh đó y như trong phim và tôi hóng chờ kết quả xem ai thắng. Còn má chồng tôi và các bà thím trong xóm thì la: “Hoặc tao về nhà ngủ cho “phẻ”, hoặc tao nhào vô lôi cổ nó về rồi, tới đâu thì tới, chớ hơi nào đứng ngoài nắng mấy tiếng đồng hồ”.
Và sau hơn ba tiếng đồng hồ vờn “về” - “chút về”, anh Hưng đành đứng lên theo vợ ra về. Thật ra, chị Trang từng ăn tát vì “tội” dám đứng đợi chồng, nhưng sau mấy lần về trước mà chồng vẫn bặt tăm, chị chấp nhận chịu đựng, kiên nhẫn đến cùng.
Kết cuộc, anh Hưng và cả hội bạn nhậu đều ớn cái câu ngọt như mía lùi “anh về em nói chuyện này xíu đi”, nên chị Trang vừa cất giọng “anh về…” thì anh Hưng uống hết tua là đứng lên. Hiện, chỉ hiếm hoi trong đám tiệc anh mới nhậu với hội bạn. Anh chị mở trang trại chăn nuôi heo, chí thú làm ăn và vừa xây ngôi nhà thật to.
Chuyện nhậu ở miền Tây hay xóm tôi không có gì lạ, nó cũng phần nào phản ánh văn hóa vùng đất trù phú. Nhưng vẫn có cái lạ là giờ đây các ông không nhậu say bét nhè như ngày xưa, không chửi lộn, đánh lộn như ngày xưa, cũng không còn đi nhậu về đập phá đồ đạc, rượt vợ đánh con như ngày xưa… Tất cả những thay đổi đó có tác nhân chính yếu là “hậu phương” của các ông.
Ngày xưa, các chị/các mẹ không có tiếng nói vì hoàn toàn lệ thuộc vào chồng, và họ luôn có tâm lý cam chịu, chịu đựng các ông chồng nhậu. Về sau, các chị/các mẹ, ngoài việc đồng áng, còn đi mua bán, làm mướn… nên có đồng ra đồng vào.
Các chị cũng không còn tâm lý mặc nhiên chịu đựng, đã có những góp ý, thỏa thuận với chồng về việc nhậu. Và những góp ý, thỏa thuận đó đã giúp các ông chồng tiết chế hơn khi nhậu.
Theo Phụ nữ TP.HCM

Bố vợ cho tiền mua nhà nhưng lại đề nghị điều khó xử
Nhiều người khuyên tôi cứ nhận nhà, những việc khác tính sau. Nhưng tôi vẫn thấy không thoải mái.
" alt=""/>'Tuyệt chiêu' xử lý chồng nhậu