Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giới thiệu bộ từ vựng được sử dụng thường xuyên trong các khách sạn.
- Nguyễn Thảo
Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giới thiệu bộ từ vựng được sử dụng thường xuyên trong các khách sạn.
Đỗ xe trong hầm tránh được nguy cơ cây hay vật thể đổ vào nhưng cần xem xét đến khả năng thoát nước, chống ngập (Ảnh: TT).
Cân nhắc chọn vị trí trong nhà, dưới hầm các chung cư hoặc nơi được che chắn cẩn thận.
Bên cạnh đó, chỗ đỗ xe còn phải cao ráo hoặc có khả năng thoát nước tốt để tránh bị ngập. Hầm chung cư, hầm tòa nhà có khả năng che chắn tốt nhưng chưa chắc đã đảm bảo yếu tố thứ hai này. Cân nhắc các phương án kê gạch, kích xe để phương tiện cao hẳn lên so với mực nước có nguy cơ.
Dừng xe an toàn, đảm bảo giao thông
Trường hợp đang lái xe mà bão ập đến thì càng cần tìm nơi an toàn để đỗ. Đó có thể là trạm xăng, trung tâm thương mại, các nhà dân ven đường được xây dựng kiên cố nhưng vẫn nên tránh đỗ xe gần cây lớn, cột điện…
Tránh đỗ xe dưới gốc cây, gần biển quảng cáo, khu vực công trường... những ngày mưa bão (Ảnh: OFFB).
Khi dừng xe bên đường cần đỗ sát lề bên phải theo đúng chiều di chuyển. Bật đèn sương mù và cân nhắc sử dụng đèn khẩn cấp trong trường hợp mưa bão làm giảm tầm nhìn. Tránh ra khỏi xe và nếu bắt buộc thì phải quan sát kỹ các phương tiện xung quanh, phán đoán điều kiện môi trường bên ngoài.
Tránh việc đỗ xe ở gầm cầu, hầm chui, cầu vượt… để không gây mất an toàn cũng như làm trầm trọng thêm các áp lực về giao thông.
Lưu ý khi lái xe trời mưa bão
Nếu buộc phải lưu thông khi trời mưa bão cần tuân thủ các quy tắc an toàn. Điều khiển xe với tốc độ chậm hơn bình thường và giữ khoảng cách xa hơn với xe phía trước, hạn chế phanh đột ngột. Giảm âm lượng hoặc tắt hệ thống giải trí để có thể "cảm nhận" môi trường và đưa ra phản ứng kịp thời hơn.
Lái chậm, giữ khoảng cách với xe phía trước, tránh phanh gấp nếu buộc phải di chuyển khi trời mưa bão (Ảnh: Nguyễn Hải).
Tham khảo trước tuyến đường cần di chuyển hoặc có phương án điều chỉnh lộ trình phù hợp, bằng cách xem ứng dụng bản đồ hoặc nghe thông tin trên đài. Không đi qua những cung đường có nguy cơ bị sạt lở hoặc được cơ quan chức năng, người địa phương cảnh báo nguy hiểm.
Tránh những cung đường ở trên cao, qua cầu vì mưa to gió lớn có thể tác động đến khả năng kiểm soát phương tiện của tài xế. Hạn chế đoạn đường có nguy cơ ngập sâu và nên ưu tiên phương án dừng lại hoặc tìm lộ trình khác thay vì cố gắng đi qua.
Trường hợp bắt buộc hãy chuyển về số thấp, giữ đều ga, di chuyển với tốc độ chậm.
Bình tĩnh xử lý khi xe bị ngập nước
Nếu không kịp thoát xe khỏi chỗ ngập, thì hãy giữ bình tĩnh, tắt hệ thống điều hòa, giữ đều ga và di chuyển thật chậm. Tuyệt đối không đạp thốc ga để phóng nhanh qua vùng nước ngập, vì làm vậy có thể khiến nước tràn vào khoang máy qua lưới tản nhiệt và các ống hút gió, gây hiện tượng thủy kích.
Không cố khởi động lại xe nếu bị ngập và chết máy (Ảnh: Tiến Tuấn).
Nếu đen đủi hơn, nước ngày càng dâng cao, ngập quá nửa bánh, thì hãy dừng lại và lập tức rời khỏi xe, tìm đến chỗ cao hơn để đảm bảo an toàn, vì tính mạng vẫn là quan trọng nhất.
Khi xe bị chết máy giữa chỗ ngập, đừng cố khởi động lại, tránh dẫn nước vào sâu bên trong động cơ, khiến hư hỏng trầm trọng thêm, khó khắc phục. Lúc này, hãy chuyển cần số về vị trí N để có thể đẩy xe lên chỗ cao. Gọi cứu hộ hoặc hãng xe, gara quen để được tư vấn phương án xử lý phù hợp.
" alt=""/>Chủ ô tô cần lưu ý gì để bảo vệ xe và đảm bảo an toàn khi mưa bãoCá nhân tôi ủng hộ gỡ bỏ bộ đếm thời gian. Khi thiết kế đèn giao thông, người ta đã tính toán cả rồi. Khi bạn đến giao lộ mà đèn vừa xanh hoặc đang xanh thì cứ yên tâm giữ tốc độ bình thường và đi qua mà không lo xung đột với các phương tiện chạy hướng khác.
Tùy theo tốc độ đường, thường vào khoảng cách cỡ 6 mét đến vạch dừng là thời điểm bạn có thể đưa ra quyết định đi hay dừng: nếu đèn chuyển sang vàng thì đi bình thường, còn những xe ở xa hơn 6 mét thì giảm tốc và dừng lại. Tất nhiên, mọi xe khi chạy đều giữ khoảng cách tối thiểu 3 giây nên hiếm có vụ va chạm nào khi xe phía trước dừng lại, ngoại trừ bạn gặp đèn vàng đã phanh đột ngột.
>> Tôi ngạc nhiên khi người Nhật nhấn ga vượt đèn vàng
Tôi từng lái xe ở nhiều nước khác nên rút ra nhận xét giao thông ở ta chưa thông suốt, trơn tru vì ý thức chấp hành hiệu lệnh giao thông của người dân chưa triệt để. Ở các nước, khi lái xe qua giao lộ, ngoại trừ khi đến gần thấy đèn chuyển vàng hoặc đỏ lúc đó họ mới giảm tốc độ và dừng, thì các trường hợp đèn vừa bật xanh hoặc đang xanh, người ta vẫn chạy tốc độ bình thường khi qua giao lộ.
Nói cách khác, bạn sẽ cảm thấy họ phóng ào ào qua giao lộ, bởi vì chỉ khi gần vạch dừng cỡ 5-6 mét nếu đèn bật vàng thì họ vẫn đi qua an toàn, chỉ những xe phía sau xa hơn mới phải giảm tốc và dừng lại. Đèn vàng thường khoảng 3 giây, và khi đèn đỏ của chiều này bật lên thì đèn xanh ở chiều kia phải sau 1-2 giây mới bật để đảm bảo không còn xe trong giao lộ (những xe muốn quẹo thì tiến vào gần giữa giao lộ và chờ). Hơn nữa, thời gian đèn xanh không biết trước được nên hoàn toàn không thể dùng bộ đếm thời gian.
" alt=""/>'Đếm giây trên đèn giao thông khiến Việt Nam thường xuyên tắc đường'Vài năm gần đây, gameshow truyền hình đang có sự tăng trưởng vượt trội về số lượng. Trước đây, khán giả chỉ biết đến một số format thi âm nhạc được một số đơn vị phát sóng mua bản quyền thực hiện, thì nay gameshow mở rộng ra rất nhiều đối tượng và thi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với người lớn, những chuyện lùm xùm vốn đã khá ồn ào, thì với đối tượng là các em bé tham gia các chương trình gameshow, tác động đến tâm lý, tinh thần và cả các mối quan hệ xung quanh cũng là điều đáng bàn.
Khi tài năng bị thổi phồng quá mức
Trong vài năm qua, khán giả Việt Nam đã được tiếp cận với rất nhiều format khác nhau của các chương trình Tìm kiếm tài năng cho trẻ em. Thông qua các chương trình này, khán giả không chỉ quan tâm, yêu thích mà còn thể hiện sự ủng hộ cho các gương mặt nhí như Quang Anh, Thiện Nhân, Phương Mỹ Chi, Đăng Quân, Bảo Ngọc... Cùng với sự yêu thích, khán giả và cả truyền thông cũng dùng các danh xưng khác nhau để khen ngợi các tài năng nhỏ tuổi như “thần đồng âm nhạc”, “thần đồng Opera”, “bảo vật quốc gia”, “diva nhí”, “thiên hạ đệ nhất”.
Việc khen ngợi, khích lệ cho các thí sinh nhỏ tuổi để động viên là điều đáng ghi nhận, nhưng giới hạn của sự khích lệ này khi trở thành sự tung hô quá đà từ phía khán giả lẫn ban giám khảo đã nảy sinh những băn khoăn những ảnh hưởng tiêu cực khi nhận thức và sự tiếp cận trước sự nổi tiếng quá nhanh của các em bé nhỏ tuổi chưa thực sự đầy đủ.
![]() |
Phương Mỹ Chi, Hồ Văn Cường, Kutin |
Điển hình nhất cho trường hợp này là Phương Mỹ Chi. Cách đây vài năm, chương trình Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên khi mới vừa ra mắt đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phía công chúng, trong đó, cô bé hát nhạc dân ca Phương Mỹ Chi. Khi vòng giấu mặt lên sóng, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cô bé nhanh chóng trở thành tâm điểm của chương trình: có fanclub riêng, ở mỗi đêm thi đều nhận được sự cổ vũ đông đảo, chiếm số lượng bình chọn cao nhất...
Vì lẽ đó, việc thất bại trước cậu bé Quang Anh vốn đa dạng phong cách đã gây nên nhiều ý kiến tiêu cực. Khán giả đồng loạt đổ lỗi cho chương trình vì họ cho rằng, nếu so với “chị Bảy”, Quang Anh lại không có lợi thế về bình chọn. Nhưng nếu xét một cách khách quan, giữa một Phương Mỹ Chi chỉ giới hạn mình ở các ca khúc dân ca và một Quang Anh luôn không ngừng đổi mới, thay đổi phong cách qua từng vòng thi thì sự chiến thắng của cậu bé là điều hoàn toàn hợp lí.
Với cuộc thi Thần tượng Âm nhạc nhí năm nay, điều tương tự có thể sẽ lặp lại với thí sinh Hồ Văn Cường. Cậu bé cũng lựa chọn cho mình dòng nhạc dân ca và nhận được sự ưu ái rất lớn từ khán giả ngay từ vòng thử giọng. Chưa biết kết quả cuối, nhưng qua các vòng thi vừa lên sóng, người ta dễ dàng dự đoán được Hồ Văn Cường sẽ là ứng cử viên nặng kí nhất cho mùa giải năm nay khi em luôn dẫn đầu lượt bình chọn từ khán giả với số điểm cách biệt so với các bạn còn lại. Trong khi đó, các thí sinh khác dù luôn thể hiện sự tiến bộ qua từng vòng thi vẫn phải ngậm ngùi ra về vì nhận được số lượt bình chọn thấp hơn.
Mới đây, hiện tượng cậu bé bốn tuổi Kutin trong chương trình Người hùng tí honcũng trở nên nóng sốt hơn bao giờ hết. Kutin là trường hợp đặc biệt bởi trước khi tham gia cuộc thi, cậu bé đã là một cái tên rất hot trên cộng đồng mạng. Với tài năng ca, hát múa khi mới 4 tuổi, chẳng mấy chốc, cậu bé được mọi người gán cho danh xưng thần đồng cùng vô vàn lời khen có cánh.
![]() |
Vietnam' Got Talent - chương trình dành cho mọi lứa tuổi với 4 mùa tổ chức và có đến 3 mùa quán quân là các thí sinh nhí. |
Không chỉ dừng lại ở các gameshow ca nhạc, các gameshow về tài năng khác như Vietnam Got Talent, Bước nhảy hoàn vũ nhí, Gương mặt thân quen nhí… cũng là nơi để quyền năng khán giả thể hiện. Vietnam' Got Talent là nổi bật nhất khi với 4 mùa tổ chức thì có đến 3 mùa ngôi vị quán quân thuộc về các thí sinh nhỏ tuổi: Đăng Quân - Bảo Ngọc, Đức Vĩnh và Trọng Nhân. Sự ưa chuộng thí sinh nhí từ khán giả là có thật và đôi lúc việc bình chọn này rất cảm tính vì sự yêu thích chứ không hoàn toàn về chất lượng tương xứng với các thí sinh khác.
Với gameshow truyền hình thực tế, đa phần khán giả quyết định kết quả chung cuộc. Trường hợp một thí sinh nào đó nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ khán giả cũng góp phần phản ánh thị hiếu chung nhưng những điều này thường không mang tính bền vững.
Những hệ lụy mang lại
Không thể phủ nhận những khía cạnh tích cực nhưng với các em nhỏ, hiện tượng "ép lúa non" như hiện nay sẽ khiến các tài năng nhí cũng sẽ lâm vào tình trạng "sớm nở tối tàn". Việc tung hô sẽ tạo ra những hiện tượng tiêu cực mà trước hết, là ảnh hưởng các em.
Nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại rằng với những thứ hào quang ảo này, các em sẽ rất dễ sinh ra cái nhìn chủ quan với năng lực bản thân hay chỉ tranh thủ chạy show kiếm tiền mà xao nhãng việc học trên lớp. Đơn cử như trường hợp của Phương Mỹ Chi, vì mải lo chạy show và hoạt động nghệ thuật đã bị nhà trường cảnh cáo vì nghỉ học quá nhiều.
Ban giám khảo của Vietnam Idol kids- cuộc thi dành cho trẻ em hot nhất hiện nay vừa mới lên sóng. |
Với các em thí sinh, thay vì đến với cuộc thi cùng tinh thần học hỏi, khám phá rèn luyện, đã sớm phải sống trong dư luận và cả áp lực thực tế từ khán giả. Một nơi vốn được gắn mác là sân chơi của trẻ nhỏ nay lại bỗng chốc trở thành chiến trường của sự tranh đấu, hơn thua và cả những giọt nước mắt. Phải chăng sự cảm tính và xu hướng của khán giả ngày nay đang dần trở thành con dao hai lưỡi, một mặt nâng các em đến tận mây xanh nhưng mặt khác lại đẩy các em vào một cuộc sống mà tâm lý không tự do như các em nhỏ khác.
![]() |
Việc ủng hộ thí sinh mình thích và sẵn sàng hạ bệ thí sinh khác trong khuôn khổ một cuộc thi đã không còn là điều quá xa lạ. Nhưng đối với các bé, khi tâm lý và sự nhận thức vẫn chưa phát triển toàn diện, hành động đó vô hình chung sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với những tâm hồn vốn còn quá non nớt. Sự tung hô từ phía khán giả diễn khiến cho nhiều bé sống trong tâm thế mình là thần đồng, là vĩ nhân trẻ tuổi và ảnh hưởng nguy hại về sau nếu các em nảy sinh tính tự cao, ngạo mạn.
Ca sĩ Phi Nhung - mẹ nuôi của thí sinh Hồ Văn Cường khi đứng trước làn sóng tung hô của khán giả dành cho con mình đã phát biểu: "Tôi xác định những cuộc thi ca hát dành cho thiếu nhi chỉ là một sân chơi để các bé học hỏi kinh nghiệm, làm quen bạn mới thay vì ganh đua kết quả. Cường còn quá nhỏ để nổi tiếng, tôi mong khán giả, dư luận bớt tung hô, ca ngợi bé, xin đừng khiến bé hư và ảo tưởng về khả năng của mình”.
Kiệt Huỳnh
" alt=""/>Sự tung hô và hâm mộ quá đà của khán giả với các tài năng nhí