Claudia Abrahams tình cờ phát minh ra món bánh mà nếu muốn ăn trước tiên bạn phải đập tan chúng đã.

Claudia Abrahams tình cờ phát minh ra món bánh mà nếu muốn ăn trước tiên bạn phải đập tan chúng đã.
"Càng tích trữ nhiều thì càng tăng năng lượng, dẫn tới thừa cân, béo phì", theo bác sĩ.
Thông thường, trong 1g đường ngọt cung cấp 40 calo, trong khi phải đi bộ 30 phút mới tiêu thụ 100 calo. Do đó, càng sử dụng đường ngọt càng dễ dẫn đến tích trữ năng lượng hơn. Đặc biệt, đồ uống ngọt dạng lỏng, dễ dung nạp, khiến cơ thể không kịp phản ứng khi tiếp nhận lượng calo lớn. Lúc này, cơ thể sẽ tiếp tục nạp năng lượng một cách không kiểm soát, dẫn tới dư thừa năng lượng. Đồ uống này dùng có sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo cũng không tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết đường tạo cảm giác ngọt, thường dùng trong pha chế đồ ăn, thức uống tạo cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, đường cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể hơn mức bình thường, biến đổi năng lượng thành chất béo. Đường là năng lượng rỗng, không có giá trị dinh dưỡng.
"Ăn nhiều thì tích lũy mỡ nhiều, đặc biệt là mỡ bụng", bác sĩ nói.
Ăn quá nhiều đường còn khiến cơ thể làm việc nhiều, thậm chí vượt quá khả năng chuyển hóa, dẫn đến tăng đường trong máu, gây các bệnh về rối loạn chuyển hóa, nguy cơ tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Trẻ nhỏ nghiện đồ ngọt có nguy cơ lười ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, dậy thì sớm.