Theo Sở TT&TT Hậu Giang, ngày 25/8/2017, Đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do ông Đặng Duy Mẫn, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Hậu Giang. Tiếp đoàn đại diện Sở TT&TT cùng đại diện cán bộ phụ trách chữ ký số của Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, ngành và UBND thành phố Vị Thanh.
Theo đó, việc triển khai chữ ký số tại Hậu Giang được tiến hành từng bước, phù hợp với tình hình của địa phương. Đến nay, các sở, ngành, địa phương đã triển khai nghiêm túc, thể hiện trách nhiệm và nhận thức cao của lãnh đạo các cấp. Sở TT&TT đã tiếp nhận từ Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền cấp 1.173 chứng thư số, trong đó, có 1.103 chứng thư số cá nhân (lãnh đạo, trưởng phó phòng các Sở, ngành, lãnh đạo, trưởng phó phòng UBND các huyện, thị xã, thành phố) và 70 chứng thư số tổ chức cho các đơn vị, 31 thiết bị ký số cá nhân đã thu hồi. Đến nay, có 14/34 đơn vị sử dụng chữ ký số tổ chức, 29/34 đơn vị sử dụng chữ ký số cá nhân ký số các loại văn bản. Mặt khác, việc tập huấn chữ ký số được tiến hành từng bước, từ hướng dẫn cho lãnh đạo, văn thư, chuyên viên quản trị “cài đặt, áp dụng, tổ chức triển khai”. Đến nay, Sở đã tổ chức 54 lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng chứng thư số cho gần 1.000 cán bộ tham gia (lãnh đạo, văn thư, quản trị). Hiện nay chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số được sử dụng trên phần mềm Quản lý văn bản của tỉnh.
" alt=""/>Hậu Giang: Kiểm tra việc ứng dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nướcNói không với màn hình tràn cạnh và camera kép
Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 6 nhân dịp ra mắt XZ Premium, ông Yasuharu Nomura - Giám đốc Trải nghiệm người dùng và hoạch định sản phẩm của Sony Mobile – đã chia sẻ rằng hãng có hướng đi riêng và dành thời gian nghiên cứu xu hướng cũng như thói quen người dùng.
Trong khi một số hãng tập trung kéo dài màn hình với những tỉ lệ kỳ lạ thì Sony mang đến cho người dùng công nghệ màn hình HDR để tối ưu trải nghiệm hiển thị. Và hãng sẽ không đánh đổi độ mỏng của viền màn hình với độ bền của sản phẩm, vốn là yếu tố làm nên tên tuổi Sony.
Mặc dù điện thoại Sony có thiết kế riêng biệt dễ nhận diện, tuy nhiên qua từng ấy năm, từ dòng Xperia Z đến XZ, nay là XZ1, Sony vẫn không thay đổi mấy trong thiết kế. Đặc biệt những đổi mới như màn hình rộng tràn viền của Samsung, LG, Xiaomi hay trào lưu camera kép ngay cả Apple cũng làm theo nhưng Sony vẫn tiếp tục đứng ngoài.
Nếu cứ tiếp tục mong chờ một thế hệ Xperia kế cận, tạm gọi là XZ2, với những đặc điểm thiết kế đang đốn tim người dùng như màn hình cong tràn cạnh, viền màn hình mỏng, camera kép… thì hãy thử cân đo xem chiếc máy “lột xác” này sẽ được gì và mất gì?
Tất cả những mẫu điện thoại sở hữu viền màn hình cong tràn cạnh của Samsung, BlackBerry, Xiaomi, Huawei… đều được hiện thực bởi công nghệ màn hình OLED thay vì LCD, có thể do lợi thế của OLED trong việc sản xuất màn hình cong.
Vì gần như chưa có kinh nghiệm thương mại hoá smartphone màn hình OLED, Sony sẽ phải gặp khó khăn khi chen chân vào phát triển smartphone màn hình cong tràn cạnh.
Đó là chưa kể những khó khăn hãng có thể gặp phải khi tìm nguồn cung ứng màn hình thích hợp. Trong khi, các công ty Hàn Quốc như Samsung, LG vốn đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất và áp dụng màn hình OLED vào sản phẩm cũng như thử sức với màn hình cong nên không ngoa khi gọi đây là thế mạnh của họ.
Đây có thể là một trong các nguyên nhân chính khiến điện thoại Sony chậm chân trong việc trang bị màn hình tràn viền. Tuy vậy, trong khi các hãng điện thoại Trung Quốc đang nhanh chân chạy theo xu hướng này, kể cả iPhone 8 sắp ra mắt cũng cho thấy màn hình chiếm phần lớn mặt trước so với các smartphone trước; hay ngay cả Samsung sắp tới có thể ra smartphone camera kép thì Sony vẫn bình chân như vại.
![]() |
Các smartphone gần nhất của Sony có viền màn hình dày, có thể là hướng đi rất thực tế của Sony, để tạo đủ không gian thoáng rộng phía trước nhằm gia cố về chi tiết, tối ưu bố cục linh kiện giúp bảo đảm độ bền của sản phẩm. Tuy vậy việc đứng ngoài xu thế chung dù với lý do gì đi nữa thì hãng cũng mất lợi thế cạnh tranh khi so với đối thủ.
" alt=""/>Sony: Bảo thủ đến bao giờ?Hai bồn cây nhà cụ Joanne Foot Lynch
Ở tuổi 85, bà Joanne Foot Lynch không còn đủ sức khỏe để tự làm vườn hay trồng các loại rau vì vậy bà đã chọn dịch vụ mới của Avalow. Bà cho biêt: “Tôi đã già nên không thể đảm đương tất cả mọi việc. Thật vui khi có người tới giúp tôi trồng cây và nói chuyện với tôi về cây cối. Tôi rất thích dịch vụ này.”
Công ty Avalow chuyên cho thuê những bồn lớn để trồng rau với mức phí khoảng 200 USD mỗi tháng. Chi phí này bao gồm cả đất trồng và giống cây trồng đủ dùng cho hai bồn cây trong suốt một năm. Bên cạnh đó, công ty còn cử các kỹ thuật viên giúp khách hàng trồng cây và sẵn sàng hỗ trợ họ trồng cây hay bắt sâu, tỉa lá.
" alt=""/>Khởi nghiệp ở thung lũng Silicon bằng dịch vụ ... trồng cây thuê