GS.TS.BS Lê Ngọc Thành trình bày những phương pháp mới trong phẫu thuật tim. Ảnh: Phan Nhơn
Giáo sư Thành cho biết, tại Bệnh viện E Hà Nội, từ năm 2013 đến nay đã thực hiện hơn 900 ca phẫu thuật tim mạch nội soi, trong đó bệnh nhân nhỏ nhất được phẫu thuật bằng phương pháp này là một trẻ em nặng 13 kg.
Bệnh viện E mới đây cũng triển khai thành công mổ tim nội soi với công nghệ 3D, với kĩ thuật này giúp các phẫu thuật viên thành thạo thao tác phẫu thuật, chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian phẫu thuật, hạn chế làm chấn thương mô lành xung quanh.
Hiện, phương pháp này đã được áp dụng thường quy tại viện E và được chuyển giao cho nhiều cơ sở y tế khác. Bên cạnh những thành tựu trong cuộc cách mạng phẫu thuật tim ở Việt Nam, thành tựu gần đây gây tiếng vang lớn chính là những ca ghép tim từ người cho chết não.
TS.BS Nguyễn Thái An trình bày về thành quả ban đầu trong vấn đề ghép tim từ người cho chết não tại Bv Chợ Rẫy.
TS.BS Nguyễn Thái An, Trưởng Khoa Hồi sức phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, từ tháng 5/2017 đến nay bệnh viện đã thực hiện 4 ca ghép tim từ người cho chết não. Trong đó, có 2 ca ghép tim xuyên Việt, 1 ca nhận tim từ 1 trường hợp hiến tại BV Đa khoa tỉnh Đồng Nai và 1 trường hợp người chết não hiến tim ngay tại Chợ Rẫy.
Bác sĩ An cho biết thêm, sau ghép tim 4 bệnh nhân được điều trị ức chế miễn dịch và hiện đang tiếp tục theo phác đồ, nhìn chung tỉ lệ đáp ứng điều trik đạt 100%. Việc phẫu thuật ghép tim thành công đã mở ra cơ hội sống cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối . Có thể nói đây là một trong những thành tựu đáng tự hào của ngành phẫu thuật tim Việt Nam.
Đến dự Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn đã chúc mừng những thành tựu của phẫu thuật tim mạch Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn phát biểu chúc mừng những thành tựu mới trong phẫu thuật tim mà các y bác sĩ Việt Nam đạt được. Ảnh: Phan Nhơn
Ông chia sẻ thêm rằng, mỗi năm trên thế giới có 18 triệu người chết do các bệnh lý tim mạch, trong đó ¾ trường hợp này đến từ các nước có thu nhập thấp. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch cao của thế giới.
Song, với việc liên tục học tập và ứng dụng các biện pháp tiên tiến hiện đại của thế giới trong phẫu thuật tim mạch, hứa hẹn trong tương lai bệnh nhân tim mạch của Việt Nam sẽ được điều trị tốt. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ giảm được 25% trường hợp tử vong sớm do các bệnh lý tim mạch.
Phan Nhơn
Sau khi uống bia, thanh niên ở Cần Thơ bất ngờ bị nôn ói, đau ngực trái, khi vào viện thì bác sĩ xác định bị nhồi máu cơ tim.
" alt=""/>Phẫu thuật tim Việt Nam bắt kịp với thế giới dù đi sauHiện nay chưa rõ virus corona mới xuất hiện từ đâu, nhưng các loại coronavirus như vậy thường bắt nguồn từ động vật (vật chủ). Một số thông tin nói người nhiễm bệnh đầu tiên ở Vũ Hán là những người mua sắm tại các chợ buôn ẩm ướt ở Vũ Hán.
Để đề phòng lây nhiễm, ngoài việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc, tụ tập nơi đông người thì bạn cũng cần lưu ý đến việc vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là những nơi ẩm ướt có thể là nơi trú ẩn cho loại virus đặc biệt nguy hiểm này.
Dưới đây là những nơi bẩn nhất trong nhà mà bạn phải thường xuyên vệ sinh:
1. Rèm cửa
Rèm cửa phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài như gió bụi, gây ra ô nhiễm với một số lượng lớn các vi khuẩn và bọ ve ở trong bụi thường xuyên bay vào và ẩn nấp.
Vì vậy theo chuyên gia, bạn nên vệ sinh và giặt rèm cửa thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần, lau vùng cửa mỗi tuần 1 lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ và sinh sôi nảy nở ở đó, đặc biệt là gia đình có trẻ em thì nên lau dọn trước khi để bé tiếp xúc vào khu vực này.
2. Tay nắm cửa
Tay nắm cửa ở khắp mọi nơi là thứ bạn thường chạm vào hàng ngày. Thế nhưng, bạn có biết rằng chúng lại chứa một ổ vi trùng từ mọi thứ xung quanh. Nếu bạn vô tình chạm vào tay nắm cửa rồi ngồi vào bàn ăn thì lượng vi trùng này có thể đi vào cơ thể của bạn bất cứ lúc nào.
Do đó, hãy thường xuyên vệ sinh tay nắm cửa trong nhà, đặc biệt là nhà bếp và toilet để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
3. Thảm lót chân
Thảm lót chân gần cửa là một trong những khu vực được đánh giá bẩn nhất trong nhà. Vì sao? Gần 96% lòng bàn chân hội tụ vi khuẩn gây bệnh, mỗi lần lau chân vào thảm đi vào trong nhà đều sẽ mang theo mầm bệnh.
Vì vậy, phải khử trùng thảm lau chân ở gần cửa bằng chất khử trùng mỗi tuần, cố gắng để giày dép bên ngoài cửa, không đặt túi hoặc các sản phẩm tạp hóa trên thảm.
4. Bàn làm việc
Bạn có biết bàn làm việc có chứa một lượng vi khuẩn nhiều gấp 400 lần toilet, và nếu không thường xuyên dọn dẹp, bạn có thể sẽ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp đấy.
Thế nên, hãy dọn dẹp các giấy tờ, đồ dùng trên bàn, lấy khăn sạch thấm ít kem tẩy đa năng và làm sạch nhanh các bụi bẩn, chất bẩn, khử mùi, diệt khuẩn cho bàn làm việc sạch sẽ hơn bạn nhé.
5. Gầm đồ đạc
Dưới gầm tủ quần áo, giường, bàn, ghế sofa, nệm và đồ nội thất khác thường có khe hở nên rất dễ dàng tích lũy bụi. Hãy lau bề mặt đồ dùng trong nhà mỗi tuần 1 lần và quét dọn hoặc hút bụi các khe góc để đảm bảo vi khuẩn không còn chỗ ẩn nấp.
6. Điều khiển từ xa
Đây là thứ bạn dùng thường xuyên mỗi khi trở về nhà, nhưng lại có khả năng gây nhiễm khuẩn Staphylococcus Aureus cho cơ thể. Do đó, hãy thường xuyên dùng khăn sạch vệ sinh điều khiển và tránh để chúng tiếp xúc lên cơ thể thì các loại vi khuẩn, virus sẽ không có cơ hội làm ảnh hưởng đến làn da của bạn.
7. Túi xách
Túi xách cũng là thứ vô cùng bẩn mà bạn cầm theo mỗi ngày. Trong túi xách có đến cả đống món đồ linh tinh và bạn lại mang chúng đi khắp mọi nơi nên chuyện bụi bẩn hay vi khuẩn bám vào là điều tất nhiên.
Theo Em đẹp
- Để phòng tránh lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra, một số chung cư ra quy định chặt chẽ với cư dân, có nơi còn phạt tiền nếu chủ nhà cho người Trung Quốc thuê căn hộ.
" alt=""/>7 nơi bẩn nhất trong nhà mà bạn không ngờ tới có thể là nơi trú ẩn cho virus corona