Thấu hiểu được tầm quan trọng trong việc thường xuyên quan sát sự phát triển của học sinh, trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy đã thiết lập và triển khai hệ thống kênh thông tin cùng các biện pháp cụ thể liên quan đến công tác phối hợp giáo dục học sinh tại gia đình và giáo dục tại nhà trường.
Qua đó, Hanoi Academy muốn đảm bảo rằng các giáo viên và phụ huynh có thể cập nhật thông tin về tình hình học tập, hoạt động, vui chơi cũng như những thay đổi tâm sinh lý của học sinh một cách thường xuyên và hiệu quả nhất.
![]() |
Liên lạc giữa gia đình và nhà trường cần thiết cho sự phát triển của con trẻ |
![]() |
Phụ huynh học sinh Hanoi Academy luôn nhận được tư vấn kịp thời và hiệu quả |
Hiệu quả đến từ các hình thức liên lạc truyền thống
Tại Hanoi Academy, các cuộc họp với phụ huynh học sinh của từng lớp được tổ chức định kỳ và thường xuyên trong suốt năm học. Buổi họp không chỉ đơn thuần mang tính chất phổ biến thông tin, mà còn là cơ hội đối thoại trực tiếp giữa phụ huynh và giáo viên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để gia đình và nhà trường cùng tìm ra những biện pháp giáo dục tối ưu, phù hợp với nhu cầu riêng của từng cá nhân học sinh.
![]() |
Phụ huynh học sinh và giáo viên Hanoi Academy cùng phối hợp nuôi dạy trẻ |
Những nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục đều chỉ ra rằng học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn và có những trải nghiệm học tập tốt hơn khi giáo viên và phụ huynh học sinh có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau.
Trên cơ sở đó, Ban phụ huynh Hanoi Academy được thành lập với mong muốn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa gia đình và nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Hanoi Academy. Một mặt, Ban là đại diện và có tiếng nói thay mặt cho toàn thể phụ huynh để phản ánh thông tin và ý kiến tới lãnh đạo nhà trường nhằm hướng tới những giải pháp thiết thực vì lợi ích của các em học sinh.
Mặt khác, nhà trường cũng thông qua các cuộc họp định kì với Ban để liên tục thông tin tới toàn thể phụ huynh về các chương trình hoạt động, các sự kiện quan trọng cũng như định hướng phát triển trường ngắn và dài hạn.
Ứng dụng công nghệ trong hợp tác gia đình - nhà trường
Bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện các hình thức liên lạc truyền thống, trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy còn xác định rõ tầm quan trọng cũng như lộ trình cụ thể để ứng dụng công nghệ thông tin vào đẩy mạnh hợp tác giữa gia đình và nhà trường.
Theo đó phụ huynh học sinh có thể tiếp nhận và trao đổi thông tin về tình hình học tập của con em mình thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, tài khoản trường cá nhân, thư điện tử, trang website và các kênh mạng xã hội chính thức của trường.
Đặc biệt, chi tiết về nội dung học tập chương trình song ngữ và các hoạt động nổi bật đều được cập nhật thông qua báo cáo hàng tuần gửi tới hòm thư điện tử của phụ huynh, qua đó gia đình có thể nắm được tình hình và hỗ trợ nhà trường giáo dục trẻ một cách sát sao và kịp thời.
Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin và truyền thông, định hướng trên sẽ tiếp tục là trọng tâm trong nỗ lực đẩy mạnh liên lạc gia đình - nhà trường của Hanoi Academy trong những năm tới đây.
Có thể nói, với việc xác định đúng tầm quan trọng của việc xây dựng phương thức thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình nhằm thúc đẩy quá trình phát triển năng lực của trẻ, Hanoi Academy đã và đang khẳng định quyết tâm của nhà trường trong việc thực hiện phương châm “Đào tạo công dân toàn cầu”.
Liên hệ Trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy Địa chỉ: D45 - D46 Khu đô thị Quốc tế Nam Thăng Long - Ciputra, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội SĐT: +84 (4) 3 743-0135 /36 /37 Fax:+84 (4) 3 758-9469 Email: [email protected] Hotline: 0986.94.0909 |
Cô chia sẻ: "Đang ngủ bị gọi dậy bất thình lình. Mẹ chồng tặng con dâu. Cảm xúc không thể nói được cái gì ngoài câu cảm ơn. Mẹ cười rồi đi lên nhà. Còn mình khỏi ngủ. Giá trị món quà nằm ở tấm lòng".
![]() |
Khánh Thi được mẹ chồng tặng quà hàng hiệu. |
Kiện tướng dancesport từ chối tiết lộ giá trị món đồ vì quan niệm "giá trị nằm ở tấm lòng". Tuy nhiên, theo tìm hiểu, chiếc đồng hồ thuộc bộ sưu tập Versace DV One Glamour với thiết kế dây creamic và mặt nạm kim cương còn túi Tory Burch có giá khoảng 1.000 USD (khoảng 23 triệu đồng).
Chia sẻ này của Khánh Thi càng khiến người hâm mộ vui mừng vì mối quan hệ tốt đẹp giữa cô và mẹ chồng ngày càng bền chặt.
![]() |
Mối quan hệ Khánh Thi và mẹ chồng rất tốt đẹp dù cũng từng có sóng gió. |
Phan Hiển từng chia sẻ với VietNamNet rằng khi biết anh quyết định chọn Khánh Thi, bố mẹ đã rất bất ngờ: "Hai đứa vừa quay lại thì có em bé nên cha mẹ rất sốc''.
Lần làm mẹ chồng "không ưng" là năm 2018, khi cô và Phan Hiển cứ mải mê thi đấu và còn đứng lên đòi lại công bằng cho 2 học trò trong giải khiêu vũ thể thao. ''Bố mẹ chồng tôi là doanh nhân bất động sản. Ông bà muốn con mình sung sướng chứ đâu muốn con cái hy sinh bao nhiêu tiền của, công sức, tâm huyết rồi cuối cùng lại bị như vậy'' - nữ kiện tướng chia sẻ.
![]() |
Khánh Thi có mẹ chồng sành điệu và tâm lý. |
Nói về cuộc sống trong nhà chồng, Khánh Thi tiết lộ: "Thật ra cách sống của gia đình chồng tôi cũng dễ. Tuy sống chung nhưng cũng ít khi chạm mặt nhau. Vợ chồng tôi được bố mẹ chồng hậu thuẫn tuyệt đối". Cũng theo chia sẻ của nữ kiện tướng, mẹ chồng còn mua nhà riêng để 2 vợ chồng cô tự lập hơn.
Dù chưa tổ chức đám cưới một cách chính thức nhưng Khánh Thi - Phan Hiển gắn bó và đồng hành bên nhau 6 năm qua. Họ có với nhau 2 con đủ nếp, tẻ. Với sự dày công tập luyện, Phan Hiển đã giành HCV SEA Games 30 trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình cùng người hâm mộ vì 10 năm qua, bộ môn dancesport không có mặt ở đấu trường SEA Games.
Khánh Thi - Phan Hiển nhảy trên nền nhạc phim 'Hạ cánh nơi anh':
Ngân An
Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình để chúc mừng sinh nhật cô con gái nhỏ.
" alt=""/>Khánh Thi được mẹ chồng tặng quà hàng hiệuMô hình đó như sau:
![]() |
Hình ảnh chụp từ WEF |
Lý do khiến các nhà lãnh đạo quốc gia, doanh nhân hàng đầu thế giới và những nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình các nhóm kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 như trên bởi có 3 thách thức lớn với giáo dục và kỹ năng trong thời đại công nghệ số.
1. Thời đại cách mạng công nghệ lần 4 đã bắt đầu, với sức mạnh thay đổi toàn bộ cuộc sống, xã hội và cách sống, cách tương tác giữa con người với con người.
Khi khoa học công nghệ đi cùng tự động hóa cao độ bởi trí tuệ nhân tạo, trí tuệ thông minh, robot, công nghệ Nano, công nghệ in ấn 3D, con người chúng ta đang phải đối mặt với điều gì?
![]() |
Ảnh chụp từ Brookings’ Analysis of Moody Analytics estimate |
Theo nghiên cứu của Brookings (Mỹ), hàng triệu công việc lao động chân tay sẽ không thể quay về Mỹ, không phải bởi vì nhà máy không chuyển về Mỹ được, mà do bởi các công việc đã được thay thế bởi robot.
Cũng theo Brookings, đi xa hơn việc sử dụng robot trong sản xuất, hiện nay, rất nhiều công ty đã nghiên cứu và ứng dụng sẽ dụng trí tuệ thông minh trong các hoạt động thiết kế, vận tải, logistics, bán hàng trên toàn cầu…
![]() |
Ảnh chụp từ Amazon Go website |
2. Giáo dục thế giới nói chung về cơ bản đã đi chậm hơn phát triển công nghệ, chậm hơn yêu cầu đòi hỏi của công việc, của doanh nghiệp và của xã hội.
Cho đến nay, nhiều hơn hai công ty lớn trên thế giới là Ernst & Young và Google đã tuyển dụng nhân sự không dựa trên bằng cấp, mà dựa trên năng lực và kỹ năng cá nhân người lao động.
Hơn 10 năm qua xã hội được “công nghệ” hóa, tự động hóa với tốc độ chóng mặt, thì hầu hết giáo dục ở các nước phát triển cũng như đang phát triển không có thay đổi gì nhiều.
Ở Mỹ, khủng hoảng giáo dục các cấp đã được đề cập chính thức là một trong những rào cản cho phát triển kinh tế và làm chậm năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ở Việt Nam, mặc dù cải cách và đổi mới là những từ được nhắc đến nhiều trong giáo dục, học sinh sinh viên Việt Nam vẫn “chưa” thể sánh vai tự tin đi làm ở thế giới phẳng này, đặc biệt khi trên 90% học sinh phổ thông chúng ta chưa thông thạo tiếng Anh và kỹ năng vi tính...
3. Niềm tin vào năng lực “tự lãnh đạo” của cá nhân, của tổ chức xã hội, của doanh nghiệp xã hội, của thế hệ trẻ thông qua giáo dục có chất lượng nhằm giúp thế giới và cuộc sống của tương lai tốt đẹp hơn.
Ở Davos năm 2016, WEF đã đưa ra bản báo cáo về Tương lai của Việc làm, nhằm dự báo về những ngành nghề, những mảng công việc sẽ có thay đổi lớn trong tương lai đến 2020, trong đó các kỹ năng lao động cơ bản mà sẽ là tương lai của chúng ta được thiết lập như sau:
![]() |
Ảnh chụp từ báo cáo WEF |
Theo đó, các thành phần đa dạng đại diện cho kinh tế toàn cầu đều đồng ý rằng chúng ta chỉ có thể đối mặt với những thách thức lớn trong “sự thiếu hụt kỹ năng lao động” bằng những hoạt động thay đổi tư duy về cách học, cách đánh giá kiến thức và kỹ năng. Kiến thức phần "cứng”chỉ là một trong các cấu phần tạo nên nền tảng tri thức và sử dụng trong kỹ năng lao động mà thôi.
Người học tập mới cần được phát triển toàn diện, đa dạng và có chiều sâu để có khả năng thích nghi với môi trường lao động mà “hầu hết các công việc có nhu cầu cao hoặc có yêu cầu chuyên biệt đều chưa tồn tại trong vòng 10 hay 5 năm trước”.
Như vậy, đối mặt với những thách thức thế kỷ trên, giáo dục Việt Nam đang ở đâu?
Khi nào học sinh sinh viên chúng ta có thể tự tin với hành trang cuộc sống, khi được học và hành đủ 16 kỹ năng mà WEF và UNESCO đề xuất?
Dựa trên những thông tin gần đây về đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT đang soạn thảo, tôi xin chia sẻ một vài gợi ý cho nguyên tắc cần đổi mới cho giáo dục lần này, hy vọng có thể gắn kết chương trình đổi mới giáo dục Việt Nam nói chung, và giáo dục phổ thông đi cùng với con đường mà cả thế giới đang hướng tới.
Thứ nhất:Không có con đường đổi mới nào “ngắn” và “dễ” trong giáo dục, khi chúng ta chưa rõ chúng ta đang ở đâu trong bậc thang giáo dục.
Trong hơn 20 năm mở cửa và thực hiện đổi mới giáo dục, tôi tin là Bộ GD-ĐT và những lãnh đạo đất nước đã có được những nhìn nhận về lý do tại sao đổi mới giáo dục chúng ta không “đúng” và không “trúng” mục tiêu, mặc dù chúng ta đã tốn rất nhiều công sức và tiền của.
Tôi đã có những đề xuất và phản biện cho đề án đổi mới giáo dục phổ thông lần này.
Thứ hai: Tư duy mới về dạy và học, đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghệ mới.
Nếu chúng ta xem xét kỹ 16 kỹ năng cơ bản mà WEF và các chuyên gia đề xuất cho học sinh sinh viên thế kỷ 21, tôi tin là chúng ta phải đồng ý thay đổi cách tư duy về dạy và học từ nay trở đi. Lý do rất đơn giản là việc kiến thức cứng chỉ là một phần trong rất nhiều kỹ năng mà các em cần phải học và rèn luyện.
![]() |
"Tôi tin là buộc học sinh học nhiều môn không giúp cho phát triển các kỹ năng cần phải có" (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Những khái niệm về kỹ năng giao tiếp được gắn với các môn như ngoại ngữ, ngữ văn…, hay kỹ năng mỹ thuật gắn với các môn học lựa chọn như nhạc, họa… có lẽ không còn đúng trong thời đại này.
Học sinh chúng ta cần thấy được vẻ đẹp “mỹ thuật” trong tất cả các môn học mà các em học, bởi vẻ đẹp của toán hay của âm nhạc, không chỉ xuất phát từ nội dung của môn học, mà xuất phát từ góc nhìn, động lực học tập và đam mê cháy bỏng của học sinh khi được chia sẻ niềm thích học với thầy cô và bạn bè.
Chúng ta, nếu ở giai đoạn soạn thảo đề án và chương trình, mà đã có những mặc định “cứng” rằng kỹ năng này thuộc về môn nào, cá nhân tôi quan ngại cho sự thành công của chương trình.
Ngoài ra, mặc dù chúng ta đang nỗ lực hướng đến “giảm tải chương trình”, khi tôi đọc kỹ những giới thiệu về đề án đổi mới giáo dục phổ thông, tôi thực sự lo lắng cho mục tiêu này của đề án.
Chúng ta vẫn cho con em mình học nhiều quá! Tôi rất mong những cán bộ làm đề án xem xét lại báo cáo Bộ GD-ĐT đã làm khi nghiên cứu những nền giáo dục phổ thông ở các nước khác, và công bố bản so sánh dẫn chứng về môn học, giờ học của các nước đứng trong 10 nước hàng đầu về giáo dục với Việt Nam.
Tôi tin là buộc học sinh học nhiều môn không giúp cho phát triển các kỹ năng cần phải có.
Thứ ba: Thu hút tài năng để xây dựng đề án và thực hiện cải cách giáo dục phổ thông.
Nhằm đảm bảo cho thành công của đề án, rất cần công khai tìm kiếm và lựa chọn các chuyên gia, nhà nghiên cứu độc lập có kinh nghiệm về giáo dục mới của quốc tế, về chính sách giáo dục và thực nghiệm ở giáo dục “kỹ năng”.
Chúng ta nên tìm kiếm những tài năng về giáo dục để xây dựng đề án và thực hiện dự án, không phân biệt người Việt hay nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng xin hết sức tránh tình trạng tìm kiến các chuyên gia “cùng đội ngũ” để làm dự án đổi mới, bởi nếu tất cả đội ngũ chuyên gia đều đồng thuận với ban quản lý dự án thì e rằng khó mà thay đổi được.
Chúng ta cần mạnh dạn tìm kiếm những năng lực về giáo dục ở nhiều góc độ khác nhau, nhằm có được những phản biện hữu ích cho giáo dục Việt.
Tôi rất hy vọng, một lần nữa xin được nhắc lại, là chúng ta sẽ không bị “chậm lại” trong chuyến tàu giáo dục của tương lai đất nước.
Nguyễn Thị Lan Hương (NewAsia Global Learning)
" alt=""/>Đổi mới giáo dục: Thách thức thế kỷ 21 từ tiếng gọi Davos