Một năm trước, Đàm Quang Phúc thường xuất hiện những cơn đau đầu và mất ngủ. Tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, anh đi khám và nhận tin bị não đa ổ tiến triển, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh vận động. Anh gặp các vấn đề như khó điều khiển tay chân dẫn đến ngã xe, bước hụt, không thể cầm nắm. Thậm chí, Quang Phúc còn ngã gục khi dự sự kiện. Bạn bè đồng nghiệp từng phải đưa vào bệnh viện kịp thời.
Sức khoẻ nam người mẫu yếu dần do bệnh u não phát triển, lại mắc thêm viêm phổi. Trong khi đó, bố anh mắc ung thư giai đoạn cuối, dì và mẹ phải chia nhau chăm sóc hai người. Nhiều lần, Quang Phúc khóc và tuyệt vọng trước hoàn cảnh éo le của mình.
Hàng ngày, anh nỗ lực tập luyện, mỗi bước đi của anh đều khó nhọc, đau đớn, toàn thân bứt rứt, khó chịu. Ban đầu, Phúc tập luyện trên chiếc khung tập đi bốn chân có bánh xe. Sau đó, anh chuyển sang gậy chống, mỗi ngày đều cố gắng di chuyển để sớm hết bệnh. Đàm Quang Phúc mong ước có thể di chuyển xuống dưới cầu thang để thăm ba và bà ngoại.
Đàm Quang Phúc sinh năm 1987 tại TP HCM. Anh là chuyên gia trang điểm, người mẫu tự do, từng tham gia cuộc thi Vietnam's Next Top Model 2013. Anh còn có năng khiếu làm đồ thủ công. Bệnh của anh được điều trị tại nhà, kết hợp tập luyện, chờ những đợt tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Diệu Thu
" alt=""/>Người mẫu Đàm Quang Phúc bị liệt sau điều trị u não, cha bị ung thư![]() |
Các thí sinh thi tại Hội đồng thi Edexcel (Ảnh: Guardian). |
Phát biểu thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội thường xuyên thông qua các nghị quyết về cơ chế đặc thù.
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu thảo luận. (Ảnh: Quochoi.vn)
“Các cơ chế đặc thù này thường cho phép các đối tượng thực thi được thực hiện phương thức hành động khác với quy định của pháp luật hiện hành, để bỏ qua một số khâu không cần thiết, bỏ qua một số quy định vướng mắc chưa phù hợp để đẩy nhanh tiến độ công việc. Việc sử dụng cơ chế đặc thù đều mang lại hiệu quả tốt, chưa có cơ chế đặc thù nào mang lại tác động xấu”,đại biểu Cường nhấn mạnh.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, việc thiết lập các cơ chế đặc thù sẽ giúp khắc phục sự khô cứng của quy định pháp luật, đưa kế hoạch triển khai phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, qua đó mang lại kết quả tốt.
“Pháp luật có thể phù hợp ở lĩnh vực này, nhưng chưa thực sự phù hợp ở lĩnh vực khác, hoàn cảnh cụ thể khác. Vì vậy, khi luật pháp ban hành hướng đến một nhóm đối tượng cụ thể, có thể dẫn đến việc không phù hợp khi soi chiếu sang vấn đề khác, lĩnh vực khác, hoàn cảnh khác”,đại biểu Cường nêu.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng hiện nay, sẽ nảy sinh rất nhiều mối quan hệ mới, vấn đề mới. Chính vì vậy, trong tương lai, sẽ còn nhiều điểm bất cập về pháp luật cần được khắc phục bằng các cơ chế đặc thù.
Đại biểu cho rằng, không nên chờ đợi các địa phương, các ngành, các lĩnh vực thấy vướng mắc rồi đề xuất cơ chế đặc thù, mà cần chủ động đưa ra cơ chế, phương thức để khắc phục, tháo gỡ những vướng mắc trong pháp luật bằng các cơ chế đặc thù.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đánh giá cao Chính phủ đã đề xuất và chuẩn bị Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Quốc hội đã hết sức trách nhiệm khi kịp thời đưa nội dung thảo luận và biểu quyết Nghị quyết này tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí. (Ảnh: Quochoi.vn)
“Đây là Nghị quyết rất cần thiết để cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao cho Chính phủ tại các Nghị quyết số 100 và Nghị quyết số 108 của Quốc hội khóa XV, trong đó đã đề xuất các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ nhiều nhất khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”,đại biểu Trí nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng nêu rõ, quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thảo Nghị quyết rất nghiêm túc, thận trọng, đúng quy định, bao gồm cả việc xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị quyết, lấy ý kiến các địa phương để hoàn thiện hồ sơ, thẩm định hồ sơ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo đúng tiến độ. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục rà soát, tiếp thu, hoàn thiện theo quy trình rút gọn để hôm nay trình Quốc hội xem xét.
Về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhận thấy quy định như dự thảo Nghị quyết rất thông thoáng về phân bổ vốn. Tuy nhiên, đại biểu này còn băn khoăn về năng lực sử dụng vốn, đặc biệt ở cấp huyện để thực hiện các tiểu dự án của chương trình và cho rằng nếu qua nhiều cấp như vậy có khả năng mất nhiều thời gian.
Đóng góp ý kiến phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hàng năm, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá) bày tỏ thống nhất với cơ chế đặc thù thực hiện dự toán chi thường xuyên.
Đại biểu Mai Văn Hải phát biểu. (Ảnh: Quochoi.vn)
“Trên thực tế, khi Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo dự án thành phần, lĩnh vực sẽ đảm bảo được việc kiểm soát chi đúng mục đích theo mục tiêu đề ra”,đại biểu Hải nói.
Đại biểu Hải cũng cho rằng, còn những khó khăn, vướng mắc nảy sinh như trường hợp chi không đúng đối tượng, nội dung chi không còn phù hợp với thực tiễn của địa phương dẫn đến kết quả giải ngân vốn ngân sách thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp của chương trình mục tiêu quốc gia...
Để khắc phục vấn đề trên, đại biểu cho rằng Thủ tướng giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hàng năm theo tổng kinh phí chi thường xuyên cho từng chương trình mục tiêu quốc gia và giao cho Hội đồng nhân dân địa phương phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần là hoàn toàn phù hợp. Việc này giúp các địa phương chủ động hơn và phân bổ sát thực tiễn thực hiện các nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đại biểu Mai Văn Hải cũng đề nghị cần phải quy định rõ tiêu chí, nguyên tắc phân bổ để các địa phương thực hiện đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia đề ra, tránh tình trạng phân bổ một cách chủ quan, tập trung vào một số dự án cụ thể.
PHẠM DUY" alt=""/>Đại biểu Quốc hội: Cơ chế đặc thù khắc phục sự khô cứng của quy định pháp luật