Buổi làm việc do ông Phạm Khương Duy, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc chủ trì
Theo ông Nguyễn Lê Huy, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc), ngày 27/3, Sở đã công bố đề thi minh họa bài thi tổ hợp gồm các môn Tiếng Anh, Vật lý, Lịch sử.
Ngày 12/4, Sở đã ban hành văn bản hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 có một số thay đổi so với năm học 2018-2019. Điểm đáng chú ý, môn Ngữ văn sẽ chuyển từ hình thức thi tự luận hoàn toàn sang thi tự luận kết hợp trắc nghiệm.
Theo giải thích của ông Huy, điều này nhằm phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh cấp THCS.
Trước thay đổi này, đại diện các Phòng GD-ĐT và nhiều thầy cô phụ trách môn Ngữ văn đã có những trăn trở.
Theo ông Trần Thái Mai, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Sông Lô, qua tìm hiểu tâm tư học sinh, ông Mai kiến nghị Sở nên đưa về hình thi như truyền thống.
Ông Mai cho rằng, việc đưa môn Ngữ văn về hình thức tự luận sẽ làm tăng sự sáng tạo của học sinh. Còn nếu thi theo hình thức trắc nghiệm đôi khi sẽ khiến học sinh trông cậy nhiều vào sự may rủi.
Còn Trưởng phòng GD-ĐT Lập Thạch đề nghị Sở sớm có đề thi minh họa môn Ngữ văn để giáo viên và học sinh kịp thời ôn tập.
Đại diện các Phòng GD-ĐT và nhiều thầy cô tham dự
Trong khi đó, cô Lê Thị Lan (giáo viên Trường THCS Yên Lạc) và cô Nguyễn Thị Hoàng Yến (giáo viên Trường THCS Lập Thạch) đều cho rằng, việc sử dụng hình thức thi tự luận hay trắc nghiệm không ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá học sinh.
“4-5 năm gần đây, tỉnh đều không tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm. Còn thực tế hằng ngày trong quá trình ôn luyện, chúng tôi vẫn cho học sinh kiểm tra theo dạng kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy sự thay đổi này không khiến học sinh gặp phải khó khăn gì nhiều”.
Tuy nhiên, theo cô Yến, Sở cũng nên công bố đề thi minh họa và tỉ lệ % giữa hai phần để học sinh và giáo viên bớt hoang mang.
“Khi có kiến thức thì hình thức thi nào cũng vậy”
Trả lời câu hỏi: “Liệu thời gian 40 ngày kể từ khi công bố đến lúc thi có quá gấp gáp?”, ông Phạm Khương Duy cho rằng, việc học kiến thức là việc hàng ngày chứ không phải đến lúc thi mới học.
“Tới đây, trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ không còn chuyện học sinh phải ôn luyện mới có thể thi mà các em hoàn toàn có thể phát huy năng lực sáng tạo của bản thân”.
Ông Duy cũng khẳng định, Bộ không quy định việc công bố môn thi và hình thức thi vào thời điểm nào. Việc Sở không công bố sớm một phần nhằm khiến học sinh không học lệch vì tập trung vào môn thi mà “bỏ lơ” những môn học khác.
“Học như thế nào sẽ thi như thế ấy chứ không phải thi như thế nào thì học như thế ấy. Khi có kiến thức thì hình thức thi nào cũng vậy. Những kiến thức trong bài thi cơ bản sẽ theo chuẩn kiến thức kỹ năng, không có sự đánh đố.
Đối với môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, đề thi nằm trong chương trình toàn cấp THCS. Còn kiến thức các môn Sinh học và Lịch sử sẽ nằm trong chương trình lớp 9. Học sinh học đúng, đủ theo chuẩn sách giáo khoa là có thể thi được”, ông Duy thông tin.
Trước những thắc mắc của giáo viên về việc công bố đề thi minh họa, tỷ lệ, nội dung và giới hạn kiến thức, ông Duy cho biết, bài thi sẽ có khoảng 20-30% trắc nghiệm, còn lại là tự luận.
Đối với phần thi trắc nghiệm, ngoài hình thức chọn 1 trong 4 đáp án, Sở hoàn toàn có thể ra các dạng thức khác nhau như điền khuyết, ghép đôi, ghi đúng - sai.
Về việc chậm trễ công bố đề thi minh họa, ông Duy nhận trách nhiệm về phía Sở. Đại diện Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho hay, đến hôm nay đã chuẩn bị xong đề thi minh họa. Sau khi kiểm duyệt khâu cuối cùng Sở sẽ công bố, có thể ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4 để thí sinh và giáo viên kịp thời nắm bắt và làm căn cứ ôn tập phù hợp.
Ông Duy thông tin, hằng năm sau khi hết học kỳ, các trường đều gửi bộ câu hỏi tham khảo về Sở. Dự kiến đến hết năm học này, Sở sẽ có khoảng 500 đề thi, cộng với số lượng do các giáo viên cốt cán của Sở chọn làm đề thi. Như vậy, ngân hàng câu hỏi này là cơ sở để Sở tham khảo và xây dựng đề thi phù hợp.
Sở cũng cam kết các đề thi sẽ đảm bảo độ cân bằng khó dễ. “Năm ngoái, chúng tôi từng tổ chức thi hai môn Sinh học và Lịch sử, cũng đều là những môn mới trong bài thi tổ hợp nhưng không có vấn đề gì xảy ra và không thấy có phản ánh gì. Do vậy những thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng làm bài của thí sinh”, ông Duy nói.
Năm học 2019-2020, dự kiến Vĩnh Phúc có khoảng 15.300 học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập là 10.635 học sinh (chiếm tỷ lệ 69,5%). Số còn lại các em học nghề, giáo dục thường xuyên.
Thanh Hùng – Thúy Nga
- Việc thay đổi hình thức thi vào THPT bằng bài thi tự luận kết hợp trắc nghiệm tại tỉnh Vĩnh Phúc đang gây xáo trộn với thầy và trò lớp 9 tại địa phương.
" alt=""/>Vĩnh Phúc giải thích chuyện thay đổi hình thức thi trước 40 ngày tuyển vào lớp 10Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội đã có thống kê mới nhất về số lượng học sinh đăng ký vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn năm học 2019-2020.
" alt=""/>Đà Nẵng công bố số lượng nguyện vọng vào lớp 10 năm học 2019Phát biểu tại lễ khai mạc vòng chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” diễn ra sáng 28/11, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) Vũ Quốc Khánh cho biết, đây là năm thứ 13 cuộc thi được tổ chức và là năm thứ 2 cuộc thi mở rộng ra khu vực ASEAN.
“Cuộc thi năm nay được tổ chức với phương thức và quy mô đặc biệt khác với các năm trước do bối cảnh ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đặc biệt, Vòng thi chung khảo lần đầu được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa thi trực tuyến và trực tiếp”, ông Khánh cho hay.
Tham gia tranh tài về kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin tại vòng chung khảo, 10 đội sinh viên Việt Nam thi online tập trung tại cơ sở đào tạo Hà Nội của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; còn 6 đội quốc tế thi online hoàn toàn tại nước của mình. Đây đều là những đội thi đã thể hiện xuất sắc trong vòng sơ khảo diễn ra ngày 31/10.
Danh sách 16 đội thi chung khảo "Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2020". |
Đề thi chung khảo được xây dựng theo cách thức đối kháng (tấn công và phòng thủ trực tiếp). Các đội thi trong thời gian 8 giờ liên tục.
Luật chơi của đề thi chung khảo dựa trên thể thức King of the hill (KOTH) và Attack Defense (AD). Theo đó, cuộc thi được chia thành nhiều hiệp thi đấu, nhiệm vụ của các đội chơi là đánh chiếm các vùng đất (châu lục) thông qua khai thác lỗi của dịch vụ và submit flag tương ứng trong mỗi hiệp đấu. Đồng thời, các đội phải bảo vệ các vùng đất đang chiếm đóng thông qua việc vá các lỗ hổng bảo mật của dịch vụ.
Vòng chung khảo có tổng cộng 88 hiệp thi đấu. Cụ thể, trong 4 giờ đầu tiên có 24 hiệp đấu, với mỗi hiệp 10 phút; 2 giờ tiếp theo cũng có 24 hiệp nhưng mỗi hiệp kéo dài 5 phút; và 2 giờ cuối cùng có 40 hiệp, với 3 phút/hiệp.
![]() |
Luật chơi của đề thi chung khảo “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” dựa trên thể thức King of the hill (KOTH) và Attack Defense (AD). |
Về cách thức tấn công, các đội chơi đánh chiếm các vùng đất (châu lục) thông qua khai thác lỗi dịch vụ và submit flag thành công sớm nhất trong mỗi hiệp đấu. Sau khi đánh chiếm thành công, đội chơi sẽ sở hữu vùng đất và giành trọn số điểm vùng đất đó mỗi round; cho đến khi vùng đất bị đội khác cướp đoạt. Đáng lưu ý, flag của vùng đất sẽ được thay đổi vào đầu của mỗi hiệp đấu và các dịch vụ được thiết kế với nhiều lỗ hổng bảo mật khác nhau.
Ví dụ như, tại vòng 6, Team 9 chiếm thành công (cắm cờ) vùng đất Bắc Mỹ (500 điểm), thì Team 9 sẽ sở hữu vùng Bắc Mỹ và nhận được 500 điểm trong Hiệp 6 và những hiệp tiếp theo cho đến khi Bắc Mỹ bị một đội khác cướp đoạt thông qua việc submit thành công flag của vùng Bắc Mỹ.
Đối với việc phòng thủ, sau khi chiếm thành công một vùng đất, đội chiếm đóng có thể triển khai hệ thống phòng thủ không thông qua việc vá lỗi các lỗ hổng dịch vụ. Tuy nhiên, đội chiếm đóng chỉ có 1 lượt miễn phí triển khai hệ thống phòng thủ (bản vá) trong suốt quá trình chiếm đóng vùng đất (lượt vá thêm có thể mua bằng tiền có được từ việc giải các bài Jeopardy).
Bản vá lỗi sẽ được kiểm duyệt tự động và trả về trạng thái “Đồng ý” hoặc “Từ chối". Khi được đồng ý, nghĩa là bản vá vượt qua được việc kiểm duyệt của hệ thống và được áp dụng lên dịch vụ tương ứng của vùng đất; các đội chơi khác sẽ được thông báo về bản vá và có quyền xem nội dung bản vá. Trường hợp bị từ chối - bản vá không vượt qua việc kiểm duyệt của hệ thống, sẽ bị vô hiệu ngay lập tức. Song song, các đội chơi khác sẽ được thông báo về tình trạng bản vá.
![]() |
Bảng xếp hạng 16 đội thi sau 4 giờ thi đấu đầu tiên của vòng chung khảo "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020". |
Theo ghi nhận của phóng viên, sau 4 giờ thi đấu tương đương với 24 hiệp đầu tiên, dẫn đầu là đội NotEfiens đến từ Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, với 1.200 điểm và 500 coin. Có cùng số điểm với NotEfiens nhưng kém số coin, đội HCMUS.TWICE của Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM xếp ở vị trí thứ 2. Các đội xếp ở các vị trí tiếp theo là AmongUs (Đại học FPT Hà Nội), MSEC_ADC (Học viện Kỹ thuật Quân sự) và PTIT.1NFERNO (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) với điểm số lần lượt là 700, 600, 500 điểm.
Với các đội thi đến từ các nước ASEAN khác, sau 4 giờ thi đấu đầu tiên, ngoài đội Elite 1 đến từ Indonesia ghi được 100 điểm, các đội còn lại đều chưa ghi được điểm.
Tính đến 13h ngày 28/11, bảng xếp hạng đang chứng kiến sự cách biệt điểm số giữa vị trí số 1, 2 và các vị trí còn lại. Trong khi HCMU.Twice và NotEfiens đang thay nhau giữ vị trí nhất và nhì với 2.400 điểm, các đội ở vị trí còn lại chỉ đạt 900 điểm. Sáu đội gồm PTIT.AmongUs, CyberX, Bermuda, SMU Whitehat Society, Sarang Tabuan và cyberpunk2020 vẫn chưa ghi được điểm.
Cơ cấu giải thưởng vòng chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020” gồm có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 4 giải Ba và 6 giải Khuyến khích (các đội được giải phải có điểm trên bảng xếp hạng). Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ diễn ra trong phiên toàn thể buổi sáng của hội thảo quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020” được tổ chức vào ngày 2/12/2020 tại Hà Nội." alt=""/>Công bố đề thi chung khảo “Sinh viên với ATTT ASEAN 2020”