Ở thời điểm hiện tại, trào lưu “move to earn” đã trở thành một hiện tượng khuấy đảo thế giới Blockchain. Theo thống kê của Coinmarketcap, dù mới chỉ có hơn 10 dự án “move to earn” đang hoạt động, các ứng dụng này đã có tổng giá trị vốn hóa lên tới 2,3 tỷ USD, với tổng giá trị giao dịch trong 24h qua là hơn 2,5 tỷ USD.
Dẫn đầu cho trào lưu “move to earn” là StepN - ứng dụng do công ty Satoshi Lab phát triển. Ngay tại Việt Nam, cũng bắt đầu xuất hiện những startup phát triển các ứng dụng “move to earn” sẵn sàng cạnh tranh giành giật thị trường với các đối thủ ngoại.
Mới đây, VietNamNet đã có dịp gặp gỡ anh Nguyễn Nhật Khánh - CEO RUN Together để cùng trao đổi về xu hướng “move to earn” và cơ hội của các startup Việt trong trào lưu công nghệ mới này.
RUN Together hiện là một trong số ít các startup của người Việt làm về lĩnh vực “move to earn”. Dự án này cũng đã gây ấn tượng mạnh dù chỉ vừa mới ra mắt thị trường quốc tế.
PV: Nhiều người vẫn chưa biết về RUN Together, đầu tiên, anh có thể chia sẻ một vài thông tin cơ bản về RUN Together được không?
Nguyễn Nhật Khánh:RUN Together là dự án “move to earn” được xây dựng trên nền tảng Binance Smart Chain. Khi cài đặt RUN Together, thông qua tín hiệu GPS, kết hợp cùng dữ liệu cảm biến đo lường số bước chân và dữ liệu từ app theo dõi sức khỏe, ứng dụng sẽ ghi nhận kết quả và trả về điểm số là lượng token thưởng tương ứng.
Studio của mình hiện có hơn 150 thành viên. Họ đều là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain cũng như phát triển ứng dụng. Các thành viên cốt cán có thể kể tới là anh Chung Lê - Giám đốc Sản phẩm với nhiều năm kinh nghiệm lập trình ứng dụng và anh Lê Khải - Giám đốc Marketing, người đứng sau sự phát triển của AFGG - một cộng đồng GameFi rất lớn.
PV: Tính đến thời điểm hiện tại, RUN Together đã đạt được những kết quả gì?
Nguyễn Nhật Khánh: Sau đợt IDO (phân phối token lần đầu), lượng người dùng và theo dõi dự án đã tăng hơn 400% so với trước đó. Coinmarketcap cũng đã ghi nhận khối lượng giao dịch khổng lồ (lên tới 200 triệu USD) của RUN Together chỉ trong 24 tiếng đầu tiên.
RUN Together được phát triển bởi MoonLab, hiện đã tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, công ty công nghệ, nền tảng phân phối token lớn như ONUS, FAM Central, BSCStation, JadeLabs, FundGo... và đang tập trung hoàn thiện sản phẩm trước khi khởi chạy vào ngày 7/5 tới.
PV: Một số nhận xét cho rằng RUN Together chỉ là bản nhái của StepN, startup số 1 hiện nay về mảng “move to earn”. Vì sao anh lại làm dự án này?
Điểm khác biệt giữa RUN Together với các startup nổi tiếng khác về “move to earn” như StepN, DotMoovs… là gì?
Nguyễn Nhật Khánh: Đội ngũ phát triển dự án của chúng mình đã nhận thấy tiềm năng của thị trường “move to earn” từ lâu, đồng thời sớm đã có những bước nghiên cứu, thiết lập ứng dụng cốt lõi ban đầu.
Việc StepN ra đời trước và giờ đang nổi lên như một đơn vị thống lĩnh thị trường là điều khá đáng tiếc. Tuy vậy, mình tin rằng cơ hội sẽ vẫn có cho tất cả mọi người. RUN Together có thể cạnh tranh sòng phẳng với StepN và các dự án khác như những gì Axie Infinity đã từng làm được.
Điểm khác biệt của RUN Together so với các dự án “move to earn” khác là những tính năng như chạy theo nhóm, thi đấu, chế độ huấn luyện và cả các hoạt động thể dục cộng đồng,...
Điều này sẽ tăng thêm tính xã hội và góp phần kết nối những người dùng yêu thích việc chạy bộ với nhau. Đó cũng chính là giá trị cộng đồng mà dự án đang hướng tới.
Bên cạnh đó, giống với các ứng dụng “move to earn” khác, điểm tích cực mà người dùng nhận được chính là sự cải thiện về sức khỏe và chất lượng cuộc sống khi tham gia.
PV: Nhiều dự án GameFi từng mắc sai lầm về tokenomics (mô hình kinh tế), dẫn tới hậu quả là họ chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. RUN Together sẽ xử lý vấn đề lạm phát token của game thế nào?
Nguyễn Nhật Khánh: Đội ngũ phát triển RUN Together đã có những kế hoạch ngay từ ban đầu để xử lý vấn đề lạm phát.
Theo đó, các vật phẩm NFT sẽ chỉ được bán với một số lượng giới hạn cho người tham gia. Token RUN của dự án cũng sẽ có nhiều công dụng thông qua việc chi trả cho các yếu tố hỗ trợ người dùng trong quá trình di chuyển.
Điều này không chỉ giúp cho token tránh được lạm phát mà còn khiến cho những vật phẩm NFT giữ được giá trị của chúng trong một thời gian dài.
PV: Có điểm gì giống và khác nhau giữa 2 xu hướng “move to earn” và “play to earn”. Sau đó liệu còn có sự xuất hiện của một trend “to earn” nào khác?
Nguyễn Nhật Khánh:Về cơ bản, cả “move to earn” và “play to earn” đều giúp người dùng tạo ra lợi nhuận thông qua việc trao đổi, mua bán các đồng token, vật phẩm NFT trong trò chơi.
Tuy vậy, nếu như người chơi “play to earn” có thể treo cả một dàn máy để “cày bừa” thì với “move to earn”, việc tạo ra giá trị chỉ đến thông qua những hoạt động thể chất thực tế. Điều này khiến thu nhập của người chơi không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn và trang bị, mà còn đến từ khả năng thể chất và sự kiên trì, ý chí bền bỉ của người tham gia.
Với tốc độ thay đổi và phát triển của Blockchain như hiện nay, trong tương lai không chỉ có “move to earn” và “play to earn” mà có thể còn nhiều hình thức “to earn” hơn nữa. Tuy vậy, mình tin người Việt sẽ là nhân tố tác động đáng kể vào các xu hướng công nghệ đó bất kể nó có là gì.
PV: Nhiều người cho rằng “move to earn” chỉ là là một xu hướng nhất thời, theo anh điều này có đúng không? Liệu các dự án “move to earn” có thể vượt qua cái mác đó và trở thành một sản phẩm dài hạn?
Nguyễn Nhật Khánh: Mình nghĩ “move to earn” không phải là một xu hướng ngắn hạn mà nó mang tính lâu dài. Để trở thành một sản phẩm dài hạn, các dự án “move to earn” phải liên tục thu hút được cộng đồng bằng cách tạo ra những giá trị sản phẩm không mờ nhạt theo thời gian. Chỉ có như vậy, các dự án “move to earn” mới có thể thoát khỏi cảnh “sớm nở tối tàn”.
Hơn hết, trong cuộc chơi này, các startup cần hướng người dùng tới lối sống lành mạnh và duy trì nó như một thói quen sinh hoạt thường xuyên. Đây mới chính là giá trị cốt lõi của các dự án “move to earn” thay vì chỉ nghĩ đến việc kiếm lời trong quá trình di chuyển.
PV: Nếu đã đi sau, đâu sẽ là cơ hội của các startup “move to earn” Việt khi phải cạnh tranh với StepN và những đối thủ sừng sỏ nước ngoài?
Nguyễn Nhật Khánh:Ở góc nhìn của mình, “move to earn” sẽ vượt lên tầm của một trào lưu ngắn hạn. Mọi việc chỉ mới là giai đoạn mở đầu. Thực tế là trong các lĩnh vực công nghệ, Blockchain là lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng nhất. Cơ hội vì thế vẫn sẽ còn với bất kỳ ai, miễn là chúng ta dám nắm lấy nó.
Khả năng tư duy logic, toán học và sự cần cù, chăm chỉ chính là những ưu điểm của người Việt. Đó là những yếu tố giúp người Việt đang đứng ở top đầu thế giới về mảng GameFi. Với kinh nghiệm đã có trong việc xây dựng và duy trì các mô hình kinh tế ở mảng “play to earn” trước đây, các startup Việt hoàn toàn có khả năng đi sau về trước trong cuộc chạy đua “move to earn” sắp tới.
PV: Cảm ơn anh vì buổi trao đổi này.
Trọng Đạt
" alt=""/>CEO app move to earn RUN Together: Chúng tôi không phải bản đạo nhái của StepN![]() |
Học sinh Trung Quốc và Hàn Quốc du học Mỹ ngày càng tăng. Ảnh: Alamy/The Guradian |
Ngày 28/5, luật sư David Hickton ở bang Pennsylvania, đưa ra 35 bản cáo trạng, trong số đó, danh tính của những người tuổi từ 19 đên 26 có liên quan đã được xác định.
Trong số đó, 10 bị cáo hiện sống tại các bang California, Wisconsin, Oregon, Pennsylvania, Virginia và Massachusetts. Cảnh sát đã bắt một người ở bang Massachusetts. Tòa án cũng gửi lệnh triệu tập đến 9 người ở Mỹ và hai người khác ở Trung Quốc, theo AP.
Để có thể vào các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, nhiều người chi khoảng 6.000 USD thuê người thi hộ.
Họ liên hệ qua Internet và các công cụ trò chuyện trực tuyến. Hộ chiếu giả được làm ở Trung Quốc, sau đó chuyển sang Mỹ qua đường bưu điện. Bồi thẩm đoàn thành phố Pittsburgh truy tố các bị cáo - người thuê và người thi hộ - tội thông đồng làm giả hộ chiếu và lừa đảo.
Các vụ thi hộ diễn ra từ năm 2011 đến năm 2014. Công tố viên từ chối cung cấp tên trường đại học có thí sinh thi hộ và đang tiếp tục điều tra vụ việc.
"Tôi cho rằng, số vụ gian lận còn nhiều hơn và không chỉ giới hạn ở du học sinh Trung Quốc. Trước đây, chúng tôi từng phát hiện trường hợp là công dân Ả Rập", ông Hickton nói.
Ông Robert Schaeffer, Giám đốc Chương trình Giáo dục công, lo ngại, nhiều sinh viên trong và ngoài nước gian lận trong kỳ thi tuyển sinh của các trường đại học Mỹ.
"Tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là phần nổi của tảng băng trôi", ông nói. Ông cho biết trên AFP, nhiều thí sinh đã gian lận trong bài thi SAT ở châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
"Áp lực giành điểm cao để trúng tuyển các trường đại học ở Mỹ của sinh viên châu Á rất lớn. Vì thế, họ và gia đình thường chọn cách gian lận", ông nói.
Theo Viện Giáo dục Quốc tế, người Trung Quốc chiếm phần lớn trong số các du học sinh tại Mỹ, với 274.439 người trong năm học 2013 - 2014, chiếm 31% số sinh viên quôc tế. Ân Độ là nước đứng thứ hai với 11,6%. Hàn Quốc đứng thứ ba, chiếm 7,7%.
Đặc vụ John Kelleghan thuộc Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Mỹ, cho biết, bị cáo không chỉ gian lận để trúng tuyển mà còn vi phạm luật về thị thực.
5 sinh viên đã bị buộc tội thi hộ và 15 người khác phạm tội thuê người thi hộ với mức giá từ 500 USD đến 3.600 USD, New York Times đưa tin.
Ông Schaeffer cũng cho rằng, hai tổ chức College Board và Educational Testing Service đang tồn tại "các vấn đề về an ninh thi cử trong những kỳ thi toàn cầu". Việc sử dụng lại bài kiểm tra giống nhau tại khu vực thuộc múi giờ khác nhau là một trong số những vấn đề đó.
Theo ông, sự xuất hiện của camera siêu nhỏ, các công cụ nhắn tin nhanh, trang web đen và công nghệ cao khác, cho phép sao chép và truyền tải thông tin nhanh chóng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận xảy ra thường xuyên.
Theo Nguyễn Sương- Zing News
" alt=""/>Mỹ truy tố 15 du học sinh Trung Quốc