Tôi và anh yêu nhau từ ngày còn là sinh viên. Tình yêu tuổi trẻ đúng là êm đềm, hạnh phúc, vô lo vô nghĩ. Nhưng khi bước chân vào hôn nhân, tôi mới hiểu được những vất vả mưu sinh là thế nào.
Cả hai không xuất thân giàu có nên càng động viên nhau cố gắng làm ăn, kiếm công việc ổn định. Khi thu nhập ổn, tôi và anh quyết định tiến tới hôn nhân. Sau hơn 5 năm thuê nhà ở thành phố, chúng tôi mua được căn hộ chung cư rộng 70m2. Khỏi phải nói, hai vợ chồng vui và tự hào thế nào.
Biết chồng cố gắng, tôi luôn dành cho anh những lời động viên, an ủi. Lúc nào tôi cũng cổ vũ anh góp vốn làm ăn với bạn bè, là hậu phương cho anh lo phát triển sự nghiệp.
Thậm chí, khi anh cần tôi hỗ trợ việc con cái, nhà cửa, tôi sẵn sàng bỏ công việc lương không quá cao để về làm hậu phương cho anh yên tâm công tác.
Tôi chọn ở nhà 3 năm và cũng trong 3 năm đó, chồng thăng quan tiến chức. Anh từ nhân viên bình thường lên chức trưởng phòng rồi làm giám đốc. Tôi tin ngôi nhà ban đầu ấy đã tạo động lực cho chồng tôi làm ăn. Nợ nần trả hết, chồng tôi có của ăn của để và vai vế trong công ty.
Con cái đã lớn, tôi muốn quay lại công sở làm việc, nhưng anh khuyên tôi ở nhà. Anh nói tôi đi làm chỉ lương vài triệu, anh lo được khoản đó.
Với anh, con cái là quan trọng nhất. Anh muốn tôi chuyên tâm chăm con, dạy con học tốt hơn là thuê người ngoài. Mỗi tháng, anh chuyển cho tôi 15 triệu đồng, chi tiêu các thứ sinh hoạt trong gia đình. Ngoài ra, có công to việc lớn gì, chồng sẽ là chủ chi.
Ban đầu, tôi thấy khá hài lòng về việc đó. Vì ngoài thời gian chăm con, tôi có thể thảnh thơi đi chơi, tập thể dục, cà phê với bạn bè. Nhưng những lần có việc, hỏi đến tiền, chồng bắt đầu kêu ca, phàn nàn tôi tiêu lắm, hoang phí khiến tôi ái ngại.
Trước giờ, tôi không phải người đòi hỏi, cũng không phải người hoang phí. Nhưng nuôi hai đứa con, sinh hoạt gia đình đủ thứ, 15 triệu đồng sao đủ?
Tôi chỉ không muốn gây áp lực cho chồng nên cố gắng tiết kiệm chi tiêu. Nửa năm trở lại đây, lúc nào anh cũng hỏi câu làm gì, tiêu gì, sao lại hết tiền khiến tôi chán nản.
Nhiều lần như vậy, vợ chồng lại cãi nhau to. Tôi cảm thấy bản thân bị xúc phạm vô cùng. Tôi nghĩ đến chuyện đi làm trở lại nhưng chồng bắt đầu khó chịu.
Đỉnh điểm là hôm trước, tôi nhờ chồng mua biếu bố mẹ chiếc điều hòa vì điều hòa ở quê hỏng. Tôi muốn đổi cho bố mẹ cái điều hòa công suất lớn, hai chiều để tiện cả mùa hè, mùa đông.
Nhưng khi tôi vừa đề nghị, mặt anh tối sầm lại. Anh nói tôi chỉ biết tận dụng tiền của chồng để lo chuyện nhà mình.
Tối đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, định đi vay bạn lo cho bố mẹ rồi trả dần khi đi làm lại. Nhưng điều khiến tôi sốc hơn là đọc được dòng tin nhắn của anh gửi cho mẹ tôi: "Mẹ không nên việc gì cũng hỏi tiền vợ con như vậy. Con biết, con làm giám đốc, kinh tế khá nhất nhà này nhưng vợ con không đi làm. Con cũng phải gồng gánh nuôi cả gia đình.
Có cái gì cần đến tiền là mẹ gọi cho vợ con, làm chúng con cãi nhau. Mẹ ốm đau sao không gọi mấy anh chị ở gần mà cứ phải gọi cho vợ con? Chúng con không phải ngân hàng để sẵn sàng chi ra đâu ạ".
Từng câu, từng chữ ngấm vào đầu tôi. Tôi không dám tin người chồng tôi yêu thương hết mực lại cư xử tệ bạc như vậy với bố mẹ vợ.
Vài triệu bạc cái điều hòa to tát vậy sao? Trong khi bố mẹ chồng ở quê, anh mua xe máy, sắm sửa đủ thứ, còn lo sửa sang nhà cửa, cho các cháu vay tiền làm ăn.
Anh coi bố mẹ tôi là cái gì, coi tôi là kẻ ăn bám nhưng anh lại cấm tôi đi làm? Vậy có phải là quá tồi tệ không?
Anh quên mất vì sao anh có được ngày hôm nay. Anh được làm giám đốc cũng nhờ hậu phương là vợ. Nhưng khi anh có chức quyền, anh bắt đầu tính toán, so đo từng đồng, còn cho rằng vợ anh hèn kém, không làm ra tiền.
Tôi hy sinh vì gia đình này không có nghĩa là tôi không làm ra tiền. Chỉ bởi anh quá ích kỷ, có tiền nên thay lòng đổi dạ mà thôi.
Tôi tưởng con gái có chồng làm giám đốc sẽ mua mặt cho bố mẹ, ai ngờ "rước nhục" cho gia đình? Tôi có nên ly hôn vì chuyện này không?
Theo Dân Trí
Chuyến đi Myanmar lần này, đương kim Hoa hậu Phan Kim Oanh đi cùng Á hậu cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hoà bình Việt Nam 2023 Minh Huệ. Á hậu Minh Huệ sẽ là gương mặt đại diện cho Việt Nam tham gia cùng với hơn 30 đại diện các nước bạn trên thế giới cùng nhau chinh chiến.
Chia sẻ với truyền thông trước giờ lên đường, cô cho biết sẽ luôn nỗ lực, cố gắng đem sứ mệnh gìn giữ hòa bình để giúp đỡ cộng đồng, xã hội.
Hoa hậu Kim Oanh không giấu được sự hồi hộp và xúc động, đồng thời cũng rất vui mừng, hạnh phúc khi có rất nhiều anh chị em thân thiết, gia đình đến cổ vũ và tiếp thêm động lực cho chặng đường kết thúc nhiệm kỳ của cô.
Một năm đăng quang, Phan Kim Oanh đã có một nhiệm kỳ đáng nhớ. Hành trình rực rỡ của một hoa hậu đã tạo cơ hội để cô thực hiện nhiều hoạt động và dự án thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em học sinh tại nhiều tỉnh thành trên mọi miền Tổ quốc. Cô cũng từng tham gia làm thiện nguyện hỗ trợ tặng các suất ăn cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại Myanmar.
Nàng hậu cũng đảm nhận nhiều vai trò quan trọng ở các cuộc thi sắc đẹp như Chủ tịch Miss Multicultural World - Hoa hậu Đa văn hóa Thế giới.
Trong suốt thời gian đăng quang, Hoa hậu Phan Kim Oanh là đại sứ của tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ trên toàn thế giới, ngăn chặn bạo lực và bất bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Bên cạnh đó cô phải hoàn thành các sứ mệnh về từ thiện, cộng đồng trong nhiệm kỳ 1 năm của mình ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
Nàng hậu còn đại diện cho Việt Nam tham dự các sự kiện văn hóa lớn khi nhận được lời mời từ BTC cuộc thi Mrs Grand International, cô cũng sẽ chính thức làm Giám khảo các mùa Mrs Grand Internationaltrong những năm tiếp theo.
Mrs Grand International là đấu trường nhan sắc quốc tế uy tín dành cho quý bà, với thông điệp phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình và hơn hết là tìm kiếm đại sứ đại diện cho tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ trên toàn thế giới, ngăn chặn bạo lực và bất bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. |
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ thông tin về kết quả việc tham gia hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là những nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 tại châu Phi.
Bên cạnh trình độ chuyên môn, các sĩ quan Việt Nam còn tạo được dấu ấn tại các phái bộ thông qua các hoạt động như dạy học cho trẻ em địa phương, hướng dẫn người dân bản địa tăng gia sản xuất, vệ sinh phòng dịch, may khẩu trang cấp phát miễn phí cho đồng nghiệp quốc tế và người dân để phòng chống dịch.
Hiện tại Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 3, sẵn sàng tiếp quản vai trò nhiệm vụ của Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 2. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiệm kỳ của Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 2 nhiều khả năng phải kéo dài, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị LHQ cần có chính sách hỗ trợ dành cho những quân nhân tham gia lực lượng GGHB bị kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ, trong đó có các sĩ quan Việt Nam.
Phó Tổng thư ký LHQ cảm ơn những nỗ lực của Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 2 trong việc đề ra các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời đề xuất Việt Nam tăng cường hoạt động này hơn nữa nhằm hỗ trợ Phái bộ GGHB LHQ ở Nam Sudan.
Ông Atul Khare cũng khẳng định: LHQ sẽ có sự ghi nhận xứng đáng nhằm khuyến khích nỗ lực của lực lượng GGHB trong phòng chống dịch, trong đó có các sĩ quan Việt Nam.
![]() |
Hội đàm trực tuyến giữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Phó Tổng thư ký LHQ Atul Khare |
Sớm triển khai đội Công binh GGHB của Việt Nam tới thực địa
Ông chúc mừng Việt Nam, cụ thể là Học viện Quân y, đã sản xuất thành công bộ kít thử virus SARS-CoV-2, chúc mừng kết quả tích cực của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 đồng thời đề xuất nhiều kế hoạch mở rộng hợp tác trong thời gian tới.
Liên quan tới đội Công binh GGHB của Việt Nam đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị, đặc biệt về huấn luyện và trang bị, Phó Tổng thư ký Atul Khare đề nghị 2 bên triển khai các thủ tục để nâng mức cấp độ sẵn sàng của đội Công binh để sớm triển khai tới thực địa.
Tại hội nghị, hai bên cũng trao đổi về một số hoạt động trọng tâm của Việt Nam trong năm đảm nhiệm vai trò kép: Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực HĐBA, đặc biệt là kế hoạch tổ chức Hội nghị “Phụ nữ với hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc” và Lễ kỷ niệm 10 năm sáng kiến ADMM+ do Việt Nam đề xuất.
Phó Tổng thư ký LHQ Atul Khare bày tỏ ủng hộ các nội dung, sáng kiến, kế hoạch tổ chức các hoạt động trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò kép, khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam trong các sáng kiến khác về Gìn giữ Hòa bình và thống nhất cao về việc sẽ tổ chức Hội nghị “Phụ nữ với hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc” sau khi dịch bệnh được khống chế.
Bảo Đức
Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ đạo xác định nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên và quan trọng nhất trong thời điểm dịch Covid-19 là đảm bảo an toàn cho lực lượng GGHB của Việt Nam.
" alt=""/>Phó tổng thư ký LHQ đề xuất Việt Nam hỗ trợ phái bộ chống Covid