Cùng tâm tư này, bạn đọc Duc Hoa đặt câu hỏi: “Tại sao nhân viên trường học… cũng phục vụ ngành giáo dục nhưng không được hưởng phụ cấp như giáo viên, trong khi con giáo viên lại được đề xuất miễn học phí?".
Độc giả này bày tỏ cảm thấy không công bằng vì "khi chúng tôi đề nghị được hưởng 25% phụ cấp - mức thấp nhất như văn thư các ngành khác đang hưởng - đại diện Bộ GD-ĐT trả lời còn phụ thuộc ngân sách, đang khó khăn. Khi Bộ GD-ĐT tính toán đến việc miễn học phí cho con em giáo viên thì nhân viên trường học lại không được đề cập tới”, anh Duc Hoa nêu ý kiến.
Cùng quan điểm này, độc giả Hoàng Trọng thắc mắc: “Tại sao nhân viên trường học chúng tôi lại bị bỏ quên trong văn bản của Bộ GD-ĐT? Tại sao trong đề xuất miễn học phí không nêu là ‘cán bộ, viên chức công tác trong ngành giáo dục' như những ngành khác? Giáo dục đâu phải chỉ có mỗi nhà giáo?”.
Với quan điểm nên miễn học phí cho tất cả những gia đình có thu nhập thấp, dù là con giáo viên hay nhân viên trường học hoặc ở các ngành khác, độc giả Thy Nguyen cho rằng, nếu muốn có sự công bằng cần hỗ trợ cho những người cần. “Thu nhập bao nhiêu là thấp cần có quy chuẩn, tiêu chí, chứng minh rõ ràng. Con những người có thu nhập dưới khoản đó sẽ được miễn học phí, dù bố mẹ làm nghề gì, ở vị trí nào”, Thy Nguyen nêu ý kiến.
Trong số các bình luận dưới những bài viết của VietNamNet về đề xuất miễn học phí, nhiều người, trong đó có các thầy cô giáo, bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại hay đầu tư vào các khía cạnh khác trong giáo dục.
Độc giả Manh Hung Duong viết: "Nghề nào cũng có giá trị, đóng góp cho xã hội. Bộ GD-ĐT nên tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách trong ngành như dạy thêm, luân chuyển giáo viên, hay tăng cường cơ sở vật chất cho các vùng khó khăn, thay vì đề xuất miễn học phí cho con giáo viên".
Ông Hung Duong cũng mong muốn các cơ quan chức năng đầu tư thêm vào việc xây dựng trường học, cải thiện cơ sở hạ tầng như lắp điều hòa trong lớp học, tránh tình trạng lạm thu gây bức xúc trong dư luận.
Là một nhà giáo, độc giả Xuân Thành thẳng thắn: “Nên dành 9.200 tỷ xây dựng trường lớp, đầu tư cho vùng cao khó khăn. Giáo viên chúng tôi không giàu nhưng cũng đủ nuôi con ăn học”.
Còn thầy giáo Trần Ngọc bày tỏ: “Dù vợ chồng tôi đều là giáo viên nhưng tôi phản đối chủ trương này". Anh Ngọc cho rằng, trong bối cảnh gần đây xảy ra nhiều vụ việc không tốt ảnh hưởng đến uy tín của nghề giáo, đề xuất miễn học phí cho con giáo viên có thể khiến dư luận xã hội càng không có cái nhìn thiện cảm với thầy cô.
Cũng là người trong ngành giáo dục, một độc giả khác cho rằng điều giáo viên cần là được ghi nhận, tạo điều kiện để tập trung vào việc dạy học kiến thức, kỹ năng và nhân cách cho học sinh, chứ không phải miễn đóng học phí cho con. “Chúng tôi cần được giải phóng khỏi đủ thứ việc hành chính không tên và các cuộc thi nặng thành tích”, vị này nói.
Bên cạnh luồng ý kiến không đồng tình với việc miễn học phí cho con giáo viên, cũng có một số người lên tiếng ủng hộ đề xuất này. Độc giả Nguyễn Thiên Trung bày tỏ: "Mong đề xuất sớm trở thành hiện thực vì nhiều giáo viên đang gặp khó khăn về tài chính khi nuôi con ăn học và chăm sóc cha mẹ già, trong khi mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng."
Cùng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Thiên Lý cho rằng, giáo viên có lương cao thường là những người công tác lâu năm và con cái họ đã học xong. Đề xuất này chủ yếu sẽ hỗ trợ cho các giáo viên trẻ, những người có thu nhập thấp hơn và đang phải nuôi con nhỏ.
Là một giáo viên lâu năm tại tỉnh Đồng Tháp, trong thư gửi VietNamNet, độc giả Nguyễn Hữu Nhân bày tỏ sự vui mừng khi biết có đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo. Theo ông, ngành nghề nào cũng cao quý nhưng có khác nhau ở chỗ sản phẩm của nghề giáo là con người với nhiều thế hệ tiếp nối nhau.
“Sản phẩm của các ngành nghề khác nếu có lỗi, có thể khắc phục nhưng sản phẩm của ngành giáo dục có yêu cầu cao về chất lượng. Bản thân nhà giáo phải nghiêm túc rèn luyện đạo đức, phấn đấu trong chuyên môn mới mong đào tạo học sinh nên người. Việc này kéo dài liên tục trong lao động nghề nghiệp suốt mấy mươi năm”, thầy Nhân lý giải.
Ngoài ra, theo ông, mức lương nhà giáo đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tái tạo sức lao động. Giáo viên lại không có các khoản thưởng thường niên về vượt năng suất hay doanh số bán hàng… như các ngành sản xuất, kinh tế khác. Ai giảng dạy tại vùng sâu, vùng xa còn tốn kém về các khoản đi lại, nhà ở hoặc thăm hỏi, giúp đỡ, vận động học sinh ra lớp…
Cần suy xét kỹ lưỡng
Nhiều ý kiến từ cả hai phía (ủng hộ hay phản đối việc miễn học phí cho con giáo viên) đều nhấn mạnh, dù mục tiêu của đề xuất là tốt, nhưng việc thực hiện cần được tính toán kỹ lưỡng.
Độc giả Phạm Hồng Sơn chia sẻ: “Mỗi giáo viên dạy hàng chục học sinh, truyền đạt kiến thức và kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, là một công việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên, cần phải có cơ sở thực tiễn và khoa học chứng minh để công chúng hiểu và đồng thuận với bất kỳ ưu tiên nào dành cho nhà giáo”.
Bạn đọc Đỗ Văn Khoa cho rằng nên dựa trên sự công bằng xã hội, không nên tạo ra sự khác biệt chỉ vì một số ngành nghề.
Về phía Bộ GD-ĐT, lý giải đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, cho hay, chủ trương này dựa trên khảo sát về nguyện vọng của các nhà giáo, đồng thời Bộ cũng mong muốn có chính sách mới giúp nhà giáo yên tâm công tác, thu hút được người giỏi vào ngành.
Trước việc đề xuất này nhận nhiều ý kiến trái chiều, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, ban soạn thảo luôn cầu thị và lắng nghe, sẽ nghiên cứu và tính toán thêm, đồng thời đánh giá kỹ lưỡng tác động của chính sách, điều kiện đảm bảo kinh tế - xã hội của đất nước… để có điều chỉnh phù hợp.
“Các hoạt chất sinh học trong trà xanh giúp tâm trí tập trung nhưng vẫn thư thái. Không quá lời khi cho rằng loại trà này góp phần đem lại hạnh phúc cho người dân trên đảo Okinawa. Người địa phương thường xuyên thưởng thức trà xanh ướp hoa nhài”, Maggie Moon, chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe não bộ, tác giả cuốn sách bán chạy Chế độ ăn MIND,nói với Well + Good.
Chuyên gia Moon giải thích các thành phần chính của trà xanh bao gồm caffeine, theanine, arginine và EGCG. Trong đó, EGCG hoạt động mạnh nhất và là hóa chất thực vật được nghiên cứu nhiều nhất.
Sự kết hợp của các thành phần hoạt tính sinh học trên có thể nâng cao tâm trạng trong ngày và lâu dài cũng như có tiềm năng chống viêm, kéo dài tuổi thọ.
Nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người tiêu thụ ít nhất ba tách trà xanh mỗi tuần có nguy cơ trầm cảm ít hơn 21% so với nhóm không uống.
“Về mặt văn hóa, trà xanh thường gắn liền với những khoảnh khắc tĩnh lặng. Caffeine và L-theanine kết hợp đem lại tâm trí bình tĩnh nhưng tỉnh táo”, chuyên gia Moon giải thích. Lượng caffeine trong trà xanh thấp hơn so với cà phê nên ít nguy cơ gây bồn chồn còn L-theanine giảm bớt căng thẳng.
Theo đánh giá năm 2017, kết hợp chất kích thích với axit amin cho thấy khả năng giảm lo lắng, cải thiện chức năng não, tăng cường trí nhớ và sự chú ý. Đặc tính giúp giảm viêm của trà xanh là lý do khác để bạn thưởng thức một tách trà. Phân tích tổng hợp năm 2023 ghi nhận những người có chế độ ăn ngừa viêm nhiễm đã giảm 29% nguy cơ trầm cảm.
Hợp chất flavonoid trong trà xanh phát triển các tế bào não mới và giữ cho các tế bào não hiện có khỏe mạnh. Các flavonoid ngăn chặn tình trạng viêm trong não và chống lại tác động tiêu cực của căng thẳng.
Bạn có thể thu được những lợi ích từ trà xanh cho dù bạn uống vài lần một tuần hay vài lần một ngày. Nếu uống hằng ngày, hãy lưu ý hấp thụ lượng caffeine quá nhiều có thể gây bồn chồn, mất ngủ vào ban đêm.
Tuy nhiên, theo New York Post, nghiên cứu vào tháng 10/2023 cho thấy những người trưởng thành dùng nhiều đồ uống có chứa caffeine có thể chất tốt hơn đáng kể.
“Cà phê và trà là đồ uống chủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Singapore. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiêu thụ những đồ uống chứa caffeine ở tuổi trung niên có thể giảm khả năng suy nhược về thể chất ở tuổi già”, Giáo sư Koh Woon Puay (Đại học Quốc gia Singapore), trưởng nhóm nghiên cứu, thông tin.
Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Trung Kiên cho biết: "Sự hợp tác này không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc đưa các giải pháp đẳng cấp thế giới của VMware by Broadcom đến gần hơn với doanh nghiệp Việt Nam, mà còn là lời khẳng định cho vị thế của Elite trong thị trường công nghệ thông tin đầy cạnh tranh".
Một trong những điểm nhấn của sự kiện là phần giới thiệu chương trình Đối tác Lợi thế của VMware by Broadcom tại Việt Nam. Đối tác của VMware by Broadcom sẽ nhận được những ưu đãi đặc biệt, cơ hội đào tạo chuyên sâu và sự hỗ trợ tận tình từ cả VMware lẫn Elite.
Sự kiện còn mang đến cho khách tham dự những cập nhật mới nhất về các giải pháp công nghệ tổng thể của VMware by Broadcom. Những cải tiến mới về hạ tầng đám mây, bảo mật, và quản lý dữ liệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể vận hành một cách an toàn và hiệu quả hơn trong kỷ nguyên số hóa. Đặc biệt việc thay đổi chính sách về giấy phép - đăng ký, chính sách giá, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm mà còn giúp các đối tác dễ dàng triển khai và quản lý các giải pháp.
Song song với chương trình hấp dẫn từ hãng, nhà phân phối Elite cũng cam kết sẵn sàng hỗ trợ đối tác trong việc triển khai các gói sản phẩm, nâng cao quy trình trải nghiệm của khách hàng cuối. Từ đó giúp khách hàng cuối dễ dàng chuyển đổi sang hạ tầng điện toán đám mây riêng, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và bảo mật dữ liệu - xu hướng tất yếu của tương lai.
Elite là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin toàn diện, với 19 năm kinh nghiệm. Với mạng lưới đối tác rộng khắp và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Elite cam kết mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến và dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng. VMware là một trong những công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp hạ tầng đám mây, ảo hóa, và bảo mật. Sau khi được Broadcom mua lại, VMware by Broadcom tiếp tục củng cố vị thế của mình với những giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và đảm bảo an toàn dữ liệu trong kỷ nguyên số. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Elite trở thành nhà phân phối của VMware by Broadcom tại Việt Nam